Theo GS Phan Văn Tuộc (Khoa Toán, ĐH Tennessee, Mỹ), dạy và học trực tuyến là xu thế trong bối cảnh cả thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19. Những tiện ích của dạy học online vẫn được thầy cô áp dụng,… ngay cả khi nước Mỹ đã cho học sinh trở lại trường.

PV: Khi các trường học của Mỹ tạm đóng cửa vì dịch Covid-19, theo quan sát của GS, việc dạy, học online đã được tổ chức như thế nào?

GS Phan Văn Tuộc: Ở Mỹ, khi bắt đầu triển khai dạy học online vào năm ngoái, khối lượng công việc cực kỳ lớn thuộc về những nhà quản lý giáo dục.

Đầu tiên và cấp thiết nhất trước khi bắt đầu dạy học trực tuyến là phải xây dựng và thông qua các quy chế cũng như nội qui cho việc giảng dạy, học tập, kiểm tra, và thi cử. Hội đồng giáo dục, các hiệu trưởng và các nhà quản lý làm việc ngày đêm, tham khảo rộng rãi ý kiến giáo viên và chuyên gia để xây dựng và thông qua các quy chế cho phù hợp với hoàn cảnh mới nhanh nhất có thể. Khi đã có quy chế và nội qui, việc giảng dạy và học tập của thầy cô, học sinh và nhà trường tuân thủ theo và có thể xử lý trong những tình huống phát sinh.

Sau khi thông qua quy chế, công việc còn lại của các nhà quản lý giáo dục là tập trung vào việc chuẩn bị cơ sở vật chất và tập huấn cho giáo viên.

Trước khi bắt đầu học trực tuyến, học sinh sẽ được phát máy tính (thường là Chromebook). Phụ huynh phải sắp xếp thời gian theo lịch của trường để đến trường nhận sách, tài liệu, nhận máy tính cho con em mình và trả lại vào cuối năm học.

Ở những nơi hạn chế về đường truyền Internet, các nhà quản lý phải lên phương án để đưa internet tới từng hộ gia đình, hướng dẫn phụ huynh cài đặt. Điều này nhằm đảm bảo 100% học sinh tham gia học trực tuyến sẽ có được internet cần thiết cho việc học trực tuyến.

Một vấn đề khó ở Mỹ là học sinh có hoàn cảnh khó khăn vốn được ăn trưa miễn phí ở trường. Rất nhiều học sinh phải phụ thuộc vào phần trợ cấp này của nhà nước. Vì thế, kể cả khi học online, những nhà quản lý vẫn phải tìm cách để đảm bảo cung cấp thức ăn tới cho những học sinh có nhu cầu.

Tập huấn cho giáo viên cũng là điều được chú trọng. Tất cả giáo viên chưa thành thạo đều được tham gia vào các khoá tập huấn sử dụng phần mềm hay hướng dẫn phương pháp giảng dạy online sao hiệu quả trước khi triển khai hình thức học này.

Đồng thời, việc phân công giảng dạy (với lớp học hoàn toàn online, onsite, lớp học trực tuyến kết hợp trực tiếp) phải rất khoa học. Điều này cần rất nhiều thời gian và sức lực của các nhà quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó, và phòng giáo dục,..).

- Vậy, việc học online với các con anh có gặp trở ngại nào không?

GS Phan Văn Tuộc: Ở Mỹ cho phép giáo dục tại nhà (home school). Cháu nhỏ thì tôi cho home school, nghĩa là mình tự lên chương trình, giáo trình, môn học và tự dạy. Đứa lớn hơn đang học trung học nên cũng tương đối tự lập, nhà tôi cho bé theo học trực tuyến.

