"Quản lý trong bối cảnh suy thoái" bao gồm 11 bài viết của các chuyên gia hàng đầu chỉ ra những phương pháp giúp các công ty vượt qua các thách thức kinh tế và tiếp tục phát triển ngay cả trong thời kỳ suy thoái.
Cuốn sách sẽ truyền cảm hứng cho bạn để công ty của bạn chuẩn bị sẵn sàng các phương án trước khi suy thoái ập đến, học những bài học đúng đắn từ những cuộc suy thoái trước đây, giảm thiểu nỗi đau khi cắt giảm chi phí và quản lý rủi ro, nuôi dưỡng văn hóa tổ chức lành mạnh trong khoảng thời gian khó khăn và nắm bắt cơ hội đổi mới, tái tạo doanh nghiệp của bạn. Đồng thời, nếu buộc phải sa thải, các tác giả cũng đưa ra những chiến thuật đắc nhân tâm trong sa thải, giúp nhân viên và công ty không bị ảnh hưởng nặng nề sau khi thực hiện sa thải.
Mục 1: Nắm bắt lợi thế trong suy thoái
Năm 2019, theo dự đoán của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai không mấy khả thi. Đại dịch Covid – 19 xảy ra cuối năm 2019 đến nay không những gây thiệt hại về người mà còn tạo ra nhiều hệ luỵ. Nhiều lĩnh vực, ngành nghề “nằm im chờ thời”, chỉ rục rịch hoạt động trở lại gần đây. Mức độ lạm phát tăng lên mỗi ngày dự đoán nền kinh tế thế giới càng trở nên u ám.
Trong quá trình suy thoái, doanh nghiệp “án binh bất động” là điều không nên trong bối cảnh thế giới biến động như hiện nay. Tuy nhiên, đưa ra các chiến lược hấp tấp càng nguy hơn. Các công ty đưa ra phản ứng sớm với suy thoái thường sẽ rơi vào trạng thái sợ hãi thái quá. Nhân sự bị ảnh hưởng tinh thần, chán nản, tự rút lui. Chủ doanh nghiệp cũng bỏ qua các cơ hội đưa công ty phát triển ngoạn mục.
- Bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách nào?
Phương pháp phòng trừ rủi ro bằng cách hình dung một vài kịch bản từ tươi đẹp đến viễn cảnh xấu nhất có thể xảy ra giúp doanh nghiệp không rơi vào trạng thái hoang mang khi có một vấn đề phát sinh. Tiết kiệm hay cắt giảm chi tiêu cần xác định rõ khoản nào nên chi, khoản nào không, nhằm đảm bảo việc hoàn tất các khoản nợ, duy trì tiền mặt trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, đừng quên rằng các đối thủ vẫn đang “đồng hành” cùng bạn. Đánh giá điểm mạnh - yếu của đối thủ là điều chủ doanh nghiệp cần nghĩ tới.
Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp gắn liền với việc duy trì nguồn vốn, cắt giảm chi tiêu và tăng hiệu quả. Điều này đòi hỏi người đứng đầu phải thực thi chính sách tập trung vào các bộ phận có chức năng chính như bán hàng, marketing… giảm các chi phí cho các bộ phận phụ.
- Bạn có thể đạt được lợi ích dài hạn hơn bằng cách nào?
Sau khi đã cân nhắc đến việc giảm thiểu rủi ro, bạn nên tìm kiếm một hướng đầu tư mới để sinh lời khi khủng hoảng qua đi. Đồng thời, nghĩ đến chuyện mua bán hay sáp nhập để có tổ chức kết nối rộng lớn hơn. Ví dụ điển hình công ty dược phẩm Pháp – Sanofi-Synthélabo đã có danh mục sản phẩm chắc chắn.
Do đó, khi bước vào cuộc suy thoái 2001, công ty đã duy trì danh sách sản phẩm đang có và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm đảm bảo chất lượng, giữ vững thương hiệu đang có. Công ty đã tăng 950 triệu euro (năm 2000) lên 1,3 tỷ euro trong năm 2003. Việc này giúp công ty tăng trưởng tốt, giữ vững vị thế và mua lại Aventis, một công ty dược phẩm Pháp - Đức lớn hơn nhiều.
Mục 2: Sống sót qua suy thoái và phát triển mạnh hơn
Đứng trước cuộc đại suy thoái, đội ngũ tiên phong phải đưa ra quyết định để giữ doanh nghiệp sống sót. Tập đoàn Amazon.com đã bán 672 triệu đô-la trái phiếu chuyển đổi để đảm bảo tài chính. Một tháng sau, hơn một nửa công ty khởi nghiệp dừng hoạt động do biến động thị trường. Điều này cho thấy các công ty đứng đầu trở thành nạn nhân của các cuộc suy thoái.
Nhằm loại bỏ đòn bẩy trước suy thoái, việc quan trọng nhất là không để công ty hết tiền. Doanh nghiệp cần nhiều tiền mặt hơn để thanh toán các khoản nợ. Điều này quyết định đến sự sa thải của các chủ doanh nghiệp. Trong cuộc đại khủng hoảng 2008 – 2009, 2,1 triệu người Mỹ bị sa thải.
