{keywords}

PV: Hải Phòng là địa phương trọng điểm phát triển kinh tế của miền Bắc. Vậy, xin bà chia sẻ tổng quan về bức tranh chung hiện nay đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn?

Bà Đặng Thị Phương Liên: Hải Phòng là thành phố công nghiệp. Trong những năm qua, cơ cấu ngành công nghiệp đã có bước chuyển dịch khá rõ theo hướng phát huy lợi thế thành phố cảng, thêm những ngành, sản phẩm công nghiệp mới có triển vọng.

Thành phố cũng là địa phương tiêu biểu thu hút đầu tư FDI mạnh mẽ. Trong đó, đã có một số dự án lớn thuộc lĩnh vực điện tử, công nghệ cao của các Tập đoàn đa quốc gia, sản phẩm có tính cạnh tranh cao nằm trong chuỗi giá trị phân phối toàn cầu. Ví dụ như Chevron, General Electric (GE), Idemisu, Bridgestone, LG… Đây là các FDI sản xuất các sản phẩm như ti vi, màn hình OLED, máy điều hòa nhiệt độ, máy hút bụi, máy giặt, điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng...

Đặc biệt, năm 2017, Tổ hợp nhà máy sản xuất ôtô Vinfast với tổng vốn đầu tư 70.337 tỷ đồng được triển khai xây dựng và khánh thành vào tháng 6/2019, đi vào hoạt động ổn định.

{keywords}

Đây chính là tiền để để tạo hiệu ứng lan toả cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố có nhiều cơ hội phát triển.

Cụ thể như, với công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí, các doanh nghiệp đã đầu tư các nhà máy cơ khí chính xác, hệ thống máy công cụ CNC, các thiết bị điều khiển trung tâm PLG, máy cắt laser, Plasma… để sản xuất, chế tạo các chi tiết, bộ phận của máy và ô tô; tuabin máy phát điện gió; các chi tiết, cụm chi tiết máy; kết cấu thép để xuất khẩu, sản xuất chân vịt cho tàu thuyền; sản xuất, gia công lắp ráp ổ trục, vòng bi…

Với công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học, chủ yếu là sự hiện diện của các FDI, sản xuất các linh kiện phần cứng như màn hình LCD, cụm màn hình hiển thị trên xe ô tô, màn hình OLED TV, sản xuất modul camera và các linh kiện điện tử và bảng mạch cung cấp cho Microsoft, Sony, Lenovo và Apple…

{keywords}

Với công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô, doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng sản xuất lốp, túi khí bảo vệ, tay lái ô tô, bộ dây dẫn điện, linh kiện cho bộ phận tiếp liệu của ô tô, hệ thống loa ô tô…. Còn lại các cơ sở trong nước sản xuất các linh kiện, phụ kiện, cụm chi tiết phục vụ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tải mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 30-45%.

Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp của Việt Nam là Vingroup cũng đang xây dựng KCN hỗ trợ sản xuất ô tô với diện tích 70ha thu hút nhiều dự án phụ trợ khác với tổng vốn đầu tư 100.000 tỷ đồng..

Ngoài ra, Hải Phòng cũng phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, giầy dép nhưng chủ yếu là bao bì, thêu hoa văn, xơ sợi…

Có thể thấy, ngành CNHT Hải Phòng thời gian qua đã có sự phát triển, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp Hải Phòng phát triển, nhiều sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, thay thế hàng nhập ngoại, góp phần giảm kim ngạch nhập khẩu từ nước ngoài.

PV: Thành phố Hải Phòng thu hút được nhiều FDI lớn. Bà đánh giá ra sao về việc tận dụng được hiệu ứng lan toả từ các FDI, phát huy được tiềm năng phát triển CNHT trên địa bàn?

Bà Đặng Thị Phương Liên: Chúng tôi cũng luôn kỳ vọng vào hiệu ứng lan toả của FDI tới các doanh nghiệp Việt trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, lĩnh vực CNHT ở Hải Phòng nói riêng cũng gặp phải một số khó khăn, nằm trong bức tranh chung tổng thể của CNHT cả nước. Số các doanh nghiệp vệ tinh, làm phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn vẫn chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp Việt tại Hải Phòng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn rất ít.

Chẳng hạn như, đối với ngành sản xuất điện – điện tử, Thành phố đã và đang thu hút được các Tập đoàn lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư sản xuất điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, máy in, máy photocopy… nhưng việc cung cấp thiết bị, linh kiện lắp ráp vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp vệ tinh của Nhật Bản, Hàn Quốc cung cấp. Rất ít các doanh nghiệp Hải Phòng đủ điều kiện để tham gia cung ứng sản phẩm CNHT cho các Tập đoàn này.

{keywords}

 Có thể nói, khoảng cách giữa khả năng cung ứng của các doanh nghiệp trong nước và yêu cầu về chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng của các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp CNHT Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về vốn và công nghệ để có thể đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất phù hợp. Mặt khác, việc thâm nhập vào chuỗi cung ứng sản phẩm CNHT cho các Tập đoàn lớn cũng hết sức khó khăn vì phải cạnh tranh cao với chính doanh nghiệp FDI vệ tinh của Tập đoàn này cung cấp.  

{keywords}

PV: Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115 về thúc đẩy phát triển CNHT. Xin bà chia sẻ, Sở Công Thương thành phố đang có những bước triển khai ra sao để đưa nghị quyết này vào đời sống doanh nghiệp?

Bà Đặng Thị Phương Liên: Ngày 23/3/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 820/QĐ-UBND về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 115, giao các Sở, ban, ngành đơn vị tổ chức triển khai thực hiện.

Trên cơ sở này, Sở Công Thương cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 820/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố và đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành của thành phố triển khai các giải pháp đề ra tại Nghị quyết.

Trước mắt, chúng tôi tập trung vào các nhóm giải pháp như: hoàn thiện và triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng và triển khai Chương trình phát triển CNHT thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển các dự án sản xuất sản phẩm CNHT trên địa bàn thành phố; nâng cao năng lực hỗ trợ và nguồn nhân lực phục vụ phát triển CNHT trên địa bàn thành phố, năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp CNHT và năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp CNHT.

PV: Trong giai đoạn tới, xin bà chia sẻ về những mục tiêu mà thành phố hướng tới trong phát triển CNHT?

{keywords}

Bà Đặng Thị Phương Liên: Căn cứ theo định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị, Sở Công Thương Hải Phòng đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng sơ kết tình hình thực hiện và bổ khuyết Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/10/2017 của Thành ủy Hải Phòng về phát triển công nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến 2030.

Trong đó, chúng tôi xác định mục tiêu, đến năm 2025, Hải Phòng trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, với trọng tâm là ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, tân thiện môi trường. Đến năm 2030, thành phố Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.

Để đạt được mục tiêu trên, một trong những giải pháp cơ bản là phải thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; tạo chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh; tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: công nghiệp điện tử - tin học, các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu …

Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng xây dựng và triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây sẽ là cơ sở để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 6/8/2020 của Chính phủ.

Thực hiện: Phạm Huyền

Thiết kế: Phạm Luyện