Thú thật là thời gian đầu cũng hồi hộp nhưng sau vài tuần thì thấy ổn. Vì học trung học, nên chương trình học theo tiết và có giải lao giữa các tiết học. Các thầy cô cũng cập nhật rất nhanh, và cố gắng hết sức để làm cho lớp học vui nhộn nhất có thể. Tuy nhiên, bé cũng rất căng và chán do không được tiếp xúc và vui chơi với bạn bè.

Bài tập về nhà thì tuỳ lớp, và nhiều khi tuỳ theo học sinh nữa mà thầy cô có thể cho bài khác nhau. Có người cho nhiều, có người ít hơn. Tuy nhiên, nhìn chung bài tập tương đối đa dạng hơn so với học trực tiếp do có hệ thống phần mềm hỗ trợ.

{keywords}

- Từ thực tế giảng dạy tại trường đại học và có con học phổ thông, theo GS, việc dạy và học online có những thuận lợi và khó khăn cụ thể gì?

GS Phan Văn Tuộc: Với những học sinh xuất sắc, có thể việc thay đổi từ học trực tiếp sang học online sẽ không ảnh hưởng quá lớn.

Nhưng với phần lớn thì việc học trực tuyến có nhiều hạn chế như sự tương tác giữa người học - người dạy, người học - người học không cao, dễ khiến buổi học trở thành tương tác một chiều nhàm chán, không tạo được nhiều động lực cho người học. Việc tranh luận, hoạt động nhóm… bị hạn chế trong khi đây là yếu tố cốt lõi của việc học bởi kiến thức mà thầy cô cung cấp chỉ là ‘phần cứng’, góc nhìn và cách tiếp cận, vận dụng kiến thức ra sao mới làm cho kiến thức năng động và ‘sống’ được.

Thực tế, nếu chỉ cung cấp những kiến thức sẵn có và giao bài tập cho người học, học sinh có thể vẫn làm được, nhưng phần lớn làm xong sẽ quên ngay và không hiểu gì cả, đây hoàn toàn không phải là mục tiêu của giáo dục.

Với trẻ nhỏ hơn, việc học trực tuyến có thể là giảm khả năng giao tiếp, tương tác với bạn bè. Điều này lâu dài khiến trẻ bị căng thẳng.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi thế của dạy học online. Nhờ hình thức này, người học sẽ có nhiều lựa chọn hơn, bình đẳng hơn trong tiếp nhận thông tin. Giờ đây, dù ở bất cứ nơi đâu, mọi người đều có thể tham gia vào những bài giảng ở khắp các châu lục, miễn là có thiết bị và có thể kết nối internet.

Bài giảng trực tuyến cũng sinh động và đa dạng hơn do có thể kết hợp nhiều hình ảnh, video hay học liệu. Ví dụ như giáo viên có thể đưa vào bài giảng những câu hỏi hoặc các cuộc thăm dò ý kiến và cho ra kết quả tức thời.

Ngoài ra, lợi thế không thể không nhắc đến là sẽ rất tiết kiệm chi phí (đi lại, ăn ở) khi học online.

- Trong thời gian qua, Mỹ đã mở cửa lại trường học như thế nào?

GS Phan Văn Tuộc: Trong một năm qua, các trường đều nỗ lực duy trì cùng lúc 3 hình thức lớp học: có những lớp học hoàn toàn trực tuyến, có lớp lại chia ca theo thứ tự họ tên như 1/2 lớp học trực tiếp và 1/2 lớp học online và thay phiên nhau. Có những lớp sẽ hoàn toàn trực tiếp nhưng học sinh sẽ được sắp xếp ngồi ở phòng to hơn và bắt buộc phải đeo khẩu trang.

Phụ huynh được lựa chọn hình thức học mà mình mong muốn cho con em của mình.

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường học trở lại với việc dạy học trực tiếp 100%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt mà người học không thể tới lớp, ví dụ như vì lý do sức khỏe, học sinh vẫn có thể theo dõi bài giảng bằng hình thức trực tuyến.

