Bàn về chiến tranh thương mại, GS. Jason Furman, Đại học Harvard, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama (Mỹ) bày tỏ: rất nhiều người nói về việc bên nào sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, câu trả lời là "không ai cả". Mọi người đều thua trong một cuộc chiến thương mại.
Phần I:
Nhân dịp GS. Jason Furman đến làm việc tại Việt Nam và tham gia hội nghị CEO SUMMIT 2018 mới đây, chương trình Góc nhìn thẳng của Báo VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông xung quanh chủ đề nóng của kinh tế thế giới.
Nếu như ở phần I của buổi trò chuyện, GS Jason Furman đã phân tích về sự thích ứng của Việt Nam với kinh tế trí tuệ nhân tạo AI thì ở phần II, ông trở lại câu chuyện thời sự nóng nhất của kinh tế thế giới- cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
XEM PHẦN II CHƯƠNG TRÌNH TALKSHOW TẠI VIDEO SAU:
Trong phần hai của cuộc trò chuyện, chia sẻ với VietNamNet, GS. Jason Furman đã bày tỏ lo ngại về hệ lụy chiến tranh tiền tệ sẽ mang lại nhiều tồi tệ.
"Cuộc tranh luận này đang leo thang và ngay bây giờ có vẻ như nó sẽ tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn và điều quan trọng là phải hiểu rằng cuộc chiến tranh thương mại của Hoa Kỳ không chỉ dành cho Trung Quốc mà còn với Nhật Bản, Canada, Châu Âu và mọi quốc gia trên thế giới. Và tôi nghĩ rằng nó có nguy cơ leo thang và trở nên tồi tệ hơn", GS Jason Furman nói.
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết cuộc chiến thương mại tiền tệ đã tràn qua và thị trường tiền tệ đang ảnh hưởng ở mức độ trên toàn thế giới. Và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Nói về việc bên sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, GS. Jason Furman cho biết là "không ai cả". Mọi người đều thua trong một cuộc chiến thương mại.
Chia sẻ câu chuyện toàn cầu hóa sẽ bị đảo ngược? GS. Jason Furman hy vọng là không. Ông cho rằng: "Toàn cầu hóa đang đối mặt với một số thách thức và những nước này sẽ gây tổn hại cho các nước như Việt Nam nhiều hơn bất cứ nơi nào khác, nhưng một lần nữa, các bước như CPTTP đang tăng cường toàn cầu hóa, chuyển dịch toàn cầu hóa và tôi nghĩ điều đó sẽ rất tuyệt vời cho Việt Nam".
Ông cũng cho rằng, Việt Nam nên làm những gì có thể để tăng cường vai trò của mình trong thương mại toàn cầu. Đó là cách các quốc gia nhỏ hơn thành công trong nền kinh tế toàn cầu.
XEM THÊM BẢN TEXT CHƯƠNG TRÌNH:
GS Jason Furman: Sau chiến tranh thương mại là chiến tranh tiền tệ
Nói thêm về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, GS Jason Furman bày tỏ lo ngại về hệ lụy chiến tranh tiền tệ. Sẽ không ai thắng trong cuộc chiến này.
Bạn có đồng tình với góc nhìn của GS. Jason Furman ? Mọi ý kiến xin gửi về email chương trình: gocnhinthang@vietnamnet.vn
XEM THÊM CÁC CHƯƠNG TRÌNH GÓC NHÌN THẲNG KHÁC =>>
VietNamNet
Thực hiện: Hoàng Tư Giang- Phạm Huyền
Video: Bạt Tuấn, Huy Phúc, Xuân Quý, Đức Yên
Ảnh: Phạm Hải; Đồ họa: Diễm Anh
email: gocnhinthang@vietnamnet.vn
Năm cú đấm thép TQ sẽ đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bùng phát và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hứng chịu những đòn choáng váng của Washington, Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng. Đòn phản công đó của Trung Quốc là gì?
Vì sao ông Trump mở mặt trận mới cuộc chiến thương mại với TQ?
Vòng hai cuộc tấn công thương mại của Tổng thống Donald Trump nhằm vào Trung Quốc dự kiến sẽ bùng nổ vào cuối tuần này với một mục tiêu mới.
"Quân bài bí mật" của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với TQ
Việc Mỹ hạn chế đầu tư của Trung Quốc sẽ làm chao đảo các thị trường thế giới. Song, đó có thể là "quân bài chiến lược" trong cuộc đối đầu thương mại Mỹ-Trung.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều 'đại gia' công nghệ lo sợ
Các công ty công nghệ Mỹ mới là bên chịu thiệt thòi nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không được hạ nhiệt.