icon navigator icon
logo
  • icon Thời sự
  • icon Kinh doanh
  • icon Giải trí
  • icon Thế giới
  • icon Giáo dục
  • icon Đời sống
  • icon Pháp luật
  • icon Thể thao
  • icon Công nghệ
  • icon Sức khỏe
  • icon Bất động sản
  • icon Bạn đọc
  • icon Multimedia
  • icon Video
  • icon 24h
  • icon Tuần Việt Nam
Quay lại chuyên mục

Hà Nội và TP.HCM vừa trải qua đợt ngập úng sau mưa. Câu chuyện mưa là phố biến thành sông ở các đô thị lớn hiện nay cần nhìn nhận thế nào, thưa ông?

Có thể nói việc ngập úng tại các đô thị hiện nay trở thành vấn đề rất bức xúc khiến chúng ta phải quan tâm một cách đặc biệt.

Trong vấn đề úng ngập hiện nay, có một số nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân từ tác động biến đổi khí hậu, mưa cường độ lớn cực đoan.

Nguyên nhân thứ hai, đó là trong quá trình đô thị hóa, nhu cầu tiêu nước khác trước, trong khi hạ tầng chung hiện nay không đáp ứng được.

Tiếp nữa là vấn đề phối hợp giữa ngành Thủy lợi quản lý tiêu úng và ngành Xây dựng quản lý thoát nước đô thị.

Về mặt vĩ mô, ngành Thủy lợi đảm nhiệm việc tiêu trên toàn đất nước, nhưng tiêu cho lúa và tiêu cho vùng đô thị lại có tiêu chuẩn khác nhau, nhu cầu tiêu chênh từ 8 - 10 lần. Ví như hệ số tiêu trên 1ha lúa là 5 -6 lít/s/ha, nhưng với tiêu cho khu đô thị phải đáp ứng tiêu chí mưa giờ nào tiêu hết giờ đó.

Thực tế như năm 2008, năm đó Hà Nội úng ngập khủng khiếp, kéo dài đến 12 ngày. Toàn bộ Hà Nội khi đó gồm trạm bơm Yên Sở, Đào Nguyên, Yên Mỹ, tổng tất cả có 104m3/s. Ngay sau đó Bộ NN&PTNT đã có quy hoạch tiêu chống úng ngập cho Hà Nội, năm 2009 Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng lưu lượng bơm tiêu lên tới 504m3/s, tức là gấp gần 5 lần.

Đến giờ, như trạm bơm Yên Sở đã tăng gấp đôi công suất, trước kia là 45m3/s, giờ là 90m3/s. Rồi trạm bơm Yên Nghĩa có công suất đến 120m3/s, trạm bơm Liên Mạc được quy hoạch 170m3/s để bơm ra sông Hồng (chưa xây dựng).

Với công suất đó, có thể khẳng định, nếu hệ thống cống rãnh tiêu ra hệ thống sông tốt, kịp thời, vấn đề úng ngập úng có thể giải quyết được.

Cụ thể tại Hà Nội, phần lớn lượng nước được tiêu ra sông Nhuệ, Tô Lịch nhưng sông Nhuệ lại tiêu nước ra sông Đáy và phụ thuộc vào mực nước biển. Những thông số như vậy ngành Thủy lợi nắm được nhưng ngành Xây dựng phụ trách cấp thoát nước không nắm được. Cũng như các thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ, TP.HCM đều tiêu ra sông nhưng ngành Xây dựng không nắm được sự ảnh hưởng từ nước lũ lên, lũ xuống…

Vì vậy, vấn đề cấp thoát nước ở đô thị phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai ngành Thủy lợi và Xây dựng phụ trách cấp thoát nước, tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết úng ngập, khi đó mới giải quyết được vấn đề.

Vấn đề úng ngập tại các đô thị lớn được nhắc đến nhiều, Hà Nội, TP.HCM đều đã đầu tư các dự án nhưng đến nay cứ mưa lớn là phố vẫn thành sông, theo ông, còn những bất cập nào?

GS.TS Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói về nguyên tắc bất di bất dịch trong ngành thủy lợi: "Cao tiêu cao, thấp tiêu thấp, không để nước ở nơi cao dồn về nơi thấp".

Trong ngành thủy lợi luôn luôn có một nguyên tắc bất di bất dịch: Cao tiêu cao, thấp tiêu thấp, không để nước ở nơi cao dồn về nơi thấp.

