LTS: Muốn hạn chế tiêu cực, điều đầu tiên là báo chí phải sống được bằng nghề. Bên cạnh sự nỗ lực tìm cách vượt lên khó khăn do thay đổi nhiều phương thức chuyển tải nội dung, phát hành, quảng cáo của nhiều cơ quan báo chí, các cơ quan lãnh đạo, quản lý cũng đã thực sự xắn tay cùng báo chí tìm cách vượt khó.

{keywords}

Báo chí Việt Nam bắt đầu được “bung ra”, "thị trường hóa" từ đầu những năm 1990 của thế kỷ trước khi nhu cầu đọc của người dân được nâng cao, nhu cầu quảng cáo của doanh nghiệp nở rộ do kết quả của công cuộc Đổi mới.

Ở những tờ chính trị - xã hội hàng đầu như Tuổi trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Lao Động, hay những tờ kinh tế hàng đầu như Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn,… người ta phải xếp hàng dài để chờ đăng quảng cáo. Còn những tờ Công an TP.HCM, An ninh Thế giới, Tuổi trẻ… phát hành hàng trăm ngàn bản mỗi số.

Không ít nhà báo nhớ lại, hồi đó họ nhận được nhuận bút trị giá cả vài chỉ vàng, thậm chí cao hơn cho bài phóng sự - điều mà giờ đây có nằm mơ cũng không thấy. Đỉnh cao đó không kéo dài do sự phát triển chóng mặt của công nghệ.

{keywords}

Trên thực tế, một số cơ quan báo chí của các cơ quan Đảng và Nhà nước được bao cấp về trụ sở, toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động. Một số cơ quan báo chí khác của các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội được cơ quan chủ quản bao cấp một phần về trụ sở, hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi. Trong số 300 cơ quan báo chí tự chủ về tài chính như nêu trên, cũng có không ít cơ quan vẫn được “bao cấp” ở mức độ nào đó.

Khi còn làm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cách đây một thập kỷ, ông Lê Doãn Hợp từng có ý tưởng thành lập một quỹ xuất bản có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ cho hoạt động báo chí, xuất bản. Đó là ý tưởng tốt trong bối cảnh nhiều tờ báo in đã bắt đầu gặp  khó khăn về phát hành, quảng cáo, trong khi xu hướng chuyển sang báo điện tử cũng bắt đầu đi vào cao trào ở nhiều cơ quan báo chí mà vẫn chưa có nguồn thu để bù đắp chi phí. Tiếc là quỹ đó không ra được.

Đi đầu có lẽ phải kể đến những tờ báo chuyên về công nghệ. Gần đây nhất, người ta không còn thấy ấn phẩm Thời báo Vi tính Sài Gòn đã tồn tại hơn 20 năm, theo sau số phận của những đối thủ đình đám một thời như PC World Vietnam, eCHIP,…  Kể cả các tạp chí lẫy lừng như Thế giới mới và Kiến thức Ngày nay vốn là bạn của nhiều thế hệ cũng đã không trụ nổi và phải ra đi cách đây 5 năm.

Tờ Sài Gòn Tiếp Thị, một ấn phẩm từng quy tụ nhiều cây viết tên tuổi, cũng rã đám.Khi ông Lê Doãn Hợp có ý tưởng này, nhiều tờ báo in bắt đầu sa sút, trái ngược với sự phát triển của một vài báo trực tuyến. Lúc đó, internet đã vào Việt Nam được hơn 10 năm và xu thế làm báo trực tuyến bắt đầu nở rộ, kể cả ở các cơ quan có báo in truyền thống. Đáng tiếc là không nhiều tờ báo trực tuyến có thể kiếm được quảng cáo để tự trang trải được.

{keywords}

Nhiều cơ quan báo chí lâm vào tình trạng có báo in ngày càng sụt giảm trong khi vẫn phải đầu tư cho báo trực tuyến mà không có được doanh số đáng kể. Tình trạng khó khăn là không thể tránh khỏi.

Nhiều tờ báo đã cố gắng đưa tờ báo in đến bạn đọc bằng cách cho không, nhưng cũng không thành công. Có cơ quan báo chí phát báo in miễn phí ở các chung cư mà người ta không lấy vì đã đọc báo trên điện thoại. Hàng chồng báo in nằm trơ trọi ở quanh khu vực lễ tân các tòa nhà.

