{keywords}
Mùng 2 Tết Nhâm Dần, nhiều hàng cà phê ở Hà Nội đã khai hàng đón khách đầu năm.
{keywords}
Chủ hàng cà phê cho biết, năm 2021 hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, có thời điểm quán phải "ngủ đông" kéo dài mấy tháng. Thế nên, họ tranh thủ mở bán xuyên Tết hy vọng tăng doanh thu bù đắp cho một năm đầy khó khăn trước đó.
{keywords}
Trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội, các hàng quán cũng đồng loạt mở bán vào ngày mùng 2 Tết Nhâm Dần.
{keywords}
 
{keywords}
Dù đầu năm mọi người còn chưa quay lại Thủ đô nhưng lượng khách tới ăn bún phở vẫn khá nhiều.
{keywords}
Một quán bún riêu tại phố Hàng Lược khách ngồi kín hết các bàn.
{keywords}
Quán mỳ vằn thắn này còn mở bán xuyên Tết Nhâm Dần.
{keywords}
Khách tới ăn mỳ, sủi cảo tấp nập ngay từ sáng sớm. Tuy nhiên, do phục vụ vào ngày Tết nên giá các món đều tăng khoảng 20%.
{keywords}
Rất ít hàng không tăng giá ngày Tết. Như quán bún riêu tại Hàng Cót, cô Thuỷ chủ hàng chia sẻ, quán mở bán sớm nhưng đa phần phục vụ khách quen nên dù Tết cô cũng không tăng giá. Bún vẫn có giá như ngày thường.
{keywords}
Còn đa phần các hàng quán khác đều tăng phụ thu khoảng 20% do là ngày Tết.
{keywords}
Dù giá bún, phở... đều tăng với lý do "giá Tết" nhưng khách tới ăn vẫn khá vui vẻ. Bởi, ngày Tết mọi người nghỉ ngơi đi du xuân trong khi dịch vụ ăn uống vẫn phải mở cửa phục vụ, chưa kể giá nguyên liệu ngày Tết cũng tăng. Do đó, giá dịch vụ ăn uống tăng trong mấy ngày Tết cũng là lẽ thường.
{keywords}
 
{keywords}
Đa phần các chủ hàng cho biết, mở bán vào những ngày đầu năm này khách không quá đông, ngày làm khoảng 100-200 bát. 
{keywords}
Quán trà bí đao này công khai áp dụng tăng giá 25% trong những ngày Tết để khách đến mua hàng không còn thắc mắc vì sao tăng giá.
{keywords}
Chị Nguyễn Minh ngồi ăn mì trên phố Hàng Chiếu chia sẻ: "Mấy ngày ăn bánh chưng, cỗ Tết thấy ngán quá, nay đi ăn bát mỳ đổi vị. Chủ hàng cũng nói giá tăng 20% nhưng tôi thấy vẫn chấp nhận được".
{keywords}
Theo các chủ hàng quán, khi hết lễ Tết, giá dịch vụ ăn uống lại trở về mức cũ.
{keywords}
Ngày mùng 2 Tết, không chỉ dịch vụ ăn uống, hàng trà đá cũng tranh thủ mở bán.
{keywords}
Đa phần chủ hàng nhận định, phải tới ngày mùng 5 hay mùng 6 Tết khách ăn bún phở mới đông. Bởi, vào những ngày đó người dân bắt đầu quay trở lại Hà Nội để làm việc. Nhu cầu ăn bún phở giải ngấy sẽ tăng.

Phạm Hải - C.Giang

Tranh cãi quán mì cay phụ thu 15% ngày giáp Tết: 'Không chịu thì nhịn đi'

Tranh cãi quán mì cay phụ thu 15% ngày giáp Tết: 'Không chịu thì nhịn đi'

Dưới phần bình luận, có người còn kêu "không muốn bị phụ thu thì về nhà tự nấu mà ăn".