XEM VIDEO:

"Công dân các dãy nhà TT2 chú ý, tất cả xuống sân chuẩn bị nhận hành trang trở về nhà”, tiếng phát thanh của ban giám hiệu vang vọng khắp khuôn viên 2 khu nhà của Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (Xuân Sơn, Sơn Tây).

Ánh mắt rạng ngời niềm vui, nụ cười khuất trong chiếc khẩu trang, Đào Thị Liên (22 tuổi, du dọc sinh) chia sẻ: “Hôm nay là ngày đặc biệt, cuối cùng ngày này đã đến, 14 ngày biết bao kỷ niệm và trải nghiệm”. Cô cùng hàng trăm người từ các phòng ùa ra sân, nơi đã được chuẩn bị sẵn bàn ghế để làm lễ chia tay các công dân hết thời hạn cách ly 14 ngày.

“Xin chúc mừng 248 công dân cách ly tại trường quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội, hôm nay được trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây cấp giấy xác nhận hoàn thành 14 ngày cách ly, đủ điều kiện trở về học tập, công tác tại địa phương”, tiếng loa lại vang lên, tiếp theo là tiếng vỗ tay rào rào phía dưới.

Trường quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội nằm trên địa bàn huyện Sơn Tây, cách xa nhà dân, trong khuôn viên có 2 toà nhà được coi là "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Toàn bộ những người được cách ly và các y, bác sỹ, cán bộ, chiến sĩ ăn ngủ và làm việc tại đây trong suốt thời gian 14 ngày.

{keywords}

Đào Thị Liên thay mặt cho gần 250 người đứng lên phát biểu. Liên là sinh viên năm 2 khoa Thông tin văn hóa Hàn Quốc, trường ĐH Keimyng.

Ngôi trường cô học nằm ở Daegu, thành phố lớn thứ 4 Hàn Quốc và là tâm điểm dịch Covid-19. Quay trở lại Hàn Quốc từ mồng 6 Tết, khi ấy, Việt Nam bắt đầu xuất hiện 3 bệnh nhân nhiễm Covid-19, Liên vẫn nghĩ đó là thời điểm thích hợp để mình… tránh dịch. 

Nhưng cô gái trẻ không thể ngờ, lần quay trở lại này và tiếp theo là những ngày mất ăn, mất ngủ. "Ngày 23/2, 602 trường hợp nhiễm bệnh và 6 ca tử vong. Em lo quá" - Liên nhắn tin cho chị gái. Sau thời gian tự "giam cầm" bản thân mình ở trong phòng để tránh dịch, Liên quyết định quay về Việt Nam.

"Hôm nay vừa tròn 21 ngày kể từ chuyến bay đặc biệt ấy. Nhớ như in tối 26/2, đón tôi ở sân bay Nội Bài hôm ấy không phải là bố, là mẹ, người thân mà là những chiến sĩ, cán bộ trong trang phục bảo hộ.

{keywords}

Tuy không nhìn rõ được khuôn mặt, ánh mắt nhưng qua lời nói cử chỉ của các chú, các anh tôi đều có cảm giác được che chở, bảo vệ. Suốt quãng đường từ sân bay về trường quân sự, cả đoàn luôn nhận được sự động viên, trấn an của các các anh. Khi đến trường chúng tôi được hướng dẫn chi tiết, ân cần, không hề có dấu hiệu của sự kỳ thị, xa lánh nào", Liên phát biểu dõng dạc.

Hầu hết mọi người khi nhập cảnh vào Việt Nam đều chung suy nghĩ 14 ngày đi cách ly là khoảng thời gian dài, mong sao cho hết nhưng giờ nghĩ lại đây có lẽ là khoảng thời gian ý nghĩa và mang lại nhiều cảm xúc nhất với Liên. Lần đầu tiên trong cuộc đời được sống trong môi trường tập thể được chăm sóc kỹ, ăn ngon, ngủ đúng giờ. 

Liên giãi bày, hết cách ly cô mới được biết trường có hơn 200 cán bộ, chiến sĩ đã tình nguyện rời chỗ ở, nằm chung để nhường chỗ cho người cách ly. Nhiều cán bộ, nhân viên ở tổ phục vụ đã phải thay đổi chế độ sinh hoạt trong ngày, thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn, bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cho người được cách ly...

{keywords}

Liên xúc động chia sẻ: "Đứng ngoài ban công, em có thể nhìn được đội ngũ hậu cần đã vất vả như thế nào, đặc biệt trong những ngày mưa gió khi phục vụ 3 bữa/ngày cho gần 800 công dân. Nơi đây bộ đội nhường nhà, nhường  chiếu để cho nhân dân được chăn ấm nệm êm".

Không giống như nhiều bạn khác, coi 14 ngày cách ly như "kỳ nghỉ dưỡng", Liên tranh thủ học tập, vạch ra kế hoạch cho tương lai. Hành lý của cô không thể thiếu những cuốn sách nên chiều chiều, thay vì tụ tập tán gẫu trong phòng Liên thường ra phía sau dãy nhà cách ly chọn 1 ghế đá yên tĩnh ngồi học.

Các anh bộ đội đi qua thấy Liên hay ngồi một mình đọc sách nên cũng trò chuyện, tâm sự. Rồi một ngày nhận được thông báo sắp hết thời hạn cách ly, BGH trường đề nghị Liên viết đôi dòng cảm tưởng.