Ví như toàn bộ khu vực Ô Chợ Dừa trở về Quốc Tử Giám, đây là nơi rất cao, nhưng từ phía sau khu vực Ô Chợ Dừa kéo dài đến sông Tô Lịch lại thấp, dốc ra sông. Vì thế, nếu tiêu toàn bộ khu vực Ô Chợ Dừa ra sông Tô Lịch thì rất dễ nhưng toàn bộ khu vực Nam Đồng – Hồ Đắc Di bị úng ngập do khu vực này cũng dẫn đường ống chung đổ về sông Tô Lịch, vô hình chung toàn bộ nước từ Ô Chợ Dừa lại đổ thẳng vào khu vực Nam Đồng – Hồ Đắc Di.

Khi giải quyết vấn đề thoát nước ở Hà Nội, có vấn đề gần như được nối mạng tạo thành vòng thông với nhau dẫn đến việc nguồn nước cứ chỗ cao đổ về chỗ thấp, gây úng ngập. Đây là vấn đề lớn, hơn lúc nào hết cần sự phối hợp liên ngành giữa thủy lợi và cấp thoát nước.

Ngoài ra, rõ ràng là biến đổi khí hậu tác động đến tiêu nước như mưa lớn hơn, cực đoan hơn sẽ xuất hiện nhiều hơn như trận mưa tại Hà Nội vừa qua, lượng nước gấp đến 1,6 lần. Lượng mưa tăng nhưng thiết kế tiêu thoát nước ở nội đô trước đây là 50mm/giờ, thực tế đến nay mới lên đến 85mm/giờ, năng lực tiêu bị vượt quá thì úng ngập xảy ra, thời gian tiêu phải kéo dài hơn.

Trong khi thiết kế chưa đáp ứng được như vậy, sự phối hợp giữa các ngành để xem xét mực nước trong nội đô cũng như các kênh nhận nước tiêu hoặc nơi nhận nước tiêu của sông là rất cần thiết, cần phải có sự phối hợp đa ngành để giải quyết.

Thưa ông, thực trạng mưa gây ngập trong nội thành có lý do hệ thống cống cũ, nhỏ, được thiết kế từ trước, nhưng nhiều khu vực được đầu tư mới về hạ tầng như Đại lộ Thăng Long, Phạm Hùng, mưa vẫn cứ ngập, thậm chí còn ngập sâu và lâu, ông lý giải thế nào về vấn đề này?

Đây là vấn đề thiếu đồng bộ trong hệ thống thoát nước. Ví như lúc giải quyết vấn đề úng ngập ở TP.HCM, bà Chủ tịch HĐND TP khi đó hỏi ngành Thủy lợi giải quyết xong có hết ngập không?, tôi nói rằng ngành Thủy lợi chỉ là nơi nhận nước tiêu, bể nhận nước tiêu để các cống rãnh trong thành phố chảy ra. Vì thế, ngành Xây dựng cần phải cải tạo hệ thống thoát nước, phải tính toán đường ống để thoát nước.

Đặc biệt, ở một số đô thị, thành phố lớn, tình trạng úng ngập từ chính việc quy hoạch xây dựng theo kiểu “vết dầu loang”, tức là khi đô thị được mở rộng, dân số tăng nhưng hệ thống thoát nước chỉ kéo dài thêm mà không rộng hơn. Ví dụ, đường ống đó được thiết kế cho vùng tiêu thoát có diện tích khoảng 10ha, đến khi vùng đó mở rộng lên 20ha, tức là diện tích tăng gấp đôi nhưng cống thoát nước vẫn như cũ, chỉ kéo dài hơn mà không thay đổi bằng hệ thống cống to hơn

Vì vậy, vấn đề cần giải quyết chính là hệ thống thoát nước, hệ thống cống rãnh ngầm trong nội đô.

Có thực tế các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đã chi đầu tư rất lớn cho thoát nước nội đô, nhưng vấn đề năng lực, khả năng tiêu thoát nước trong nội thành vẫn chưa đáp ứng được, vì sao, thưa ông?

Với Hà Nội, khi Bộ NN&PTNT làm quy hoạch để chống ngập cho thành phố đã lấy theo quy hoạch rất rõ năm 2020, 2030 và 2050 để thiết kế công suất bơm tiêu lên 504m3/s, tức là gấp nhiều lần năm 2008.

