1. Những quốc gia nào, người dân dùng quýt làm quà tặng cho nhau?

  • A. Thái Lan, Việt Nam
    0%
  • B. Lào, Campuchia
    0%
  • C. Singapore, Malaysia
    0%
  • D. Indonesia, Brunei
    0%
Chính xác

Người Singapore và Malaysia tặng quýt cho người thân và bạn bè nhân dịp năm mới với ý nghĩa mang nhiều tài lộc, may mắn cho người nhận. 

Nếu như người Việt Nam trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, thì người Singapore và Malaysia lại ưa chuộng quýt và thơm (dứa) hơn. Theo họ, quýt có màu cam rực rỡ, theo tiếng Quảng Đông có nghĩa là vàng, thể hiện sự sung túc.

2. Quốc gia nào sẽ tổ chức lễ hội đèn trời Thập Phần vào ngày rằm tháng Giêng?

  • A. Thái Lan
    0%
  • B. Đài Loan
    0%
  • C. Lào
    0%
  • D. Nhật Bản
    0%
Chính xác

Không chỉ đi chùa để cầu may, cầu phúc cho năm mới, người dân Đài Loan còn thả đèn trời. Trong ngày này, mọi người viết lời cầu phúc, ước nguyện lên đèn, sau đó thả lên bầu trời và mong ước mọi điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Phong tục này xuất phát từ quan niệm linh hồn người đã khuất trên bầu trời sẽ phù hộ cho gia đình.

Đến Đài Loan dịp Tết Âm lịch, du khách đừng bỏ lỡ lễ hội đèn trời Thập Phần diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng tại thành phố Đài Bắc.

3. Người dân quốc gia nào ăn bánh gạo ngọt Tikoy vào dịp Tết Nguyên đán với ý nghĩa gắn kết gia đình?

  • A. Philippines
    0%
  • B. Myanmar
    0%
  • C. Indonesia
    0%
  • D. Đông Timor
    0%
Chính xác

Ẩm thực trong ngày Tết của người Philippines là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Bánh này được làm từ gạo nếp, trộn mỡ heo, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà, đánh đều trước khi chiên. Chính sự hòa quyện của các nguyên liệu nên bánh Tikoy có ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn bên nhau.

4. Quốc gia nào người dân có phong tục treo một chiếc xẻng bằng rơm trước cửa nhà, thưởng thức một loại phở nước có tên là Ttok-kuk ?

  • A. Hàn Quốc
    0%
  • B. Nhật Bản
    0%
  • C. Ấn Độ
    0%
  • D. Bhutan
    0%
Chính xác

Vào ngày Tết, trước cửa nhà của người Hàn Quốc có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

Và đặc biệt sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến văn hóa ẩm thực trong ngày tết của người Hàn Quốc. Đồ ăn để cúng được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa. Mâm cỗ cúng lên đến hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có Ttok-kuk - một loại phở nước được chế từ bò hay gà và món canh bánh gạo.

5. Người dân quốc gia nào thường tránh mua giày mới, cắt tóc, gội đầu vào những ngày đầu năm mới?

  • A. Trung Quốc
    0%
  • B. Việt Nam
    0%
  • C. Bhutan
    0%
  • D. Ấn Độ
    0%
Chính xác

Trong dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc không mua giày mới, không cắt tóc và gội đầu vì đây được coi là những điều sẽ làm mất đi sự may mắn.

6. Người dân quốc gia nào ăn bánh Songpyeon, một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn"?

  • A. Triều Tiên
    0%
  • B. Ấn Độ
    0%
  • C. Nhật Bản
    0%
  • D. Hàn Quốc
    0%
Chính xác

Trong ngày đầu năm mới thì người dân Triều Tiên lại thích ăn bánh Songpyeon, một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần.

7. Người dân quốc gia nào trong 3 ngày Tết sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc?

  • A. Bhutan
    0%
  • B. Mông Cổ
    0%
  • C. Ấn Độ
    0%
  • D. Brunei
    0%
Chính xác

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.