“Nhuận bút không có cải thiện, nhiều tin bài vẫn chỉ được trả ở mức như cách đây 10,15 năm”, nhà báo Nghĩa Nhân, báo Pháp Luật TP.HCM nói.

Nhận xét đó chưa phải tất cả bức tranh. Có những cơ quan báo chí không có lương cho phóng viên. Kết cục là nạn “đếm tầng”, “báo chí IS” mọc lên chỗ này, chỗ khác, gây biết bao hệ lụy, phiền phức cho người dân và doanh nghiệp. Ở góc độ đó, có không ít tờ báo đã không còn là “công cụ” nữa.

{keywords}


Quanh thời điểm Việt Nam vào WTO, các tờ báo đã đua nhau ra bản điện tử, nhiều tờ báo điện tử mới, trang tin điện tử được cấp phép.

Tất nhiên, không nhiều tờ báo thu được đủ nguồn tài chính để bù đắp cho chi phí.

Một nhà báo kể, tin, bài ở cơ quan báo nơi anh làm việc phải đạt mức 10.000 view mới có nhuận bút; một nhà báo khác cho biết, tin phải đạt ít nhất 300 view mới có nhuận bút 10.000 đồng, còn nếu dưới mức view đó thì không có nhuận bút. Kết quả là tình trạng “giật tít, câu view” không muốn vẫn cứ phải làm. Thực tế đó khác xa so với hình dung của một số đại biểu Quốc hội cho rằng, báo chí rất giàu có, phóng viên có thu nhập “khủng” khi thảo luận về Luật Báo chí năm 2016.Trong bối cảnh đông đúc, dường như ‘cuộc đua xuống đáy’ được khởi động. Phải càng có nhiều view thì tờ báo mới tăng rating, thuyết phục được khách hàng, bán được quảng cáo. Vô hình chung, những sự kiện nào có đông view luôn được ưu tiên tập trung phản ánh, mổ xẻ, phân tích, bất chấp tính chất suy đồi của nó. “Cướp, giết, hiếp” cũng vì thế mà “lên ngôi” ở không ít tòa soạn. Ở góc độ “thị trường”, khi một sự kiện thu hút độc giả, giúp tăng view thì báo chí đã nhiệt tình theo đuổi...

Tuy nhiên, những rào cản trên chưa đáng là bao nhiêu. Trên thực tế, quảng cáo cho báo trực tuyến cũng ngày một tăng do quy mô kinh tế tăng lên, nhu cầu quảng cáo cũng nở rộ. Chỉ có điều, đa số chi phí đó dành cho Facebook và Google, và một phần nhỏ chưa đến 5% dành cho báo cho báo trực tuyến trong nước.

{keywords}

Một chuyên gia công nghệ nhận xét, các doanh nghiệp bỏ ra chi phí tới 80% dành cho marketing sản phẩm trên facebook và google, trong khi lại chỉ bỏ phần nhỏ để làm thương hiệu trên báo chí chính thống. Nhiều tờ báo lại làm làm đại lý cho chính Google, Facebook qua các quảng cáo adsense, vô hình chung lại làm cho chi phí quảng cáo của doanh nghiệp tiếp tục lại đổ vào hai nhà cung cấp nền tảng này. “Vậy là doanh thu của báo chí ngày càng nhỏ đi”, anh nói.

Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Tập đoàn truyền thông Le Bros cho biết, theo tính toán của tổ chức ANTS, doanh thu quảng cáo trực tuyến của Việt Nam năm 2010 khoảng 26 triệu USD, trong đó miếng bánh cho Google còn rất nhỏ và Facebook gần như không có gì. Đến năm 2018, tổng doanh thu trực tuyến chúng ta đạt tới 550  triệu USD, và điều đáng nói là Facebook và Google cộng lại là 387 triệu USD, chiếm gần hết số doanh thu này.

Năm 2019 thống kê chưa đầy đủ cho thấy, tổng doanh thu ngành quảng cáo trực tuyến vào khoảng 630 triệu USD, và doanh thu tương ứng của Facebook và Google tăng lên theo, tổng cộng khoảng 450 triệu USD.

Trong khi đó, tỷ lệ cơ quan báo chí được hưởng doanh thu từ quảng cáo trực tuyến giảm xuống 31% năm 2018 và tiếp tục giảm xuống 29% năm 2019 so với 81% của 2010.