Với khả năng như vậy, nguồn nước từ các cống rãnh bên trong nội thành Hà Nội đổ ra lúc nào cũng tiêu thoát được.

Vấn đề cần giải quyết là hệ thống cống rãnh bên trong nội thành Hà Nội. Hệ thống cống rãnh này đang do đơn vị thoát nước đô thị, thuộc ngành Xây dựng vận hành. Vì thế, hai ngành Thủy lợi, Xây dựng cần ngồi lại với nhau để tính toán, thậm chí tính toán cả đến khả năng điều hòa từ các hồ tự nhiên. Đặc biệt, phải cùng giải quyết chuyện thoát nước theo kiểu đưa hết về vùng trũng khiến cho nhiều khu vực bị ngập theo kiểu “rốn” chứa nước.

Với trực trạng hệ thống thoát nước nội đô như ông nói, giải pháp nào để giải quyết tình trạng úng ngập, mưa giờ nào thoát giờ đó ở Hà Nội, TP.HCM?

Chúng tôi đã có tính toán ở TP.HCM sẽ dễ xử lý tình trạng úng ngập hơn, bởi vì nơi đây mưa theo giờ, không mưa tầm tã như ở miền Bắc. Nếu thống kê lại, những năm ngập úng ở miền Bắc rơi vào tháng 9 - 10, khi có không khí lạnh phía Bắc tràn xuống cộng với rãnh thấp ở biển vào, người ta nói mưa như rót nước và lại kéo dài nhiều ngày.

Đã từng có đại biểu HĐND nói đến chuyện dùng cái chum để chống ngập, thực tế đại biểu đó nói không sai, tuy nhiên do không diễn đạt theo chuyên môn nên thành ra bị hiểu không đúng. Cụ thể, với mưa theo giờ ở TP.HCM, chúng tôi đã tính toán, nếu người dân chủ động trữ nước và dần đổ ra sau mưa cũng giải quyết được phần nào tình trạng úng ngập với cơ sở hạ tầng đã cũ.

Tương tự như ĐBSCL, do lượng mưa gia tăng từ 9 -17%, nếu mỗi gia đình có diện tích rộng 100m2 chứa khoảng 2,5m3 nước, thành phố cũng sẽ không bị ngập.

Ngoài ra, với các đô thị lớn, tôi nghĩ rất cần rà soát lại các quy hoạch, thậm chí phải xem xét lại cả tiêu chuẩn thiết kế trong tình hình hiện nay.

Các quy hoạch ngành đã không còn phù hợp; các thiết kế xây dựng, trong đó có thiết kế về hệ thống cống tiêu thoát nước phải được rà soát, xem xét lại, vì có những tiêu chuẩn thiết kế trước kia là phù hợp, nhưng trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu, mưa lớn cực đoan như vừa qua, tiêu chuẩn thiết kế đó không còn phù hợp nữa.

Vì thế, tôi cho rằng phải rà soát tổng thể, đồng bộ để giải quyết triệt để những bất cập trong vấn đề tiêu thoát nước đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

Ông nói đến vai trò quan trọng của hồ chứa tự nhiên, thực tế trong câu chuyện tiêu thoát nước nội đô Hà Nội, các hồ có đóng góp ra sao?

Ví như trận mưa 50mm/giờ ở Hà Nội, nếu tính 10% thì 9 phần còn lại đổ vào 1 tiếng đồng hồ lên khoảng 0,5m. Nếu có hệ thống cống tự động không mưa nước cứ chảy vào hồ, lúc mưa dâng lên khoảng 0,5m, không bao giờ ngập.

Về câu chuyện hồ tự nhiên ở Hà Nội, một số ý kiến chuyên gia cũng nói đến những sai lầm trong việc lấp hồ này hồ kia. Tôi cho rằng, nếu không phải yếu tố an toàn hồ chứa, rất cần giữ các hồ tự nhiên cho nhiều mục tiêu.

Thực tế cứ nhìn các làng cổ ở Đồng bằng sông Hồng trước đây, thậm chí hiện nay vẫn mô hình chung: Nhà-ao-vườn. Đó là ngôi nhà được tôn nền khá cao, ao là nơi lấy đất để tôn nền nhà, ao còn là nơi chứa nước và tưới vườn cây, rau. Tuy nhiên, tại nhiều nơi cũng đã có chuyện lấp ao, hồ mà ít ai chỉ cho họ biết ao, hồ có nhiều lợi ích, góp phần chống úng ngập tốt như thế nào.