Tại trường học khu nhà tôi, hè rồi nhà trường có tổ chức các lớp phụ đạo, sau 1 năm học trực tuyến, những học sinh không thể tập trung hay tiếp cận đầy đủ được nội dung của chương trình được nhà trường bổ sung kiến thức thông qua các khóa học này. Điều này nhằm giúp các em được trang bị kiến thức cần thiết cho năm học tới.

- Vậy việc học online còn giá trị gì khi giáo viên và học sinh quay trở lại trường?

GS Phan Văn Tuộc: Mình nhấn mạnh là hình thức online trong năm rồi cũng chỉ là “giải pháp” tạm thời trong tình hình dịch bệnh căng thẳng chưa biết về đâu. Giờ hầu như các trường ở Mỹ đều dạy học trực tiếp trên lớp.

Tuy nhiên, những tiện lợi của online vẫn được nhiều giáo viên áp dụng vào việc dạy trực tiếp trên lớp. Qua theo dõi việc học của con, tôi nhận thấy với một số môn học, việc học online cũng rất ổn, hoàn toàn không như hình dung trước đó của tôi. Ví dụ như đứa con lớn của tôi lần đầu học môn nhạc hoà tấu và học hoàn toàn online. Cuối học kỳ, tất cả học sinh học trực tuyến và tại lớp cùng biểu diễn chung live các bài nhạc được học tương đối thành công và đầy ấn tượng.

{keywords}

Còn các nhà khoa học, hay nghiên cứu sinh, học online giúp mọi người có thể tiếp cận tri thức bình đẳng và tiết kiệm.

Với ngành Toán, những nhà toán học, sinh viên và nghiên cứu sinh có thể tham dự các bài giảng, gặp gỡ các nhà nghiên cứu dù ở bất cứ đâu. Các chương trình online mang lại nhưng lợi ích không nhỏ cho sinh viên, những nghiên cứu viên trẻ, đặc biệt là khi chi phí còn hạn hẹp.

Chẳng hạn chương trình “Diễn giải toán học”, “Gặp gỡ mùa hè”, “Toán không màu”, … rất thành công với những bài giảng, các buổi nói chuyện với sự tham gia đông đảo của sinh viên Việt Nam và các diễn giả người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Điều này, tất nhiên là không thể nào thực hiện được nếu làm trực tiếp trên giảng đường.

Ví dụ cụ thể như là chương trình Diễn giải Toán học do GS Lê Quang Nẫm (ĐH Indiana) và GS Trần Vĩnh Hưng (ĐH Wisconsin-Madison) tổ chức. Mục tiêu của chương trình là đem đến cho sinh viên Việt Nam những kiến thức toán học đương đại thông qua bài giảng từ các nhà toán học hàng đầu người Việt.

Hàng năm, có khoảng 2 bài giảng online và mỗi bài giảng dài tầm 90 phút, theo sau là các câu hỏi và thảo luận. Các chủ đề Toán học mà thế giới quan tâm, các kết quả, ý tưởng, kỹ thuật, và các hướng nghiên cứu Toán học hiện đại trên thế giới sẽ được diễn giải một cách đơn giản và cụ thể để sinh viên từ năm thứ 2 có thể theo học.

Chi tiết bài giảng sẽ được đăng tải trên mạng trước vài tuần, và các bài giảng được ghi hình, và đăng tải trên YouTube. Các bài giảng hoàn toàn bằng Tiếng Việt và bất kỳ sinh viên hay học giả nào cũng có thể xem đi xem lại nhiều lần, theo học và tìm hiểu từng chi tiết bất cứ lúc nào có thể.

{keywords}

Thúy Nga (thực hiện)

Nếu trường học mở cửa, học online sẽ ‘đi đâu về đâu’?

Nếu trường học mở cửa, học online sẽ ‘đi đâu về đâu’?