Ông Vinh nhận xét, các xu hướng mới của báo chí gồm báo chí chậm, báo chí đầu tư sâu với xu hướng sáng tạo trong báo chí như phương thức đưa tin phi truyền thống và công cụ video, longform… đang làm tiết kiệm chi phí truyền thông cho doanh nghiệp. Cùng với đó, khối lượng thông tin khổng lồ từ báo chí là data dữ liệu cho doanh nghiệp. Loại hình longform của báo chí tạo ra sản phẩm truyền thông hoàn thiện hơn cho doanh nghiệp cũng như của một vấn đề của xã hội - đây là điều mà mạng xã hội không làm được. 

{keywords}

 

Khi xây dựng dự thảo Luật báo chí năm 2016, Bộ TT&TT từng đưa ra hai phương án, trong đó có phương án cơ quan báo chí là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện.

Rõ ràng, làm kinh tế trong báo chí là nhu cầu cần thiết của nền kinh tế, song trên thực tế, câu chuyện kinh tế báo chí vẫn còn nhiều tâm tư, cần có sự thay đổi từ nhiều bên liên quan, đặc biệt là thay đổi tư duy quản lý.Tiếc là hồi đó, nhiều ý kiến không đồng tình nên các cơ quan báo chí chỉ được công nhận là đơn vị sự nghiệp có thu, làm hạn chế sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác của các cơ quan báo chí.

Nhìn trên bình diện chung, phát triển kinh tế báo chí vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo Đề án Quy hoạch Phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025, ngoài những tờ báo có chức năng nhiệm vụ đặc thù cần phải được Nhà nước tiếp tục cấp ngân sách để hoạt động, còn lại hầu hết các tòa soạn nên bước ra tự chủ về tài chính.

Hiện nay, nhằm gỡ khó cho bài toán kinh tế báo chí, Bộ TT&TT đang xây dựng tiêu chí để xác định các nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, với quan điểm, nguyên tắc là những hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu thì nhà nước sẽ đảm bảo về kinh phí, có thể bằng cơ chế đặt hàng, mua dịch vụ... để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí. Bộ đã kiến nghị và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét tăng ngân sách chi cho báo chí. 

Tuy nhiên, bản thân các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí cũng cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong quá trình đi tìm lời giải cho bài toán tự chủ.

Đã đến lúc coi báo chí là một ngành kinh tế, các sản phẩm báo chí là hàng hóa, cơ quan báo chí là doanh nghiệp.

Lãnh đạo cơ quan báo chí phải tư duy theo hướng tờ báo của mình là một công ty trong ngành công nghiệp tin tức, và phải tìm được mô hình kinh doanh hiệu quả cho tòa soạn.

{keywords}

Nhà báo Hoàng Lâm - Tổng thư ký tòa soạn báo Lao Động:

Có một thực tế là báo chí hiện nay dựa khá nhiều vào quảng cáo để tồn tại, dù là báo in, báo điện tử hay phát thanh, truyền hình. Nếu như trước đây, doanh thu từ quảng cáo luôn chiếm trên 60%, thậm chí với một số cơ quan báo chí là 90% thì giờ đây giảm nghiêm trọng, nhất là báo in. Nhiều người đặt kỳ vọng vào báo điện tử, nguồn thu từ báo điện tử dù có tăng nhưng theo tôi cần cải thiện nhiều mới đáp ứng được.

Vấn đề là ở chỗ nếu chỉ trông chờ vào quảng cáo thì các cơ quan báo chí luôn đối mặt với nguy cơ sụt giảm nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp tìm đến quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Google ngày càng nhiều như hiện nay.

Về giải pháp, theo tôi, chúng ta cố gắng duy trì và hạn chế sự sụt giảm doanh thu của quảng cáo truyền thống, dù rằng điều này rất khó. Về ngắn hạn, các cơ quan báo chí cần phải có những giải pháp về doanh thu khác như tổ chức sự kiện, tham gia vào hoạt động thương mại điện tử, bán nội dung độc quyền, bán sản phẩm qua kênh digital hoặc tìm ra giải pháp để thu tiền từ các sản phẩm báo điện tử…

 

 

Khi sửa đổi Luật báo chí năm 2016 nhiệm kỳ trước, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi nhận xét, có quá nhiều cơ quan báo chí do các cơ quan nhà nước thành lập và cấp kinh phí hoạt động, làm tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Ông khẳng định, cần có những quy định theo hướng sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí của cơ quan, tổ chức hưởng ngân sách Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng báo chí và giảm gánh nặng cho ngân sách.

