{keywords}

Tuần trước, ông Biden đã ra quyết định bổ nhiệm Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh quốc gia và Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc - ba vị trí quan trọng nhất. Cùng với đó là vị trí Đặc phái viên về biến đổi khí hậu.

Mặc dù vậy, rất khó để tiên đoán liệu chính quyền của ông Biden sẽ là sự gia hạn của nhiệm kỳ đúp 8 năm mang tên Barack Obama (2009 đến 2017) hay ông Biden sẽ tạo dựng dấu ấn riêng của mình.

Chiến dịch tranh cử của ông đã cho thấy một thông điệp rõ nét về một “nhiệm kỳ nối dài” của ông Obama: Mọi phát biểu của ông Biden đều bắt đầu với “Obama và tôi”, “bạn thân mãi mãi”. Sau khi giành được đề cử của đảng Dân chủ, thông điệp được đổi thành “tôi và Obama”. Và đến giờ, sau khi nhiều nhà quan sát nhận định rằng ông Biden là "nhiệm kỳ thứ ba của ông Obama" thì ông ấy phản bác rằng ông không phải Obama, ông là Tổng thống. 

Nếu “quá khứ là điểm bắt đầu của tương lai”, thì các quyết định bổ nhiệm của ông Biden đã cho thấy tới đây sẽ là sự tiếp nối của nhiệm kỳ Obama. 

{keywords} 

Hãy nhớ lại rằng năm 2016, ông Donald Trump tranh cử với bà Hillary Clinton là người đại diện cho giới chóp bu về chính sách đối ngoại của chính quyền Washington. Ông Trump gọi đó là "đầm lầy". Đối với ông ấy, mọi thứ ông Obama làm đều có vấn đề, đặc biệt trong giai đoạn bà Clinton làm Ngoại trưởng, sau đó là ông John Kerry.  

Ông Trump đã lần lượt đảo ngược mọi chính sách đối ngoại của ông Obama và bác bỏ triết lý cơ bản của chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa đa phương được hậu thuẫn bởi giới chóp bu bao gồm những “tinh hoa” dân chủ, các tập đoàn, những ông lớn công nghệ, các học giả và báo chí truyền thông. 

Ông Trump đã dành 4 năm để phá bỏ chương trình nghị sự của ông Obama và giờ là lúc "Đế chế phản công" để báo thù. Những cựu quan chức của chính quyền Obama đang quay trở lại. Những "nhà cải cách" này coi việc loại bỏ ông Trump chính là cách để khôi phục lại chương trình nghị sự đã bị ông Trump phá huỷ. 

Trong một động thái dọn đường, ông Obama vừa cho ra mắt cuốn tự truyện mới dài 800 trang (Phần I), nói về “những thắng lợi” trong chính sách đối ngoại của mình mà không đả động gì đến những thất bại. Ông Biden và đội ngũ nhân sự mới được hưởng lợi từ cuốn hồi ký này khi kế thừa vương quốc Obama. 

{keywords}

 

Toàn bộ 4 quyết định bổ nhiệm mới đây của ông Biden đều nhận được sự hoan nghênh của giới chóp bu về chính sách đối ngoại, bao gồm nhiều thượng nghị sỹ Cộng hoà.

{keywords}

Antony Blinken - Ngoại trưởng - tốt nghiệp ĐH Harvard, cựu thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện khi ông Joe Biden làm chủ tịch Ủy ban, cựu Thứ trưởng Ngoại giao dưới thời ông Obama.  

Ông Blinken là người trong cuộc của chương trình nghị sự Obama. Khi rời chính quyền, ông trở thành người điều hành một tổ chức vận động hành lang tư vấn về chính sách đối ngoại. Công việc này đã mang lại cho ông ấy khoản thu nhập nhiều triệu đô la. 

Ông Blinken đã bị chỉ trích vì làm tư vấn cho Facebook, Google và các công ty công nghệ đang bị Quốc hội điều tra. Ông ấy cũng là một cộng tác viên được trả lương thường xuyên trên CNN, và là người chỉ trích ông Trump mạnh mẽ. 

{keywords}

John Kerry, tốt nghiệp ĐH Yale, cựu Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và cựu Ngoại trưởng của Tổng thống Obama. Ông Kerry đảm nhận vai trò mới là Đặc phái viên về khí hậu của ông Biden, làm việc tại Văn phòng Vận động khí hậu vừa mới được thành lập.  