Việc chuẩn bị học trực tiếp cũng đang được chuẩn bị ở nhiều địa phương. Vậy có phải đã đến lúc dạy học online sắp kết thúc nhiệm vụ? Tương lai nào đang đợi phương thức học này khi học sinh trở lại trường?  

3 vấn đề có thể thay đổi hiện trạng học online ở Việt Nam

3 vấn đề có thể thay đổi hiện trạng học online ở Việt Nam

PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng, những bất cập của việc học trực tuyến không khó để nhận thấy, bởi đến nay vẫn chưa có nền tảng dạy học trực tuyến đúng nghĩa. 

GS Huỳnh Văn Sơn: Học online, phụ huynh nên giảm kỳ vọng

GS Huỳnh Văn Sơn: Học online, phụ huynh nên giảm kỳ vọng

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: Hãy hình dung liên tiếp vài tháng hay nửa năm con trẻ không được thụ hưởng các tác động giáo dục hệ thống, có đáng lo và đáng trăn trở?

'Học online, giáo viên chỉ nên nói trong 7 phút'

'Học online, giáo viên chỉ nên nói trong 7 phút'

Giáo viên thời 4.0 giờ đây không còn là trung tâm của tri thức hay giống như một chiếc “máy cái” truyền thụ kiến thức cho học sinh. Họ buộc phải thay đổi để trở thành những huấn luyện viên dẫn dắt, kiến tạo tri thức cho học trò.

'Tôi từng ghét học trực tuyến, nhưng nó thực sự tốt hơn...'

'Tôi từng ghét học trực tuyến, nhưng nó thực sự tốt hơn...'

Tôi đã từng ghét việc dạy và học trực tuyến. Tôi đã từng ước rằng tất cả chúng ta sẽ trở lại với nền giáo dục “bình thường” sau Covid.

Nhiều gia đình sắp 'nổ tung' vì biểu hiện bất thường của con cái

Nhiều gia đình sắp 'nổ tung' vì biểu hiện bất thường của con cái

Ở một số gia đình, việc con cái cả ngày ôm điện thoại, máy tính đang gây ra tình trạng căng thẳng.

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Xác định phải đồng hành cùng con trong thời gian học online, nhưng không ít phụ huynh choáng váng khi thấy số lượng bài tập hàng ngày con phải giải quyết quá nhiều.

Ông bố Hà Nội 'đập nát' iPhone, cho con nghỉ học online

Ông bố Hà Nội 'đập nát' iPhone, cho con nghỉ học online

Vợ chồng anh Trần Dương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa quyết định cho cô con gái đang học lớp 10 tạm dừng học online bởi sau một thời gian, con bắt đầu đắm chìm vào thế giới ảo, nhiều biểu hiện phản kháng bất ngờ, hay cáu giận...

5 kinh nghiệm dạy online của thầy giáo trường chuyên

5 kinh nghiệm dạy online của thầy giáo trường chuyên

"Giao bài tập vừa phải, hợp lí, có biện pháp để kiểm soát bài tập về nhà của các em" là một trong những kinh nghiệm để dạy học online hiệu quả mà thầy giáo Nguyễn Tăng Vũ chia sẻ.

Dạy học trực tuyến: Một 'liều kiến thức' bao nhiêu là đủ?

Dạy học trực tuyến: Một 'liều kiến thức' bao nhiêu là đủ?

Khi đã có máy tính và sóng – những trang thiết bị cần thiết để bắt đầu thực hiện việc dạy học trực tuyến – thì lúc này, sự thay đổi của phương thức dạy và học sẽ quyết định chất lượng dạy học.

Dạy học trực tuyến: Không cần 'học nhiều giờ' mà cần 'giờ học chất lượng'

Dạy học trực tuyến: Không cần 'học nhiều giờ' mà cần 'giờ học chất lượng'

Các chuyên gia đều cho rằng, giáo viên và nhà trường cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng” khi dạy học trực tuyến. Việc thiết kế thời khóa biểu cũng cần phải cân nhắc dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.