Mỗi người khi muốn đặt chân vào thị trường nhất định phải dành thời gian tìm tòi, hiểu và chọn hướng đi phù hợp. Nắm được tiến trình phát triển, quy luật vận hành, nhà quản lý và doanh nghiệp có bước tiến phù hợp, phòng trừ rủi ro. 


Kinh tế học - Khái lược những tư tưởng lớn là công trình của các học giả trên thế giới, hiện đang làm việc hoặc giảng dạy ở một số trường đại học danh tiếng. Như cấu trúc của các quyển sách còn lại trong Bộ sách “Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn (Big Idea Simply Explained)” do Đông A mua bản quyền và phát hành vào năm 2019, các tác giả đưa ra sơ đồ tóm lược và giới thiệu bối cảnh, cha đẻ học thuyết, người ảnh hưởng. 

Sách gồm các phần chi tiết sau: 

Phần 1: Bình minh của thương mại (400 TCN - 1770) bắt đầu từ các quan niệm của Plato về nhà nước lý tưởng vào khoảng năm 380 TCN đến khi Quesnay đưa ra “biểu kinh tế” nằm trong hệ kinh tế vi mô. Các nhà Triết gia Hy Lạp đã góp phần vào định hình nền kinh tế vào giai đoạn sơ khai. 

Các vấn đề đưa ra bàn luận xoay quanh quyền sở hữu tài sản hay tuần hoàn kinh tế cùng một số học thuyết nổi bật: 

“Tài sản nên là tư hữu” từ góc nhìn Xã hội và nền kinh tế cho rằng “Không có khái niệm tư sản là không thể tư lợi - khi đó chẳng có lý do gì để gia nhập thị trường”. Các nước tư hữu rất coi trọng tài sản cá nhân. John Locke (1689) cho rằng “thứ mình tạo ra bằng sức lao động của bản thân đương nhiên là của mình”. 

Bìa quyển sách 'Kinh tế học - Khái lược những tư tưởng lớn'. 

Từ góc nhìn Kinh tế học vĩ mô, “Tiền gây ra lạm phát” chỉ ra rằng khối tài sản của quý tộc, vua chúa châu Âu không ngừng tăng lên vào thế kỷ 16. Lạm phát từ đó cũng được hình thành khi tiền tệ lưu thông không đổi, nhiều người không mua được nhiều hàng hoá trong khi tiền nhiều, làm cho giá cả sản phẩm leo thang. Jean Bodin (1530 - 1596) là người dành nhiều công sức để tìm hiểu quá trình chuyển đổi của tiền tệ. Vấn đề đặt ra: “Tại sao giá một cốc cà phê ở khu giàu lại cao hơn ở khu nghèo?”. 

Các vấn đề cần được giải đáp: Thế nào là giá công bằng? Có tiền xu thì việc gì phải trao đổi hàng; Có thể đo lường nền kinh tế; Cá nhân chẳng phải trả tiền đèn đường... cùng với các câu hỏi khác. 

Phần 2: Kỷ nguyên lý trí (1770 - 1820) mở ra cùng các quan niệm của Annee - Robert Jaceques Turgot gắn liền với việc miễn thuế cho thương mại và công nghiệp. Kết thúc kỷ nguyên lý trí là cuộc khủng hoảng tài chính do các bất ổn về văn hoá, chính trị, xã hội. 

Góc nhìn Chính sách kinh tế đồng thời được quan tâm với suy nghĩ “Để thuế được công bằng và hiệu quả”, nhà nước cần làm những việc sau: “Phải đánh thuế chủ yếu vào những người có khả năng đóng thuế nhiều nhất/ Những người có điều kiện giống nhau phải chịu thuế như nhau/ Thuế phải đánh vào những người có khả năng được hưởng lợi từ thuế nhất...

Kỷ nguyên này còn xoay quanh nhiều vấn đề: Chia quy trình sản xuất đinh ghim thành nhiều công đoạn sẽ thu được nhiều đinh hơn; Mãi nghèo do gia tăng dân số; Có cung ắt có cầu... 

Phần 3: Cách mạng công nghiệp và kinh tế (1820 - 1929) là bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế thế giới với các quan niệm về kinh tế học như “hàm số và xác suất” của Antoine Cournot, “bong bóng kinh tế” của Charles Mackay, “kinh tế học tự do” của John Stuart Mill, “tuyên ngôn Đảng Cộng sản” của Karl Marx... Các học thuyết của Karl Marx chi phối tiến trình phát triển kinh tế từ đây về sau. 

Léon Walras (1834 - 1910) nhìn từ góc nhìn Thị trường và doanh nghiệp thì “Hệ thống kinh tế gồm nhiều thị trường tự do thì ổn định cân bằng kinh tế” do thiếu hụt cung khi cầu quá nhiều: Thiếu hụt cung trong một khu vực kinh tế sẽ tạo ra dư cung ở nơi khác; Nơi nào bị thiếu hụt thì giá cả sẽ tăng; Nơi nào bị dư thừa giá cả sẽ giảm; Khi giá tăng, cầu sẽ giảm và cung sẽ tăng, loại bỏ sự thiếu hụt/ Khi giá giảm, cầu sẽ tăng và cung sẽ giảm, loại bỏ sự du thừa; Về tổng thể, nền kinh tế có khuynh hướng cân bằng khi được tự do vận hành. 

