Ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương đã có buổi chia sẻ với VietNamNet về chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh. 

PV: Thưa ông, Hải Dương vừa qua đã có những bước tiến đáng kể nổi bật trong lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Xin ông có thể chia sẻ về bức tranh chung với những kết quả đạt được trong lĩnh vực CNHT của tỉnh trong thời gian vừa qua?

Ông Trần Văn Hảo: Trong thời gian qua, ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực. Giai đoạn 2016 - 2020, giá trị sản xuất (GTSX) toàn ngành tăng bình quân 15,4%/năm; tổng GTSX đạt gần 290.000 tỷ đồng; GRDP công nghiệp, xây dựng đạt trên 75.000 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

Năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,2%, GTSX ước đạt trên 270.000 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020.

{keywords}

Trong kết quả chung đó, có sự đóng góp nổi bật của CNHT, các sản phẩm CNHT đa dạng, phong phú đã đáp ứng một phần cho nhu cầu sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt là CNHT trong 3 lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện - điện tử, dệt may - da giày đã có tốc độ tăng trưởng cao.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 152 cơ sở sản xuất CNHT trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX CNHT của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 10,6%/năm, chiếm tỷ trọng 19,3% tổng GTSX CN toàn tỉnh. Trong đó: Tốc độ tăng trưởng CNHT của lĩnh vực: cơ khí chế tạo bình quân đạt 16,8%/năm, điện - điện tử đạt 16,0%/năm, dệt may - da giày đạt 4,4%/năm.

Bên cạnh đó, CNHTđã đóng góp vào việc thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp nói chung và các lĩnh vực sản xuất thành phẩm khác. Phát triển của CNHT đã tạo môi trường hình thành mối liên kết sản xuất giữa các thành phần kinh tế,giữa cơ sở sản xuất trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, liên kết giữa vệ tinh CNHT và các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.

Đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng trong việc tiếp tục tăng cường mối liên kết trong sản xuất để phát triển CNHT trong thời gian tới.

{keywords}

PV: Hạ tầng KCN phát triển và việc hình thành khu tập trung, tạo chuỗi liên kết là yếu tố quan trọng góp phần phát triển hệ sinh thái CNHT giữa DN CNHT và các doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm.  Đây là nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp. Được biết, tỉnh Hải Dương hiện có 14 Khu Công nghiệp, khoảng 500 doanh nghiệp FDI. Vậy, xin ông có thể chia sẻ về việc hình thành các chuỗi liên kết CNHT hiện nay trong các KCN ở tỉnh?

Ông Trần Văn Hảo: Xác định việc hình thành các chuỗi liên kết là một trong những nút thắt cần tháo gỡ để đẩy mạnh phát triển CNHT, trong thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung chỉ đạo triển khai quy hoạch mới và điều chỉnh các quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất CNHT kết nối cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp lắp ráp, hoàn thiện.

Theo đó, Hải Dương đã tập trung vào 2 hướng đi là: 

Thứ nhất, về hình thành liên kết các KCN, CNC hỗ trợ phát triển CNHT:

- Hình thành vùng công nghiệp trọng điểm của tỉnh khoảng 5000 ha (tại huyện Bình Giang, Thanh Miện) nhằm thu hút các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp lắp ráp lớn... trong đó hình thành các phân khu chính như: KCN chuyên biệt công nghệ cao, KCN đô thị - dịch vụ, KCN sinh thái...

- Hình thành và phân vùng để liên kết các chuỗi cung ứng phù hợp thuận lợi; trong đó xác định vùng công nghiệp trọng điểm (như đã nói ở trên) là vùng lõi. Vùng 2 là vùng thu hút phát triển công nghiệp hỗ trợ) (bao gồm các KCN, CNC tại các huyện Ninh Giang, Gia Lộc, Thành phố Hải Dương, Cẩm Giàng) để bố trí thu hút đầu tư trong lĩnh vực CNHT cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp lắp ráp hoàn thiện sản phẩm ở vùng lõi. Vùng 3 (vùng công nghiệp chế biến, chế tạo và hình thành quỹ đất để di chuyển tại các Khu đô thị, khu dân cư, các CNC không có chủ đầu tư), bao gồm các KCN, CNC tại: các huyện Thanh Hà, Nam Sách, Kim Thành, thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn.

Các vùng này đáp ứng được yêu cầu vị trí gần kề hoặc không quá 30 phút di chuyển đảm bảo việc cung ứng nhanh chóng cho các doanh nghiệp lắp ráp, tại vùng lõi.

{keywords}

Thứ hai, về quy hoạch chi tiết tại các KCN, CNC nhằm hỗ trợ phát triển CNHT:

- Đối với khu công nghiệp chuyên biệt công nghiệp cao: Phải dành 100% diện tích đất cho quy hoạch công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

- Đối với khu công nghiệp không phải khu chuyên biệt công nghiệp cao: Dành ít nhất 20% diện tích đất để quy hoạch thu hút công nghiệp công nghiệp cao, còn lại chủ yếu tập trung thu hút công nghiệp hỗ trợ.

- Đối với cụm công nghiệp: Dành ít nhất 20% diện tích đất cho quy hoạch để bố trí thu hút công nghiệp hỗ trợ.

PV: Ông đánh giá ra sao về mức độ tham gia chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng cho các FDI của các DN Việt Nam của tỉnh, liệu đã tương xứng với tiềm năng của tỉnh?

{keywords}

Ông Trần Văn Hảo: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 2.250 doanh nghiệp (gần 500 dự án FDI) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó: doanh nghiệp chế biến, chế tạo 1880 doanh nghiệp (Dệt may, da giày 400 doanh nghiệp; Cơ khí, luyện kim 500 doanh nghiệp; Điện- điện tử 250 doanh nghiệp; CN chế biến nông lâm thủy sản 300 doanh nghiệp; CN SXLVXD và SX than cốc 200 doanh nghiệp; CN hóa chất, hóa dược và dược 180.000 doanh nghiệp; Ngành khác 50 doanh nghiệp); số doanh nghiệp khai khoáng, sản xuất điện, sản xuất nước và xử lý rác thải: 370 doanh nghiệp và trên 23.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên, quy mô của các doanh nghiệp CNHT có vốn đầu tư trong nước của tỉnh rất nhỏ, năng lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu vốn, thiếu nguồn lực để đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ, hiệu quả và năng suất thấp, sản phẩm chưa đủ cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia cung cấp sản phẩm vào trong hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp FDI.

Mặc dù chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu, nhưng các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn tỉnh cũng đã từng bước sơ khai hình thành mối liên kết sản xuất giữa các cơ sở sản xuất CNHT trong tỉnh với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lắp ráp lớn trong nước.

{keywords}

PV: Thưa ông, để đạt được kết quả thúc đẩy phát triển CNHT trên địa bàn, sắp tới tỉnh sẽ có những đột phá chính sách ra sao?

Ông Trần Văn Hảo: Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua, để thúc đẩy phát triển CNHT trên địa bàn trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tích cực tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ 6 giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt việc tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về phát triển CNHT.

Thứ hai, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” của tỉnh.

Thứ ba, xây dựng và ban hành khung tiêu chí hạ tầng kỹ thuật về định hướng các ngành nghề thu hút đầu tư tại các KCN, CCN giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp định hướng phát triển CNHT của tỉnh.

Thứ tư, xây dựng và ban hành quy định về chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT.

Thứ năm, xây dựng chương trình quảng bá xúc tiến đầu tư thu hút các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp lớn vào tỉnh làm đầu tầu dẫn dắt CNHT phát triển.

Thứ sáu, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để công khai minh bạch việc thu hút đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh.

{keywords}

Thực hiện: Văn Thành

Thiết kế: Hồng Anh

Trực tuyến: Vĩnh Phúc đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Trực tuyến: Vĩnh Phúc đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nổi bật với khoảng 300 doanh nghiệp, trong đó 10% là doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng của các Tập đoàn lớn. Các kinh nghiệm của tỉnh được chia sẻ tại buổi toạ đàm trực truyến.