1. Quốc gia nào dưới đây không đón năm mới theo lịch âm?

  • Hàn Quốc và Triều Tiên
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Nhật Bản
Chính xác

Từ thế kỷ thứ 6 tới năm 1872, Nhật Bản, giống một số quốc gia khác ở châu Á chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa của Trung Quốc, vẫn sử dụng lịch âm làm phương thức tính toán thời gian. Người dân ‘xứ sở hoa anh đào’ trong khoảng thời gian này vẫn đón Tết dựa trên lịch âm.

Tuy nhiên, những cải cách dưới thời Minh Trị Duy Tân vào thập niên 1870 đã thay đổi nhiều mặt trong đời sống và xã hội ở Nhật Bản. Vào năm 1873, giới lãnh đạo Nhật Bản quyết định bỏ lịch âm và chuyển sang sử dụng lịch Gregorian (lịch Dương). Dần dần, đại đa số người dân Nhật Bản đón mừng thời khắc năm mới vào ngày 01/01 theo lịch Dương. Dù vậy, người dân ở một số khu vực ở Nhật Bản như tỉnh Okinawa và quần đảo Amami vẫn tổ chức một số lễ hội liên quan tới Tết theo lịch âm.

2. Món ăn nào dưới đây của Trung Quốc tượng trưng cho sự đoàn tụ gia đình trong dịp Tết?

  • Vịt quay
  • Sủi cảo (Bánh chẻo)
  • Thịt xá xíu
  • Cơm chiên Dương châu
Chính xác

Theo trang Baijiahao Baidu, việc ăn sủi cảo (bánh chẻo, hay Jiaozi) là một phong tục lâu đời ở Trung Quốc trong các dịp quan trọng như Tiết Đông chí, đêm giao thừa và đón năm mới. Việc ăn sủi cảo mang ngụ ý cầu chúc cho sự đoàn tụ và hạnh phúc gia đình. Trong đêm giao thừa, các gia đình ở Trung Quốc thường quây quần bên cạnh nhau, các thành viên vừa gói sủi cảo vừa kể về những gì bản thân đã làm được trong năm cũ.

3. Người dân những quốc gia nào dưới đây thực hiện nghi thức cúi lạy Sebae trong năm mới?

  • Hàn Quốc và Triều Tiên
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
Chính xác

Theo trang Bestofkorea, nghi thức Sebae đã xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên từ hàng ngàn năm trước và được thực hiện như một hành động tỏ lòng thành kính dành cho những người lớn tuổi trong dịp năm mới.

Khi thực hiện nghi thức Sebae, các con cháu trong gia đình sẽ nói câu “Sae hae bok mahnee badeuseyo” tức “Xin nhận được nhiều may mắn trong năm mới” nhằm thể hiện sự tôn trọng với bậc trưởng bối. Để đáp lại, những người cao tuổi sẽ có những lời chúc tốt đẹp dành cho con cháu.

4. Loài cá nào được sử dụng trong lễ cúng ông Táo (Táo quân) của người Việt Nam?

  • Cá trê
  • Cá hồi
  • Cá chép
  • Cá tra
Chính xác

Vào 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam thường làm mâm cơm cúng Táo quân. Bên cạnh mâm cơm, các gia đình thường chuẩn bị 2-3 con cá chép thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người dân sẽ mang những chú cá này ra sông, ao, hồ... nhằm mục đích để cá đưa ông Táo về trời.