- Nhìn xa hơn việc sa thải
Nhưng hãy nhìn xa hơn việc sa thải, bạn thấy rằng quá trình tuyển dụng và đào tạo tốn nhiều chi phí? Như vậy, kết quả sau cùng khi cuộc suy thoái đi qua là doanh nghiệp phải tốn chi phí và thời gian đào tạo lại ngay từ đầu. Giảm giờ làm và trả lương theo hiệu suất thay vì sa thải sẽ hạn chế tối đa mức ảnh hưởng đến người lao động lẫn bước đi sau này của doanh nghiệp.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, việc đầu tư vào công nghệ cũng là cách hữu hiệu nhất để tối ưu hoá tài chính cho doanh nghiệp. Đại dịch Covid-19 xảy ra, một lần nữa tác động đến cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 khi tất cả mọi việc từ làm việc, học tập, hẹn hò, trò chuyện… đều thông qua các kênh online. Bạn có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ môi trường hay quốc gia nào. Vì thế, tối ưu hoá và tập trung quản lý, vận hành bằng công nghệ sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí. Doanh nghiệp có thể đem khoảng tiết kiệm được đi đầu tư sang các lĩng vực khác.
Mục 3: Cách bảo vệ việc làm trong thời suy thoái
Ở góc độ chủ doanh nghiệp, người đứng đầu phải nghĩ đến việc sa thải nhân viên, nhưng đứng ở phương diện người đi làm, bạn sẽ làm gì để giữ vững công việc hiện tại của mình. Bởi, trong thời gian suy thoái, việc tìm kiếm một công việc mới là điều không dễ dàng. Việc kiểm soát tinh thần của bản thân trong quá trình suy thoái là vô cùng cần thiết, bởi một khi tinh thần giảm, bất an, bạn sẽ không tập trung hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đối thủ trong công ty sẽ nhanh chóng chớp lấy khuyết điểm của bạn để vươn lên. Nguy cơ bạn bị mất việc cao hơn.
- Cho lãnh đạo của bạn hy vọng
Tinh thần ổn định đem đến quá trình làm việc hiệu quả. Bạn có thể tác động đến các vấn đề bằng thái độ tích cực, giải quyết vấn đề tận gốc thay vì cứ loay hoay trong mớ suy nghĩ mâu thuẫn. Tinh thần vững vàng giúp bạn kiểm soát được phạm vi tác động. Tập trung vào vòng tròn ảnh hưởng thay vì vòng tròn bận tâm, hạn chế bị tác động từ bên ngoài để rơi vào cái bẩy cảm xúc: “biến mình thành nạn nhân”, rơi vào trạng thái bất lực và không muốn tiếp tục việc gì nữa.
- Nuôi dưỡng khả năng thích ứng
Các giám đốc vận hành nhanh chóng hoàn thành hai nhiệm vụ kép: một là đối đầu với thách thức; hai làđảm bảo quá trình phát triển trong tương lai. Một trong những ví dụ chúng ta có thể học hỏi từ phó chủ tịch Julie Gilbert của công ty bán lẻ Best Buy. Từ năm 2000 đến 2009, bà đã cảm nhận được sẽ có một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Bà thay đổi chiến lược marketing, quan tâm nhiều hơn đến nhóm khách hàng nữ. Việc trao quyền cho nhân viên nữ đã nhanh chóng lan toả thông điệp về phụ nữ. Thành lập “Nhóm WoLF” tạo nguồn khách hàng tìm năng. Julie Gilbert đã giúp công ty thành lập các chương trình tương tự để kịp thời thích ứng.
- Giữ trạng thái mất cân bằng
Người đứng đầu phải giữ một tổ chức ở vùng hiệu quả ít nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân sự. Người đứng đầu bắt buộc phải “tạo ra một nền văn hoá của những cuộc đối thoại dũng cảm”. Thời kỳ mất cân bằng kéo dài là cơ hội để chúng ta ngồi lại bàn về những chủ đề khó. Bạn sẽ bất ngờ về khả năng tư duy và làm việc của các nhân sự im lìm từ trước đến giờ. Khi đó, bạn có thêm giải pháp cho công ty.
- Tạo ra khả năng lãnh đạo
Khi khủng hoảng xảy ra, khả năng lãnh đạo của bạn có cơ hội phát huy. Tập trung vào thúc đẩy sự đa dạng và tận dụng văn hoá phụ thuộc của công ty là điều bạn cần quan tâm hàng đầu.
- Chăm sóc sức khoẻ bản thân
Thuyền trưởng phải là người vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng từ bỏ các thói quen mặc định và kịp thời thích ứng với mọi hoàn cảnh xấu nhất có thể xảy ra. (1) cho phép bản thân vừa lạc quan vừa thực tế; (2) tìm đến nơi giúp bạn có thể suy ngẫm tốt hơn, tìm một nơi cho mình cảm giác thật sự thuộc về; (3) gặp những người bạn tâm giao và trao đổi với nhau những chủ đề bản không thể trao đổi cùng ai; (4) mang cảm xúc phù hợp đến nơi làm việc, đừng tạo tinh thần tiêu cực, vì điều này khiến nhân viên của bạn cảm thấy chán nản; (5) đừng đánh mất chính mình trong vai trò của bản thân.
Diễn giả Thúy Duy
Thiết kế: Thu Hằng