{keywords}

Cảm ơn tình cảm, sự tiếp đón của các chiến sĩ, du học sinh bàn nhau góp tiền muốn mua tặng trường quân sự một bộ bàn ghế đá hoặc một vật phẩm để kỷ niệm nhưng BGH trường nhất quyết từ chối. "Vì các anh và các bác sĩ không nhận quà nên em dành tâm huyết vào bài phát biểu như một lời tri ân, cảm ơn tới các anh", Liên bộc bạch.

Cầm tờ xác nhận, ôm bó hoa vừa được các chiến sĩ tặng Liên nói đó là những “ngày vui” của mình, cô có thêm những người bạn mới, hiểu hơn về đất nước, con người nơi cô yêu. "Cảm ơn" là lời nói mà Liên muốn gửi tới các nhà trường, đặc biệt là các anh bộ đội, y bác sĩ ngày đêm chăm sóc cô.

{keywords}

Đứng giữa sân, dáng người cao, ẩn sau lớp khẩu trang là gương mặt sáng cùng mái tóc rẽ ngôi, Hà Ngọc Quang (21 tuổi, du học sinh ở Daegu) khiến nhiều người lầm tưởng là người Hàn Quốc. Cầm trong tay cuốn hộ chiếu và giấy chứng nhận đủ thời gian cách ly, Quang không giấu nổi sự vui mừng, ánh mắt cậu sáng lên khi nói về cuộc sống nửa tháng trong trường quân sự. 

Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn trên hành trình trở về nước, Quang cảm thấy mình vẫn thật may mắn. Cuối tháng 2, khi Hàn Quốc xuất hiện "ca siêu lây nhiễm" với số mắc tăng đến cả nghìn người, thông tin truyền thông rầm rộ khắp nơi khiến bố mẹ Quang ở Tứ Kỳ (Hải Dương) vô cùng lo lắng. Sự lo lắng tăng lên gấp đôi khi người em trai của Quang cũng đang du học bên Hàn.

{keywords}

"Một ngày bố mẹ em gọi đến 5 cuộc điện thoại, liên tục động viên, giục em về nhà. Em đã phải đắn đo suy nghĩ suốt 1 tuần liền nên về hay ở", Quang tâm sự. Tình hình ngày càng phức tạp hơn, Quang và 4 người bạn khác cùng nhau bắt chuyến bay từ Busan trở về Việt Nam ngày 26/2, suốt hành trình 5 tiếng trên máy bay lòng cậu nặng trĩu nỗi lo về đến nơi rồi sẽ như thế nào? Cách ly ở đâu.

Về đến Nội Bài lúc 11h30, hàng chục cán bộ, nhân viên trong trang phục bảo hộ ra đón, câu đầu tiên chàng trai 21 tuổi thốt lên là "Quê mình đây rồi, mình đã an toàn rồi".

Sau khi kiểm tra chắc chắn mình không sốt và không có biểu hiện bệnh, Quang cùng các bạn được chuyển về trường quân sự. Bàn chải, khăn mặt, kem đánh răng, xà phòng,.. cùng nhiều vật dụng được cấp phát. Phòng cách ly rộng khoảng 40m2, mỗi phòng gồm các giường tầng ở được 16 người, có chỗ phơi quần áo, khu vệ sinh theo từng phòng. Ai cũng chuẩn bị sẵn tâm lý cho đợt cách ly dài 14 ngày phía trước.

{keywords}

 

Vừa cười Quang vừa kể lại khoảng thời gian đáng nhớ: "Ở đây nửa tháng em tăng cân là cái chắc, ăn uống điều độ, được chăm sóc tận tình như ở nhà. Khẩu trang y tế, nước rửa tay được phát tận giường, ngày đo thân nhiệt 2 lần. Bố mẹ gọi điện nên em nói cả nhà đừng lo, các chú bộ đội rất tốt". 

Quang kể sáng 7h sáng các anh bộ đội lên phát cơm, mọi người cũng đều tự giác dậy sớm hết, sau đó được đo thân nhiệt. Khi ăn cơm, cậu bất ngờ về độ ngon, mấy tháng bên Hàn về được ăn bát cơm, món ăn Việt khiến cậu không khỏi hồi hồi nhớ nhà. Trước kia đi học không có thời gian, ở trong đây nửa tháng, cùng với đôi chút "khắt khe" của quân đội đã giúp Quang rèn luyện thói quen thể dục, thể thao, đặc biệt là tinh thần đoàn kết đồng đội.

{keywords}

Chiều đến tất cả sẽ xuống sân vận động, nhóm thì chạy bộ, nhóm đá cầu, nhảy dây, vận động tay chân hít thở không khí trong lành giữa khuôn viên mát mẻ rất giống thời học sinh. Hay những buổi tối không hẹn mà gặp tất cả cùng ra đứng ngoài ban công hát vang những bài hát về đất nước. Vì đa số là những người trẻ nên mọi người rất thoải mái, tiếng cười giòn tan, tiếng nói chuyện rôm rả vang lên.

9h30, 10 xe 29 chỗ bắt đầu lăn bánh đưa 248 người trở lại với gia đình, tại dãy nhà cách ly, hàng trăm người ở lại vẫy tay chào, động viên nhau, nhiều tiếng chào "Về an toàn nhé" "Giữ gìn sức khỏe" cùng những tiếng vỗ tay vang lên.

{keywords}
{keywords}

 

{keywords}{keywords}

Trần Thường - Thu Hằng

Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy 'người' hơn

Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy 'người' hơn

 Covid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết.