{keywords}
{keywords}

Ông đánh giá như thế nào về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng nói riêng và xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung sau khi Đảng kiện toàn nhân sự khóa mới?

Có thể nói toàn bộ hoạt động phòng chống tham nhũng trong năm 2021 thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng ta nói chung và của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nói riêng.

Nghị quyết Đại hội XIII xác định “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng, triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả”.

Trong đó, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng củng cố hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Tinh thần Đại hội XIII đề ra lần này trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng là phải kiên quyết, không có “vùng cấm”, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, kiên quyết hơn.

Tính từ Đại hội XIII đến nay chỉ hơn 10 tháng mà hàng loạt vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui, xử lý. Điển hình như các vụ án xảy ra trong lĩnh vực y tế; vụ án xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng; các vụ án vi phạm quy định quản lý đất đai, quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước xảy ra tại Bình Dương, Khánh Hòa, TP.HCM...

Chúng ta đã nghiêm túc xử lý hàng loạt cán bộ, trong đó có cả cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, kể cả Ủy viên Trung ương, Bí thư tỉnh ủy, tướng lĩnh…

{keywords}

Điều này nói lên quyết tâm chính trị của Đại hội XIII đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chuyển thành hiện thực, thể hiện bằng hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.

Chính điều này làm cho cán bộ, đảng viên tin tưởng vào Đảng hơn, khối đại đoàn kết trong nhân dân được củng cố tốt hơn. Thông qua đấu tranh phòng chống tham nhũng năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII rõ ràng hệ thống chính trị được củng cố một bước hết sức quan trọng.

{keywords}

Vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định 32 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trong đó bổ sung thêm chức năng "phòng, chống tiêu cực". Theo ông, quy định này có ý nghĩa như thế nào trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay?

Trong nhiệm kỳ XII của Đảng ta để lại dấu ấn rất đậm nét trong sự nghiệp xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Có thể nói trong lịch sử Đảng chưa bao giờ trong một nhiệm kỳ Đảng ta có nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng về công tác phòng chống tham nhũng như vậy (Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6, Trung ương 7 khóa XII, Quy định 08 về trách nhiệm nêu gương…).

Trong 4 năm của nhiệm kỳ XII, chúng ta đã xử lý 113 cán bộ cao cấp do Trung ương quản lý, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị, một số ủy viên Trung ương đương nhiệm và về hưu.

Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta rất cao; hơn thế nữa, quyết tâm chính trị không chỉ thể hiện trong nghị quyết mà còn đưa vào trong cuộc sống.

Qua đấu tranh phòng chống tham nhũng chứng tỏ Đảng ta mạnh. Một Đảng không mạnh thì không có sức để xử lý từng ấy cán bộ cấp cao. Cũng giống như một con người, phải có đủ can đảm, bản lĩnh mới dám cầm dao để mổ xẻ “u nhọt” trong cơ thể mình.

{keywords}

Kết quả quan trọng nhất không phải là xử lý được ai mà nằm ở việc củng cố được lòng tin của người dân và đảng viên đối với Đảng. Lòng tin của dân chính là cội nguồn sức mạnh của Đảng. Thông qua đấu tranh phòng chống tham nhũng, Đảng mạnh hơn, dân tin Đảng hơn.

Nhưng phải thấy rằng trong nhiệm kỳ vừa rồi, vấn đề phòng ngừa chúng ta còn phấn đấu nhiều hơn nữa. Vì thế ngày sau Đại hội XIII, Đảng ta đã quyết định bổ sung thêm nhiệm vụ "phòng chống tiêu cực" vào Ban Chỉ đạo Trung ương, trở thành “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.

Về mặt khoa học, chính trị học, pháp luật học phải thấy, Quy định 32 trước hết là sự phát hiện, phát triển về nhận thức của Đảng ta.

{keywords}

Trước đây ta đánh, chống tham nhũng rất hiệu quả; bây giờ vẫn đánh, vẫn chống tham nhũng nhưng thêm chống tiêu cực. Nghĩa là trong thời gian tới đây bên cạnh "chống tham nhũng", chúng ta đặc biệt quan tâm đến "phòng tham nhũng". Nếu như 5 năm vừa rồi chúng ta “chống” rất tốt thì 5 năm tới đây chúng ta quan tâm đặc biệt về “phòng” nhiều hơn.