Ông nói đến tầm quan trọng của ao, hồ tự nhiên, mới đây báo VietNamNet có loạt bài phản ánh việc quận Long Biên muốn lấp ao, hồ tự nhiên để làm dự án bất động sản với lý giải sẽ cho đào lại hồ nhân tạo. Cách làm này có phù hợp trong bối cảnh Hà Nội chưa giải quyết được vấn đề mưa là ngập, thưa ông?

Theo tôi, nếu không phải do mất an toàn ao hồ chứa thì cần bảo vệ ao, hồ tự nhiên. Còn khi làm đô thị mới theo quy hoạch, khuyến khích làm hồ nhân tạo, tăng thêm diện tích hồ nước, nếu làm đúng được việc có hồ trong đô thị là rất tốt. Còn nếu mỗi một khu đô thị bỏ ra 10% diện tích để đào, xây hồ thì rất lý tưởng, tình trạng ngập chắc chắn được giải quyết, vấn đề cảnh quan, môi trường cũng được cải thiện.

GS.TS Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói về lợi ích của hồ sinh thái đa mục tiêu.

Được biết ông từng kiến nghị với lãnh đạo cấp cao về việc quy định mỗi khu đô thị dành 10% diện tích làm hồ. Ý nghĩa và chức năng của hồ chứa này ra sao, thưa ông?

Đây là một nghiên cứu trước khi tôi đề xuất. Nghiên cứu này chỉ rõ, nếu quy định mỗi khu đô thị dành 10% diện tích để đào hồ đúng nghĩa là hồ sinh thái đa mục tiêu, việc này không khiến các nhà đầu tư thiệt hại về kinh tế, thậm chí còn được lợi khi môi trường, cảnh quan trong khu đô thị đẹp hơn.

Mục tiêu đầu tiên, nếu đào 10% diện tích làm hồ sẽ đủ đất san nền. Cụ thể, nếu cho đào sâu 5m, gần như đủ đất san nền cho 90% diện tích còn lại của khu đô thị.

Tiếp nữa, khi có hồ nước sẽ góp phần cải tạo vi khí hậu. Chúng tôi đã có tính toán  cụ thể về giảm 3 độ C xung quanh hồ đường kính bao nhiêu, giảm 2 độ C hồ có đường kính bao nhiêu và giảm bụi rất tốt, chất lượng không khí tốt lên rất nhiều.

Mục tiêu thứ ba về tiêu thoát nước mưa, với 10% diện tích khu đô thị được dành làm hồ chứa, hệ thống tiêu thoát nước mưa đổ vào hồ, sau đó tiêu chậm từ hồ chuyển đi thì khu vực đó không bao giờ bị úng ngập cả. Với cách vận hành đó, mực nước không khi nào bị dâng cao lên, cả khu đô thị hoàn toàn yên tâm về không bị úng ngập.

Mục tiêu thứ tư, ở những vùng ven biển không có nước ngọt, nguồn nước này hoàn toàn có thể dùng nước làm nước sinh hoạt, khả năng cấp nước cho khu dân cư đó được đảm bảo. Đương nhiên, khi dùng làm nước sinh hoạt phải tuân thủ theo quy chế, tiêu chuẩn riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh một số nơi sụt lún, khan hiếm nguồn nước, hồ chứa còn giúp bổ cập nước ngầm, chống lún sụt.

Ngoài ra còn mục tiêu lớn nữa, đó là hồ đa mục tiêu còn có chức năng về năng lượng mặt trời. Chúng tôi đã có tính toán về hệ thống năng lượng mặt trời đặt trên mặt đất và đặt trên hồ nước tăng chênh nhau rất nhiều. Tính toán chỉ rõ hiệu suất điện mặt trời nếu đặt trên hồ nước cao hơn đến 30%. Vì thế, nếu khai thác về điện mặt trời đặt trên mặt hồ, có thể đáp ứng được nguồn năng lượng điện cho cả khu đô thị.

Xin cảm ơn ông!

Bảo Vân - Đình Hiếu thực hiện

Hà Nội đề xuất xây bể ngầm chống ngập

Hà Nội đề xuất xây bể ngầm chống ngập

Ngập mênh mông từ ngõ ra đường sau mưa lớn ở Hà Nội

Ngập mênh mông từ ngõ ra đường sau mưa lớn ở Hà Nội

Mưa lớn, xe kéo 'cứu' phương tiện qua điểm ngập sâu, cây đổ đè taxi

Mưa lớn, xe kéo 'cứu' phương tiện qua điểm ngập sâu, cây đổ đè taxi

Sao chép liên kết
  • Chủ đề:

  • Úng ngập
  • Hà Nội
  • TP.HCM

tin nổi bật

Hơn 800 cán bộ, nhân viên y tế Hà Nội xin nghỉ việc, chuyển công tác
Thời sự

Hơn 800 cán bộ, nhân viên y tế Hà Nội xin nghỉ việc, chuyển công tác

Năm 2021, toàn ngành y tế Hà Nội có 532 người xin nghỉ việc, 82 người xin chuyển công tác và từ tháng 1 - 4/2022, đã có 226 người nghỉ việc, 17 người xin chuyển công tác.
Giải cứu 5 người mắc kẹt trong ngôi nhà cao tầng bốc cháy dữ dội
Thời sự

Giải cứu 5 người mắc kẹt trong ngôi nhà cao tầng bốc cháy dữ dội

Sau hơn một giờ nỗ lực, lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam cùng người dân đã cứu được 5 người mắc kẹt trong cửa hàng bán đồ tạp hóa, mỹ phẩm, quần áo.
Cá voi xuất hiện, lặn ngụp liên tục ở vịnh Cam Ranh
Thời sự

Cá voi xuất hiện, lặn ngụp liên tục ở vịnh Cam Ranh

Con cá voi dài chừng 15m, liên tục ngụp lặn rồi ngoi lên mặt biển, những du khách khi tham quan gần đảo Bình Hưng, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thích thú quay lại hình ảnh này.
Tài xế xe ba gác gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn ở Thanh Hóa
An toàn giao thông

Tài xế xe ba gác gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn ở Thanh Hóa

Sau khi gây tai nạn khiến 3 người thương vong, tài xế xe ba gác đã bỏ trốn khỏi hiện trường, bỏ mặc các nạn nhân.
Tháo dỡ nhà giải tỏa, hai người bị tường sập đè thương vong
Thời sự

Tháo dỡ nhà giải tỏa, hai người bị tường sập đè thương vong

Đang phá dỡ ngôi nhà trong diện giải tỏa tại khu đô thị ở Nha Trang (Khánh Hòa) thì mảng tường lớn đổ, đè lên hai công nhân khiến một người tử vong, nạn nhân còn lại bị thương.
Biển Đông sắp có áp thấp, Miền Bắc chuẩn bị đón mưa to đến rất to
Thời sự

Biển Đông sắp có áp thấp, Miền Bắc chuẩn bị đón mưa to đến rất to

Một vùng thấp đang tiến vào Biển Đông và có xu hướng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và có thể phát triển thành bão. Miền Bắc và Trung Bộ sẽ kết thúc chuỗi ngày nắng nóng từ giữa tuần này.
Người nhà xác định thi thể trôi trên sông Hồng là tài xế bỏ lại ô tô trên cầu Thăng Long
Thời sự

Người nhà xác định thi thể trôi trên sông Hồng là tài xế bỏ lại ô tô trên cầu Thăng Long

Sau khi phát hiện thi thể nam giới trôi về khu vực sông Hồng, đoạn gần cầu Nhật Tân, người nhà xác định đó chính là anh Phạm Kiều Hưng- người đã bỏ lại ô tô Santafe trên cầu cách đây vài ngày.
Tìm thấy thi thể trên sông Hồng, đang xác minh có phải tài xế bỏ lại xe Santafe
Thời sự

Tìm thấy thi thể trên sông Hồng, đang xác minh có phải tài xế bỏ lại xe Santafe

Cơ quan chức năng huyện Đông Anh, TP Hà Nội đang xác minh một thi thể nam giới trôi về bãi cát gần cầu Nhật Tân, TP Hà Nội. Gia đình người đàn ông bỏ lại xe Santafe trên cầu Thăng Long được mời đến xác nhận thân nhân..
Cứu người phụ nữ mang thai định nhảy cầu tự tử ở Bắc Ninh
Thời sự

Cứu người phụ nữ mang thai định nhảy cầu tự tử ở Bắc Ninh

Người phụ nữ do mâu thuẫn với bạn trai nên định nhảy xuống sông Đuống tự tử, nhưng đã được lực lượng Cảnh sát giao thông khuyên nhủ, ứng cứu kịp thời.
Người đàn ông nằm gục trên vũng máu trong biệt thự bốc cháy ở Nha Trang
Thời sự

Người đàn ông nằm gục trên vũng máu trong biệt thự bốc cháy ở Nha Trang

Sau khi đám cháy trong căn biệt thự ở Nha Trang (Khánh Hòa) được khống chế, lực lượng chức năng phát hiện người đàn ông nằm gục trên vũng máu, cạnh khẩu súng, liền đưa đi cấp cứu.

Lệ Nam muốn làm diễn viên, Lê Thảo Nhi được ưu tiên dự thi Miss Universe 2023

Video clips
Khoảnh khắc sập trường đấu bò khiến hơn 70 người thương vong ở Colombia

Khoảnh khắc sập trường đấu bò khiến hơn 70 người thương vong ở Colombia

Đột quỵ thầm lặng - căn bệnh không dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ thầm lặng - căn bệnh không dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như thế nào?

Hoa hậu Ngọc Châu diễu hành cùng 2 HHHV Harnaaz Sandhu, Catriona Gray

Hoa hậu Ngọc Châu diễu hành cùng 2 HHHV Harnaaz Sandhu, Catriona Gray

TP.HCM: Bức tường lớn đổ sập đè chết một thợ xây đang làm việc

TP.HCM: Bức tường lớn đổ sập đè chết một thợ xây đang làm việc

Nam thanh niên nghi bị bắn chết giữa đường ở Đồng Nai
Thời sự

Nam thanh niên nghi bị bắn chết giữa đường ở Đồng Nai

Nam thanh niên được phát hiện nằm bất động giữa đường, cơ thể có nhiều vết nghi bị bắn.
Bộ Công an đề xuất cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi
Thời sự

Bộ Công an đề xuất cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi

Bộ Công an mới đây hoàn thành Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong đó có nội dung cấp thẻ CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi.
Trung tá quân đội qua đời khi cứu bé trai bị đuối nước ở Phú Quốc
Thời sự

Trung tá quân đội qua đời khi cứu bé trai bị đuối nước ở Phú Quốc

Trong lúc đi nghỉ mát ở Phú Quốc, Trung tá Bùi Văn Nhiên phát hiện bé trai bị đuối nước đã lao ra biển cứu. Không may sau đó, Trung tá Nhiên qua đời.
Nữ tiếp viên khỏa thân phục vụ khách hát karaoke ở Bình Dương
Thời sự

Nữ tiếp viên khỏa thân phục vụ khách hát karaoke ở Bình Dương

Kiểm tra một cơ sở karaoke ở Bình Dương, lực lượng chức năng phát hiện nữ tiếp viên phục vụ khách trong tình trạng khỏa thân, nhảy múa trong tiếng nhạc lớn.
Cuộc gặp hiếm có của Chủ tịch Quốc hội với cộng đồng doanh nghiệp tại châu Âu
Chính trị

Cuộc gặp hiếm có của Chủ tịch Quốc hội với cộng đồng doanh nghiệp tại châu Âu

Phát biểu trước các doanh nhân, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt vui mừng trước cuộc gặp hiếm có này khi có sự tham dự của 15 đại diện thành viên trong cộng đồng doanh nghiệp người Việt tại châu Âu.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị đề nghị kỷ luật
Thời sự

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị đề nghị kỷ luật

Ngày 27/6, UBND tỉnh Bình Thuận vừa đề nghị Thủ tướng xem xét, xử lý kỷ luật hành chính đối với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và hàng loạt cán bộ chủ chốt đang đương chức hoặc đã nghỉ hưu.
Xét xử phúc thẩm vụ cao tốc 34.000 tỷ
Thời sự

Xét xử phúc thẩm vụ cao tốc 34.000 tỷ

Hôm nay (27/6), TAND cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án sai phạm tại Dự án cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi ra xét xử phúc thẩm.
Chưa rõ tương lai cầu Long Biên
Thời sự

Chưa rõ tương lai cầu Long Biên

Dù cầu Long Biên xuống cấp trầm trọng nhưng phương án sửa chữa lớn vẫn bị bỏ ngỏ do chưa rõ tương lai cầu sẽ được sử dụng như thế nào.
Dàn lãnh đạo Lào Cai
Thời sự

