ĐOÀN LÂN SƯ RỒNG LÂU ĐỜI NHẤT CHỢ LỚN

-Thực hiện: Quốc Vương-

Đoàn lân sư rồng Liên Nghĩa Đường (thành lập năm 1923) là đoàn lân sư rồng lâu đời nhất khu vực Chợ Lớn, TP.HCM. 

Với 60 người, độ tuổi từ 15 - 31, trẻ trung, đầy nhiệt huyết, Liên Nghĩa Đường gần đây được công chúng biết đến nhiều hơn bởi liên tục được góp mặt biểu diễn tại các sự kiện trong thành phố. 

Trong một buổi tập, các thành viên đang luyện động tác múa lân, rồng, nhảy mai hoa thung. Khi tiếng trống rộn ràng khắp hẻm nhỏ cũng là lúc người dân cũng đổ ra xem. 

Múa lân thường gắn liền với các bài tập võ thuật, do vậy đòi hỏi người biểu diễn phải có thể lực và kiến thức nhất định mới có thể thực hiện.

Trong quá trình tập luyện, các thành viên thay nhau hướng dẫn, chỉnh sửa động tác.

Một thành viên nhảy trên các cột cao để tập luyện cho bài mai hoa thung. “Đây cũng là phần biểu diễn khó nhất của bộ môn này. Nếu không cẩn thận họ rất dễ gặp phải chấn thương”, thành viên Ngô Vĩ Toàn chia sẻ.

Trước một buổi diễn, các thành viên có mặt tại võ quán thắp hương bái tổ rồi diễu hành đến chùa Bà Thiên Hậu (quận 5). Đây được coi là một nghi lễ quan trọng trước khi xuất hành.

“Hồi bé em được bố mẹ cho đi xem múa lân xong thích quá, lớn em xin tham gia vào đoàn luôn”, Phạm Minh Duy, (bên phải, 15 tuổi, đã tham gia đoàn lân sư rồng được 3 năm) nói.

Trong một lần đến địa điểm biểu diễn, đoàn lân sư rồng trải qua chặng đường đi bộ từ võ quán đến chùa Bà Thiên Hậu, dài khoảng 3km.

Nghe thấy tiếng trống, nhiều người dân ở các ngôi nhà bên đường liền đổ ra xem.

Tại Chùa Bà Thiên Hậu, một số đội lân sư rồng từ những võ quán khác cũng có mặt. Nhiều em nhỏ phấn khích trước các đầu lân sặc sỡ sắc màu.

Nhân dịp năm mới, nhiều khách du lịch đã đến tham quan chùa Bà và được xem đội lân sư rồng trình diễn.

Từ 6h30 sáng, các đội lân sư rồng chia nhau "slot", mỗi đội có 30 phút biểu diễn và thắp hương tại chùa Bà.

Phía bên trong chùa Bà, nhiều người dân đến hành lễ.

Trong lúc chờ thắp hương, các em nhỏ tranh thủ chụp ảnh lưu niệm với đoàn. 

Múa lân sư rồng là một hoạt động truyền thống mỗi dịp năm mới, lễ Tết, thể hiện mừng xuân, cầu bình an, bốn mùa làm ăn thuận lợi.