Ông Kerry cũng sẽ tham gia Hội đồng An ninh quốc gia bao gồm các thành viên cao cấp nhất của chính phủ. Trong 4 năm sau khi rời chính quyền, ông Kerry đã tích cực giúp Iran chuẩn bị tái gia nhập hiệp ước vũ khí hạt nhân và chuẩn bị cho Mỹ tái gia nhập Thoả thuận chung Paris về biến đổi khí hậu - cả hai thoả thuận này đều đã bị ông Trump bác bỏ. Việc bổ nhiệm ông Kerry là chỉ dấu cho thấy ông Biden sẽ tái kết nối với Iran và EU. 

{keywords}

Jake Sullivan - Cố vấn An ninh quốc gia - tốt nghiệp ĐH Yale, cựu Phó chánh văn phòng của bà Clinton khi là Ngoại trưởng và phụ trách bộ phận lập kế hoạch tại Bộ Ngoại giao. Ông là một trong những người có liên quan đến vụ bê bối email của bà Clinton với cáo buộc xóa trái phép các email công việc. 

{keywords}

Linda Thomas-Greenfield - Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc - cựu Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách châu Phi và là người phụ trách cơ quan quản lý dịch vụ nước ngoài.  

Sau khi rời vị trí trong chính phủ, bà trở thành Phó chủ tịch cấp cao của tập đoàn Albright Stonebridge. Gần đây, bà Thomas-Greenfield tuyên bố rằng mục tiêu hướng tới của bà là tăng cường sự đa dạng trong các cơ quan ngoại giao - điều hoàn toàn phù hợp với trọng tâm công bằng xã hội của ông Biden.  

Dường như bà ấy cũng muốn khôi phục lại điều mà bà cho rằng là uy tín của Mỹ đang tụt thấp trên trường quốc tế - điều này phù hợp với khuynh hướng phủ nhận “chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ” của ông Obama. 

{keywords}

 

Giống như cách ông Trump đảo ngược mọi chính sách của ông Obama, cách tiếp cận của ông Biden sẽ là một phiên bản đối lập với cách thức của ông Trump. 

Cách tiếp cận của chính quyền Obama Biden đối với các vấn đề đối ngoại là dựa trên trường phái tư tưởng “ngoại giao mềm”. Trước hết là nguyên tắc thuyết phục không đe dọa; sau đó đề xuất ưu đãi để đạt được hợp tác; và cuối cùng là tạo những trở ngại nho nhỏ, nhưng không sử dụng đe dọa quân sự. Khẩu hiệu là “ngoại giao là trước hết và luôn luôn”. 

Để thực hiện hiệu quả phương thức ngoại giao mềm, Mỹ phải thu hút được “sự ủng hộ từ các đồng minh” và các quốc gia khác, những nước sẵn sàng gây áp lực nhẹ để đạt được sự hợp tác của các nước khác. Để kích hoạt các liên minh, Mỹ phải “lãnh đạo từ phía sau”, nghĩa là các quyết định phải dựa trên sự đồng thuận của các bên tham gia khác nhau.  

Trong một bài phát biểu quan trọng, ông Biden đã đề xuất: “Mỹ sẽ không lãnh đạo bằng cách làm gương về sức mạnh mà bằng sức mạnh của việc làm gương”. Chính vì vậy, giống như ông Obama, ông Biden sẽ cắt giảm ngân sách quốc phòng bởi Mỹ không còn cần phát huy vai trò bảo vệ thế giới nữa. 

Ông Biden đưa ra một ý tưởng sẽ thực hiện ngay khi vừa nhận nhiệm sở là triệu tập hội nghị thượng đỉnh quốc tế của "các nền dân chủ" để thảo luận cách thức hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng. 

Cách tốt nhất để “xây dựng sự đồng thuận” là làm việc thông qua các tổ chức quốc tế và khu vực như LHQ và các cơ quan thành viên, EU, NATO và các tổ chức khu vực khác như APEC và ASEAN. Toàn bộ nhóm của ông Biden đã có những kết nối này.

Kỳ tới: Chỉ dấu chính sách của ông Biden đưa ra cho châu Á - Thái Bình Dương

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thúy 

Thiết kế: Quốc Dũng

Nhiệm kỳ Donald Trump: Thành công và thất bại

Nhiệm kỳ Donald Trump: Thành công và thất bại

Nhìn chung, những thành tựu chính sách của nhiệm kỳ Donald Trump thực sự ấn tượng, bên cạnh một số thất bại.