{keywords}

Và một lần nữa, rất có thể Big Tech sẽ vẫn là bên thắng cuộc. 

Đạo luật về Chuẩn mực truyền thông của Mỹ trong điều 230 quy định rằng các nhà cung cấp mạng xã hội không phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung do bên thứ ba cung cấp trên nền tảng của họ.

Cụ thể, nếu một người dùng đăng tải một phát ngôn bị coi là “hate speech” trên nền tảng Facebook thì Facebook không chịu trách nhiệm pháp lý, mặc dù họ có thể xử lý bằng cách cho phép người dùng giữ nguyên bài đăng, yêu cầu gỡ bài, hay gắn cờ bài viết. 

{keywords} 

Theo Ủy ban châu Âu, “hate speech” bao gồm tất cả hình thức phát ngôn gieo rắc hoặc ủng hộ sự thù hận sắc tộc, bài ngoại, cũng như các phát ngôn sỉ nhục, kỳ thị do thiếu lòng dung thứ đối với sự khác biệt. Đối tượng nhắm đến của “hate speech” có thể là cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc một tổ chức cụ thể. 

Điều 230 khẳng định rằng mạng xã hội không phải là nhà xuất bản chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung đăng tải, mà chỉ là các nền tảng tổng hợp hoặc chia sẻ thông tin của bên thứ ba. 

Mạng xã hội được bảo vệ bởi các điều khoản về tự do ngôn luận trong Hiến pháp Mỹ và được coi là các công ty tư nhân, không thuộc đối tượng bị hạn chế.  Vì vậy, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. 

Vấn đề là: Những người bảo thủ, đảng Cộng hòa và ông Donald Trump phản đối việc mạng xã hội đang kiểm duyệt, thiên vị, cấm và hủy nội dung mà họ đưa trên các nền tảng này; kết quả của việc đó là làm lợi cho các đối thủ chính trị của họ. Người dân Mỹ có cùng quan điểm như vậy. Một cuộc thăm dò mới nhất của Rasmussen cho thấy 78% người dân Mỹ tin rằng mạng xã hội có thể tác động đến các cuộc bầu cử. 

Twitter và Facebook đã loại ông Trump khỏi nền tảng của mình trong cuộc bầu cử năm 2020. Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản của cựu Tổng thống sau chiến thắng của ông Joe Biden. 

Nhiều người cho rằng, mạng xã hội đã không thực hiện đủ biện pháp cần thiết để loại bỏ ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch khỏi nền tảng của họ. Trong khi những người khác thì lại cho rằng mạng xã hội, ngược lại, đang can thiệp quá nhiều.

Vừa mới đây, Twitter đã xóa một bài đăng của một nhà khoa học y tế, chính là người đã phát triển công nghệ nền tảng cho vắc xin Pfizer và Moderna, vì ông nói về nguồn gốc của virus corona. Twitter xếp bài của ông vào hạng mục "thông tin sai lệch" và gỡ bài xuống. 

{keywords} 

Ngay trong tháng 1/2021, Tổng thống Biden bắt đầu “tấn công” vào mạng xã hội khi đặt bút ký Lệnh hành pháp hủy bỏ Lệnh hành pháp của người tiền nhiệm Donald Trump, trong đó ông Trump yêu cầu các cơ quan liên bang sửa đổi điều 230 để các Big Tech phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung trên nền tảng của họ. Nói một cách ngắn gọn, ông Biden đã hủy bỏ vai trò này của các cơ quan quản lý. 

Mới đây, ông Biden ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu các cơ quan liên bang đưa ra chính sách hạn chế các hành vi độc quyền của Big Tech, chẳng hạn như: mua các công ty nhỏ hơn có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai hoặc chấm dứt hoàn toàn sự cạnh tranh. Ông Biden đã cho thiết lập Hội đồng cạnh tranh chịu trách nhiệm xem xét các hoạt động mua bán và sáp nhập, cả trong tương lai và trước đây. 

{keywords}

Trước đó, ông Biden đưa ra một sáng kiến toàn cầu nhằm đánh thuế các công ty công nghệ lớn đang hoạt động kinh doanh ở nước ngoài và không đóng thuế tại Mỹ. Đối tượng hưởng lợi chủ yếu của chính sách này là chính phủ các nước có các công ty Mỹ đang hoạt động tại đây. Mặc dù Big Tech là trọng tâm của rất nhiều trong số những nỗ lực này nhưng chính sách đánh thuế Big Tech lại không liên quan gì đến việc mạng xã hội kiểm duyệt thông tin. 

Chính phủ nhiều nước khác cũng đang tiến hành những nỗ lực đối phó với mạng xã hội. Một số nước đang theo đuổi chính sách đánh thuế. Australia đã thành công trong việc buộc mạng xã hội phải trả tiền cho bên thứ ba khi sử dụng nội dung của họ. Tuy nhiên, chính sách này chỉ đơn thuần là vì lợi nhuận. Chính phủ các nước có thể sẽ có vai trò chủ chốt trong việc “thuần hoá” mạng xã hội. 

{keywords} 

Gần đây, các nghị sĩ Cộng hòa đã ban hành Kế hoạch sửa đổi điều 230 để loại bỏ các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các công ty truyền thông xã hội. Không có gì đảm bảo rằng nỗ lực này sẽ mang lại kết quả. Tại sao? 

Đảng Dân chủ là đối tượng hưởng lợi chính của việc các mạng xã hội kiểm duyệt nội dung đăng tải của đảng Cộng hòa và ông Trump trong năm 2016 và 2020. Thành ra họ không có lý do gì để ủng hộ kế hoạch của đảng Cộng hoà sửa đổi điều 230.

Thêm nữa, 95% số tiền đóng góp cho các chiến dịch tranh cử của nhân viên và giám đốc điều hành các công ty truyền thông xã hội là dành cho đảng Dân chủ. Và, bởi vì đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, họ có thể dễ dàng ngăn chặn bất kỳ nỗ lực lập pháp nào của phe đối lập trong việc yêu cầu mạng xã hội phải chịu trách nhiệm giải trình về nội dung trên nền tảng của họ. 

Ông Trump bắt đầu quan tâm đến mạng xã hội từ năm 2015 khi bắt đầu tranh cử tổng thống. Trong vai trò Tổng thống, ông đã ban hành Mệnh lệnh hành pháp liên quan đến điều 230. Đương thời, ông Trump đã tổ chức một hội nghị cấp cao tại Nhà Trắng với sự có mặt của các nhà hoạt động để tạo hiệu ứng chú ý đến sự thiên vị, lạm dụng của mạng xã hội. Sự kiện này đã không thu hút được nhiều sự chú ý. 

Lần này, ông Trump đệ đơn kiện Big Tech lên toà án liên bang. Ông tuyên bố rằng với cách hành xử như hiện tại, mạng xã hội không còn là thực thể tư nhân mà họ đã biến mình thành đối tác của chính phủ. Như vậy, mạng xã hội hoạt động giống như chính phủ nên điều 230 không thể được áp dụng để bảo vệ họ. 

Các nhà phê bình cho rằng nỗ lực này sẽ không thành công, nhưng ông Trump vẫn sử dụng với mục đích buộc các phương tiện truyền thông chính thống theo khuynh hướng cánh tả chú ý đến mục tiêu của ông vì hiện tại ông bị cấm trên Twitter và Facebook. Nỗ lực này đang thực sự thu hút được sự chú ý và giành được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của những người ủng hộ ông. 

Một lý do giải thích cho câu hỏi tại sao đảng Cộng hòa không thể hy vọng đánh bại Big Tech chính là việc họ đã thất bại ngay ở cấp tiểu bang. Cụ thể như Florida đã ban hành luật để đảo ngược điều 230. Tuy nhiên, các tòa án liên bang ngay lập tức đảo ngược luật của tiểu bang Florida. Một lần nữa, các nhà phê bình cho rằng vụ kiện Big Tech chỉ đơn thuần là một xảo thuật khuấy động sự chú ý của công luận. 

{keywords} 

Chính phủ Mỹ đã tiến hành một vụ kiện ở quy mô lớn chống lại Google với sự tham gia của 36 chính quyền tiểu bang. Vụ kiện này đang được xử lý thông qua hệ thống tòa án liên bang. Mục đích không phải là để giải quyết các vấn đề của điều 230, mà là để phá vỡ sự độc quyền của Google trong việc sử dụng các công cụ tìm kiếm để truy cập Internet và các phương thức quảng cáo của công ty này. 

{keywords}

Vụ kiện đặt ra một mối đe dọa hiện hữu đối với Google khi nhắm vào các hoạt động độc quyền, từ đó tìm kiếm một biện pháp pháp lý nhằm chia tách các hoạt động kinh doanh của các tập đoàn lớn thành các công ty nhỏ hơn, ít quyền lực hơn, phân tách thành các mảng chuyên biệt: Tìm kiếm trên Internet; quảng cáo; phát triển và phân phối nội dung. 

Vụ kiện trừng phạt Google một phần để nhắm vào các hoạt động trên nền tảng truyền thông xã hội của công ty này: Kiểm duyệt và thiên vị tin tức ngay từ đầu nguồn cung và có thể sẽ kéo dài nhiều năm trước khi ra ngô ra khoai. 

{keywords} 

Thật đáng buồn khi nhận ra rằng người dân, chính trị gia và những người ủng hộ việc chống lại sự kiểm duyệt của Big Tech sẽ phải quen với thực tế là: Mạng xã hội sẽ tiếp tục tác động đến hệ thống chính trị. 

Nếu mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với nội dung chia sẻ trên nền tảng của họ, điều đó có nghĩa là quyền tự do ngôn luận của các nền tảng khác cũng phải đối mặt với rủi ro. Nếu kịch bản đó xảy ra, hệ thống sẽ trở nên tồi tệ hơn cả tình trạng các công ty nắm giữ độc quyền như hiện nay. 

Việc tẩy chay những mạng xã hội thiên vị không mang lại kết quả. Gần 2,9 tỷ người dùng của Facebook và gần 4 tỷ người dùng của Google đều trung thành với các nền tảng này. Và thực sự là người dùng cũng không có nơi nào khác để đi, một phần vì điều đó gây ra sự bất tiện, một phần khác vì họ không biết có nền tảng nào phổ biến như vậy nữa. 

Phát triển các nền tảng cạnh tranh thay thế là một ý tưởng hay nhưng nền tảng mới sẽ không thể đạt được số lượng người dùng như của Facebook và Google hiện giờ. Cả Facebook và Google đều đã chuẩn bị sẵn phương tiện để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiếp cận thị trường của mình. Một ví dụ là nền tảng thay thế Parlour đã ngay lập tức bị Facebook và Google phá huỷ hoàn toàn. 

Thông thường, khi chính phủ khởi động nỗ lực chống lại các tập đoàn, lợi thế của chính phủ là có nguồn lực dồi dào để khiến các tập đoàn phải nhận phần thua trong các cuộc chiến pháp lý. Điều đó không đúng trong trường hợp này. Với khối tài sản ở mức 130 tỷ USD, bao gồm 40 tỷ USD được thêm vào năm 2021, ông chủ của Facebook, Mark Zuckerberg, có thể dễ dàng chống đỡ các vụ kiện của chính phủ. 

Cơn ác mộng đối với nước Mỹ, đó là các ông trùm truyền thông xã hội dường như đều có rắp tâm trở thành Tổng thống. Cầu Chúa lòng lành cứu giúp!

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thuý         

Thiết kế: Quốc Dũng

Big Tech đang tiếp quản nước Mỹ và thế giới

Big Tech đang tiếp quản nước Mỹ và thế giới

Tiếp theo thành công về mặt thương mại, Big Tech bắt đầu tác động đến nhận thức, thái độ, hoạt động chính trị, và hành vi bỏ phiếu của người dùng bằng cách sử dụng các thuật toán tinh vi.