Các quan niệm: Sự điên cuồng của đám đông; Viên Chocolate cuối không ngon bằng viên đầu; Doanh nghiệp là bên chấp nhận giá chứ không phải bên định giá;  Tiêu dùng để được chú ý... chỉ ra nhiều học thuyết ảnh hưởng đến quá trình đi lên của nền kinh tế. 

Phần 4: Chiến tranh và suy thoái (1929 - 1945) mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế thế giới. Bất ổn xã hội và chính trị đã làm cho nhiều nền kinh tế suy sụp, đồng thời tạo nên một thế hệ doanh nhân mới bắt kịp thời thế và xu hướng thị trường. Kinh tế học có thêm hướng tiếp cận mới. 

Tiếp sau đó, từ góc nhìn thị trường và doanh nghiệp, các nhà kinh tế học đưa ra quan điểm về việc doanh nghiệp tìm cách bán sản phẩm cho mỗi người mỗi giá với cùng một sản phẩm, cụ thể như sau: doanh nghiệp muốn bán tối đa hoá lợi nhuận; họ thường giảm giá để thu hút người mua nhưng lại bỏ qua những người sẵn sàng chi một số tiền lớn để mua sản phẩm. Nổi bật với quan niệm này là nhà kinh tế học Jules Dupuit (Pháp), sau này có Joan Robinson (Anh), người được mệnh danh là nhà kinh tế học vĩ đại nhất thế kỷ 20. 

Một số quan niệm nổi bật trong giai đoạn này có thể kể đến là: Thất nghiệp không phải là một lựa chọn; Kinh tế gắn liền với văn hoá; Chúng ta muốn duy trì một xã hội tự do... 

Tác phẩm mang đến cái nhìn toàn cảnh về kinh tế, bao gồm những biến động và tiềm năng để thích nghi, phát triển. 

Phần 5: Kinh tế học thời hậu chiến (1945 - 1970) là giai đoạn hồi phục kinh tế và bắt đầu xu hướng mới trên thị trường cùng các nhà kinh tế học nổi tiếng như Konrad Adenauer, Milton Friedman, Jonh Nash... và quá trình hợp tác phát triển kinh tế quốc tế. Kinh tế học giai đoạn này nằm trong tổng thể các lĩnh vực của đời sống để đánh giá an sinh quốc gia.

Từ góc nhìn Kinh tế học toàn cầu, các quốc gia hợp tác với nhau khi có nguy cơ suy thoái và chiến tranh. Bản vị vàng chi phối hệ thống quy đổi tiền tệ từ tiền giấy ra vàng bắt đầu được sử dụng ở Anh vào năm 1821, áp dụng trên thế giới vào năm 1871. Giai đoạn này gắn liền với Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gây nhiều tranh cãi trên thế giới đến hiện nay. 

“Người ta dàn trải chi tiêu cho cả đời” từ góc nhìn ra quyết định. Góc nhìn này gắn liền với nhà kinh tế học Franco Modigliani - “nhà kinh tế học vĩ mô vĩ đại nhất lúc sinh thời”. Phân tích cho thấy các hộ gia đình trích một phần thu nhập cho chi tiêu gia đình, sau đó tiết kiệm khi còn trẻ và sống an nhàn khi về nhà từ số tiền tiết kiệm đó. 

Phần 6: Kinh tế học hiện đại (1970 - hiện nay) là giai đoạn năng động của thị trường gắn liền với sự biến động của chính trị - xã hội. Những vấn đề được đưa ra bàn luận gắn liền lý thuyết hành vi. Đây cũng là giai đoạn Tâm lý học và Kinh tế học có vai trò mật thiết với nhau. Tâm lý học tập trung vào phân tích hành vi con người. 

Những chủ đề bàn luận xoay quanh vấn đề sau: Có thể đầu tư mà không gặp rủi ro; Giá cả có nói lên tất cả; Kinh tế vẫn hỗn loạn kể cả khi cá nhân đang ổn định; Máy tính cũng tạo ra một cuộc cách mạng trong kinh tế cũng giống như động cơ hơi nước... 

Không còn là nền kinh tế phục vụ các nước Phương Tây, “Các nhà nước ở Đông Á dẫn dắt thị trường” trong một khoảng thời gian dài. Từ góc nhìn Tăng trưởng và phát triển, những ngành công nghiệp mới tập trung phát triển ở châu Á đồng thời nhận được sự ủng hộ phát triển kinh tế từ nhà nước, dần dà tạo nên bước phát triển mạnh mẽ trên thị trường. 

Diễn giả Thúy Duy

Thiết kế: Minh Hoa