Dàn lãnh đạo Lào Cai "xộ khám": TTCP chỉ trách nhiệm cựu Chủ tịch tỉnh

Liên quan đến việc hai cựu Phó chủ tịch tỉnh Lào Cai vừa bị khởi tố, trước đó Thanh tra Chính phủ (TTCP) từng nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu UBND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2013.
Dự báo thời tiết 27/6: Miền Bắc và Trung Bộ tiếp diễn nắng nóng gay gắt
Thời sự

Dự báo thời tiết 27/6: Miền Bắc và Trung Bộ tiếp diễn nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết 27/6, miền Bắc và Trung Bộ lại tiếp diễn nắng nóng đến gay gắt, trời oi bức. Nam Bộ dịu mát khi chỉ nắng nóng vào ban này, đến chiều tối lại đón mưa giông.

Quốc phòng

Hai tàu chiến tàng hình Ấn Độ vừa đến thăm TP.HCM

Hai tàu chiến tàng hình Ấn Độ vừa đến thăm TP.HCM

  • 700 người tham gia hoạt động Chương trình đối tác Thái Bình Dương tại Phú Yên

  • Việt Nam xây dựng quân đội hòa bình, tự vệ, theo nguyên tắc 'bốn không'

  • Đại tướng Phan Văn Giang tham dự Đối thoại Shangri-La

Môi trường

Xả thải ra vùng vịnh Việt Thanh, người dân đồng loạt phản ứng

Xả thải ra vùng vịnh Việt Thanh, người dân đồng loạt phản ứng

  • Thuỷ điện Hoà Bình đóng hoàn toàn 5 cửa xả đáy

  • Hoà Bình xin đóng dần các cửa xả lũ

  • San hô chết hàng loạt, phủ trắng dưới biển Hòn Mun

Chống tham nhũng

TP.HCM kỷ luật nhiều đảng viên liên quan đến 5 vụ án

TP.HCM kỷ luật nhiều đảng viên liên quan đến 5 vụ án

  • Tuyến đường hơn 500 tỷ từng khiến nhiều sĩ quan dính kỷ luật giờ ra sao?

  • Thanh tra Quảng Trị chỉ ra bất thường trong việc mua kit test Việt Á

  • 6 tháng điều tra vụ Việt Á và 2 ngày trả giá của 2 cựu Ủy viên Trung ương

Quốc hội

Cuộc gặp hiếm có của Chủ tịch Quốc hội với cộng đồng doanh nghiệp tại châu Âu

Cuộc gặp hiếm có của Chủ tịch Quốc hội với cộng đồng doanh nghiệp tại châu Âu

  • Chủ tịch Quốc hội: Hợp tác với Việt Nam là tiếp cận với thị trường 650 triệu dân

  • Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Hungary

  • 'Tổng Bí thư rất nghẹn ngào tại cuộc họp kỷ luật cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long'

  • Chính trị
  • Công nghệ số & Truyền thông
  • Tuần Việt Nam
  • Thời sự
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thế thao
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Công nghệ
  • Ô tô xe máy
  • Bất động sản
  • Du lịch
  • Bạn đọc
  • Video
  • English
  • Hồ sơ
  • Talks
  • Multimedia
  • Toàn văn
  • Infonet
  • ICTNews
  • 2sao
  • TinTucOnline
  • Echip
  • Dân tộc - Tôn giáo
  • Thị trường tiêu dùng
  • Công nghiệp hỗ trợ
  • Bảo vệ người tiêu dùng
  • Tải app VietNamNet
  • Tuyển dụng
  • Vietnamnet Premium
  • Liên hệ tòa soạn
  • Liên hệ quảng cáo
  • Tin nóng
  • Tuyến bài
  • Tin tức 24h
  • Sự kiện
VietNamNet
  • Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
  • Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn
  • Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 19001081 (8-20h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
  • © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
  • Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự
  • đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
  • Liên hệ quảng cáo
  • Hà Nội. Hotline: 0919 405 885
  • Tp.HCM. Hotline: 0919 435 885
  • Email : contact@vietnamnet.vn
  • Xem thông tin chi tiết: http://vads.vn
  • Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn
  • Theo dõi VietNamNet trên
  • VietNamNet Facebook
  • VietNamNet Youtube
  • VietNamNet Tiktok
  • VietNamNet Twiter
  • VietNamNet Zalo
Độc giả gửi bài
  • Tải ứng dụng
  • Đọc giả gửi bài
back_to_top