{keywords}
{keywords}

XEM CLIP:

Ấn tượng đầu tiên về Trưởng ngành Chỉ huy, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, người sáng lập, Giám đốc nghệ thuật của Tổ chức Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam Sol Art Đặng Châu Anh là niềm đam mê vô tận với âm nhạc. 

Chị được mời làm diễn giả tại Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng (VGLF) diễn ra ngày 30-31/3 tới ở Paris, Pháp.

Sau nhiều năm làm MC truyền hình và được đông đảo công chúng yêu mến, người đẹp không tuổi tập trung vào phát triển đam mê: Giáo dục âm nhạc hàn lâm thông qua ngôn ngữ Hợp xướng thính phòng.

Châu Anh cảm thấy may mắn vì làm đúng nghề giáo dục âm nhạc, liên quan đến nghệ thuật và trẻ thơ.

Chị luôn đau đáu với việc giáo dục đào tạo cốt cách con người, văn hoá sống, sự tự tôn dân tộc, tính nhân văn, kỷ luật cho thế hệ trẻ. Theo chị, nghệ thuật hợp xướng với các hoạt động phối hợp theo nhóm thông qua âm nhạc là một phương tiện cực kỳ hiệu quả để chuyển tải thông điệp này.

{keywords}

Nếu có một sự định hướng rõ nét và có một vẻ đẹp nghệ thuật thực sự từ trái tim thông qua một tác phẩm thống nhất, nữ nhạc trưởng này tin rằng đó có thể trở thành một tác phẩm tuyệt đẹp. Bởi hợp xướng là sự hợp nhất của những trái tim, những con người, những tinh thần, tâm hồn, là sự xâu chuỗi liên kết với nhau và mang tính thống nhất cao.

Con đường đưa hợp xướng đến với Việt Nam của chị ban đầu đầy khó khăn, nhất là phải tìm được những bài, bản hợp xướng trong khi ở Việt Nam hợp xướng vẫn còn là điều gì đó lạ lẫm; phải làm sao đưa hợp xướng Việt phù hợp với thế giới nhưng vẫn mang bản sắc Việt.

Châu Anh đi tìm nhạc sĩ để phối khí, tìm những bài phù hợp, rồi tìm người tạo nên đội hợp xướng đây là bước khó khăn nhất bởi những người tham gia hợp xướng ở độ tuổi khác nhau, không phải ai cũng có giọng hát…

Lâu nay, đi sâu vào âm nhạc hàn lâm, mọi người tập trung mảng âm nhạc nhạc cụ như piano, violon, dàn nhạc giao hưởng. Còn mảng hợp xướng chỉ xuất hiện le lói ở đâu đó các sự kiện lễ lớn, đơn thuần là tập hợp đông đảo mọi người đứng vào hát.

{keywords}

Ở nhiều nước Âu, Mỹ, sinh hoạt hợp xướng diễn ra rất phổ thông, tan sở thì mọi người đi tập hợp xướng giống như chơi thể dục, thể thao hằng ngày. Thậm chí các nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Philipines còn là những cường quốc hợp xướng.

Chứng kiến một cuộc thi hợp xướng ở Jakarta với mười mấy ngàn người đồng thanh hát, chị ước ao hợp xướng tại Việt Nam có thể trở thành một làn sóng, một bộ môn âm nhạc, bộ môn nghệ thuật phổ thông có đông đảo người tham dự. 

{keywords}

Để biến khát khao đó thành hiện thực, cả chục năm nay chị cùng đồng nghiệp đi tới mọi nơi có thể đưa môn nghệ thuật này vào. Chị đến các trường phổ thông, gõ cửa, gọi điện cho hiệu trưởng để ra sức thuyết phục, đưa hợp xướng vào mái trường thông qua các giờ học nhạc.

Khá nhiều trường phổ thông từ Olympia, Đoàn Thị Điểm, Ngôi sao Hà Nội… đang hoạt động hợp xướng tích cực.

{keywords}

Trong hành trình giáo dục nghệ thuật, Đặng Châu Anh tin rằng, văn hoá, nghệ thuật, âm nhạc là “quyền lực mềm” góp phần đưa Việt Nam trở thành một biểu tượng của những giá trị mới.

Nhiều chất liệu âm nhạc dân gian được Đặng Châu Anh khéo léo đưa vào nghệ thuật hợp xướng.

Khi dàn dựng và tư vấn cho dàn hợp xướng Việt Nam Sol Art... biểu diễn ở đấu trường quốc tế, chị luôn cho sự kết hợp với những chất liệu đẹp của dân ca Việt Nam (trống cơm, bèo dạt mây trôi, hoa thơm bướm lượn, chim ri đi tắm, chặt gỗ đóng thuyền…) góp phần quảng bá hình ảnh đất nước.

Biểu diễn một làn điệu dân ca thông thường, quốc tế có thể thích nhưng khó cảm nhận. Nhưng thông qua ngôn ngữ hợp xướng, nếu tác phẩm hay, trình diễn tốt, thì thế giới sẽ cảm nhận được, thậm chí biểu diễn tác phẩm của Việt Nam.

Năm 2009, lần đầu tiên chị đưa dàn hợp xướng dự Liên hoan Hợp xướng thế giới ở Hàn Quốc,  với rất nhiều bỡ ngỡ, màn trình diễn của dàn hợp xướng Việt bất ngờ giành được huy chương đồng.

{keywords}

Năm 2015, Đặng Châu Anh được Tổ chức Liên minh Văn hoá Thế giới (Interkultur) mời đại diện cho Việt Nam gia nhập Hội đồng Nghệ thuật Hợp xướng Thế giới ( World Choir Council).

Đây không chỉ là một niềm tự hào của riêng cá nhân chị, mà còn là sự nâng hạng về uy tín của nghệ thuật hợp xướng Việt Nam đối với thế giới. Với chuyên môn nghệ thuật cao, tầm ảnh hưởng và uy tín lớn trong giới nghệ thuật âm nhạc hàn lâm, thành viên của Hội đồng sẽ tham gia vào các ban giám khảo thế giới, tư vấn, định hướng nghệ thuật cho các dàn hợp xướng quốc tế của các nước.

Từ đây, chị cũng đồng thời trở thành Giám đốc nghệ thuật của Hội thi Hợp xướng Quốc Tế Việt Nam được tổ chức tại Hội An, hàng năm qui tụ hàng ngàn hợp xướng viên đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến giao lưu, biểu diễn.

{keywords}

Đặng Châu Anh luôn hy vọng, lá cờ hợp xướng Việt không chỉ được cắm trên bản đồ âm nhạc thế giới, mà trong tương lai không xa, còn trở thành niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam, mang thương hiệu Việt Nam, là biểu tượng văn hoá được đông đảo bạn bè quốc tế đón nhận.

Không chỉ hy vọng mà trong lúc đào tạo, Châu Anh cũng luôn xác định tư tưởng cho mỗi hợp xướng viên rằng mỗi hợp xướng viên, mỗi nghệ sĩ phải là một đại sứ văn hóa trao đổi, chuyển tải những hình ảnh đẹp, tâm tư, tinh thần, cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam đến với bạn bè thế giới.

Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng (VGLF) là nơi hội tụ của người Việt Nam và người gốc Việt tài năng, thành đạt và có tầm ảnh hưởng, nhằm tạo ra những hợp tác tích cực, đánh thức tiềm năng đất nước, góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam, đưa giá trị Việt cạnh tranh toàn cầu.

Sự kiện VGLF đầu tiên sẽ diễn ra ngày 30-31/3 tại Paris (Pháp). Đây sẽ là bước đi đầu tiên cho một chiến lược quốc gia để thu hút và kết nối tài năng người Việt và gốc Việt trên toàn thế giới. 

Thái An - Thành Nam - Thiết kế: Thu Hằng