Cảnh báo của ông Thi cũng còn lấn cấn lâu sau đó, không chỉ ở Quốc hội mà còn Chính phủ. Chỉ rất ít cơ quan báo chí được sắp xếp lại trước  khi có quy hoạch, như một số tờ báo thuộc Bộ Giao thông - Vận tải.

 

 Vũ Minh

Nhà báo Lê Xuân Sơn: 'Báo chí đen' đang ở mức nghiêm trọng

Nhà báo Lê Xuân Sơn: 'Báo chí đen' đang ở mức nghiêm trọng

Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền phong nói, ngay cả tờ báo của ông cũng bị báo chí đen đe dọa sau khi lời mời chào quảng cáo của họ bị từ chối.

 

Lời gan ruột của doanh nghiệp về 'báo chí đen' sau khi bị dọa

Lời gan ruột của doanh nghiệp về 'báo chí đen' sau khi bị dọa

Nhiều doanh nghiệp khắp cả nước gửi lời cảm ơn báo VietNamNet sau loạt bài về “báo chí đen”. Họ chia sẻ câu chuyện của mình với nỗi ám ảnh vì bị đe dọa “nếu không ngoan”.

 

Làm báo đúng tôn chỉ mục đích sẽ hạn chế nạn "hổ báo cáo chồn"

Làm báo đúng tôn chỉ mục đích sẽ hạn chế nạn "hổ báo cáo chồn"

Thực trạng một số phóng viên quấy nhiễu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không phải là chuyện mới. Ngay cả khi chủ trương quy hoạch báo chí đang diễn ra quyết liệt những hành vi này chưa thấy có dấu hiệu thuyên giảm.

Lãnh đạo các Sở TT&TT lên tiếng về nạn "hổ báo cáo chồn"

Lãnh đạo các Sở TT&TT lên tiếng về nạn "hổ báo cáo chồn"

Lãnh đạo Sở TT&TT các tỉnh Quảng Nam, TP.HCM, Đà Nẵng nêu thực trạng, nhiều cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn mà chưa thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích dẫn đến tình trạng lợi dụng danh nghĩa báo chí nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Cảnh báo một bộ phận nhà báo ‘mắt cú, lòng đen, bút chém, túi đầy’

Cảnh báo một bộ phận nhà báo ‘mắt cú, lòng đen, bút chém, túi đầy’

Nhiều doanh nghiệp thời nay không sợ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, mà lo sợ nhất là một bộ phận phóng viên, nhà báo “mắt cú, lòng đen, bút chém, túi đầy”.

Phát cả tờ rơi xuống từng xã để nhận diện... phóng viên

Phát cả tờ rơi xuống từng xã để nhận diện... phóng viên

Khu vực Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều văn phòng thường trú, văn phòng đại diện và có hàng trăm nhà báo, phóng viên hoạt động. Đau lòng, khi có nơi chính quyền phải in cả tờ rơi xuống từng xã nhận diện đâu là phóng viên thật, giả...

 

“Nội soi" tình trạng báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp

“Nội soi" tình trạng báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp

“Có lần chúng tôi gặp một sự cố nhỏ về môi trường. Một phóng viên gọi đến dọa rằng không ký hợp đồng 100 triệu thì “phang” bài” - Đây là một chuyện không hiếm gặp qua lời kể của một đại diện truyền thông một tập đoàn lớn.

 

Hàng loạt phóng viên tống tiền vướng vào lao lý

Hàng loạt phóng viên tống tiền vướng vào lao lý

Số người làm báo bị xử tù vì tống tiền tổ chức, cá nhân không còn là cá biệt. Điều này không chỉ để lại những hệ lụy cho bản thân họ mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của những người làm báo chân chính...

 

Bộ TT&TT yêu cầu chuyển đổi Tạp chí KTVN từ Thời báo KTVN

Bộ TT&TT yêu cầu chuyển đổi Tạp chí KTVN từ Thời báo KTVN

Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành văn bản hướng dẫn Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam thành lập tạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam theo đề nghị của Hội này sau khi Thời báo Kinh tế Việt Nam giải thể.