{keywords}

 

{keywords}

Người bán vé số, nhặt ve chai, phụ hồ… những ngày gần đây đã quen thuộc với cây ‘ATM gạo’ miễn phí đặt tại số 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú.

{keywords}
'ATM' tuôn trào suối gạo yêu thương đến người nghèo
{keywords}
Người dân xếp hàng, giữ khoảng cách 2m để lần lượt nhận gạo miễn phí

Máy được điều khiển bằng phần mềm thông minh với nút bấm kết nối đến van tự động và thùng chứa gạo. Máy có thể nhận diện được người đến lấy gạo, đảm bảo mỗi người chỉ được đến lấy gạo 1 lần trong ngày.

Người khó khăn đến nhận gạo phải xếp hàng cách nhau 2m và không tập trung quá 10 người. Khi bấm nút, gạo trong máy tự động chảy, mỗi lần được khoảng 1,5 - 2kg.

{keywords}

Chia sẻ về cây ATM đặc biệt này, Hoàng Tuấn Anh (34 tuổi, chủ doanh nghiệp ở quận Tân Phú) cho biết, người Sài Gòn vốn hào sảng, nghĩa tình. Nhiều nơi làm từ thiện để chia sẻ những phần quà, những hộp cơm… cho người khó khăn. Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì cách làm từ thiện theo kiểu thủ công và tụ tập đông người dễ lây lan dịch.

“Xuất phát từ mong muốn chung sức cùng cộng đồng, tôi nung nấu phải làm một cái máy để việc phát đồ miễn phí được an toàn cho người nhận.

Sau đêm trăn trở, đến sáng hôm sau, tôi họp nhân viên lại và lên kịch bản, tận dụng máy móc có sẵn của công ty. Sau 8 tiếng làm không nghỉ, anh em đã làm xong máy ATM gạo phát tự động 24/24h”, Tuấn Anh chia sẻ.

{keywords}

"ATM gạo" ra đời với slogan "Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác" đã thu hút sự chú ý của dư luận xã hội.

“Mỗi ngày chúng tôi phát gạo cho 3.000 người và sắp tới mở thêm nhiều điểm mới, dự tính phục vụ cho 10.000 người nghèo. Hiện tôi và anh em trong công ty đã hoạt động quá tải. Mỗi ngày tôi chỉ được ngủ 3 - 4 tiếng”, Tuấn Anh cho hay.

{keywords}

Tuấn Anh cho biết, dự kiến trong khả năng, mỗi ngày ATM nạp vào máy nửa tấn gạo. Lượng người đến nhận càng ngày càng đông khiến anh vui nhưng cũng lo lắng vì vượt quá dự tính ban đầu. May mắn thay, Tuấn Anh không đơn độc.

“Các bạn có thể thấy những ngày qua rất nhiều nhà hảo tâm cùng chung tay với tôi. Có người chở cả tấn gạo đến. Tôi chỉ đưa ra giải pháp để kết nối, các Mạnh Thường Quân mới là người góp công sức chính trong thành công này”, Tuấn Anh chia sẻ.

{keywords}

Tuấn Anh lớn lên tại TP.HCM trong gia đình có ba làm bác sĩ, mẹ làm giáo viên. Sau 10 năm học tập và kinh doanh ở nước ngoài, anh trở về quê hương theo đuổi nghề sản xuất khóa cửa điện tử và nhà thông minh.

Hoàng Tuấn Anh chia sẻ, như nhiều doanh nghiệp khác trên cả nước trước đại dịch Covid-19, từ sau Tết Nguyên đán, doanh nghiệp của anh cũng rơi vào cảnh khó khăn.

{keywords}
Mạnh Thường Quân, người vài chục, vài trăm… và có người chở cả tấn gạo đến góp sức
{keywords}
Các nhân viên tất bật chuyển gạo vào kho. Đây là món quà tình thương được Mạnh Thường Quân mang đến góp sức hỗ trợ người nghèo

Thế nhưng, khi thấy Chính phủ nỗ lực hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng, anh cũng muốn góp sức mình và truyền cảm hứng cho những cá nhân, doanh nghiệp khác để cùng chung tay vì cộng đồng.

Tuấn Anh vui vẻ cho biết đã góp hơn 100 chiếc chuông cửa camera cho bệnh viện dã chiến ở huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ và Viện Pasteur TP.HCM... Việc này giúp các y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân có khả năng lây nhiễm.

{keywords}

“Thời gian tới, tôi sẽ nhân rộng mô hình ATM gạo với mục tiêu là 100 máy ở khắp nơi trên toàn quốc, trong đó ưu tiên sáng chế các máy phát gạo tự động mini để có thể vào tận vùng sâu, vùng xa phục vụ bà con.

Lúc này, lượng gạo cần sẽ rất lớn, ngoài ra cần một lượng nhân lực, địa điểm hỗ trợ. Hy vọng lúc đó sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp sức của chính quyền địa phương và Mạnh Thường Quân khắp nơi”, Tuấn Anh nói.

{keywords}
{keywords} 
14 ngày không thể quên ở 'tâm dịch' Bạch Mai

14 ngày không thể quên ở 'tâm dịch' Bạch Mai

14 ngày cách ly, toàn bộ y bác sỹ BV Bạch Mai dồn hết sức lực và tâm huyết để giành giật sự sống cho người bệnh. Những câu chuyện thấm đẫm tình người sẽ còn đọng lại mãi.

Tuấn Kiệt - Thanh Tùng - Thiết kế: Tú Uyên