Bởi vì từ “tiêu cực” đến “tham nhũng” là một quá trình. Cho nên việc đưa nhiệm vụ chống tiêu cực vào Ban Chỉ đạo Trung ương tức là nhận thức mới của Đảng về công tác phòng ngừa tham nhũng. Bản thân chống tiêu cực chính là phòng ngừa tham nhũng. Nếu phòng ngừa tốt, chống tiêu cực tốt thì chắc chắn tham nhũng sẽ giảm hẳn đi. 

{keywords}

Gần đây, Trung ương, Bộ Chính trị ban hành 3 quy định liên quan đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Quy định về những điều Đảng viên không được làm; Kết luận về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; Quy định về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Theo ông các Quy định này của Đảng tác động như thế nào đến công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới?

Ba quy định này một lần nữa chứng tỏ quyết tâm của Đảng ta, bên cạnh chống tham nhũng quyết liệt, mạnh mẽ thì cũng đồng thời tập trung vào phòng ngừa tham nhũng.

Chẳng hạn như Quy định về Những điều đảng viên không được làm chính là phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ gốc rễ. Nếu ai cũng thực hiện đầy đủ thì rõ ràng làm gì có tham nhũng. 

Hay như Quy định về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ chính là hình thức răn đe cán bộ trong quá trình thực hiện công vụ. Chính điều này cũng là để ngăn ngừa sự phát triển các tiêu cực dẫn đến các vụ tham nhũng lớn.

Còn Kết luận về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung là quy định rất hay. Một đất nước muốn phát triển được, một tỉnh muốn phát triển được, một địa phương muốn phát triển được chắc chắn phải có những cán bộ năng động, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Quy định này có mẫu số sung “vì lợi ích chung”. Những cán bộ khi lao động sáng tạo, đổi mới có thể có những điều không phù hợp với quy định hiện hành, quy định cũ chưa kịp thay thế, thậm chí có những việc trong quá trình đột phá không thành công nhưng vì động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì dứt khoát phải bảo vệ họ.

Nhìn một cách tổng thể các quy định của Đảng có thể thấy, một mặt ta quyết liệt phòng chống tham nhũng nhưng một mặt ta khuyến khích cán bộ phải năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Hiện nay có dư luận cho rằng, càng chống tham nhũng thì cán bộ càng không dám làm và không muốn làm. Vì vậy Kết luận của Bộ Chính trị chính là mặt kích thích vào cái say sưa, tâm huyết, cái xả thân vì đất nước của cán bộ, đảng viên. Từ đó khuyến khích họ lao tâm khổ tứ, tận tâm với đất nước tạo ra cái mới, tạo ra bước phát triển đột phá.

{keywords}

Là bộ trưởng, là chủ tịch tỉnh, là giám đốc sở, chủ tịch huyện, người đứng đầu một cơ quan dám lăn xả, dám lao vào, kiên quyết tìm ra cái mới, tạo hiệu quả mới để đưa địa phương mình, ngành mình, cơ quan mình phát triển đi lên, vì lợi ích chung thì phải được bảo vệ. Đảng không xử lý mà còn khuyến khích và bảo vệ họ.

Đây cũng chính là cái phao để tiếp sức cán bộ, đảng viên sẵn sàng "bơi" xa hơn. Điều này cũng chính là Đảng đã giải tỏa về mặt tư tưởng đối với những cán bộ đảng viên còn lấn cấn về việc chống tham nhũng quyết liệt thì cán bộ sợ không dám làm. Tức là đánh tan tư tưởng sợ trách nhiệm, không dám làm. 

Với những kết quả đạt được trong năm 2021, cùng các quy định Đảng vừa ban hành, ông kỳ vọng như thế nào về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian tới?

Với quyết tâm được đề ra trong Nghị quyết Đại hội XIII cùng với những quy định Đảng ban hành gần gây cũng như những gì Đảng hành động trong gần một năm nay đều nói lên quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng “cao hơn”, “mạnh hơn”.

Với tinh thần này, tôi tin rằng trong nhiệm kỳ XIII, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng chỉnh đốn Đảng của chúng ta chắc chắn có kết quả ngày một tốt hơn, Đảng sẽ ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn.

Tất nhiên con đường đi còn nhiều khó khăn, gập ghềnh chứ không đơn giản. Bởi vì cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng thực chất là cuộc đấu tranh về nội bộ, đụng chạm đến lợi ích của bao nhiêu cán bộ cho nên cực kỳ phức tạp và khó khăn.

{keywords}

Thu Hằng-Trần Thường - thiết kế: Nguyễn Huệ

Bước tiến mới về xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua ba quy định mới ban hành

Bước tiến mới về xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua ba quy định mới ban hành

Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành 3 văn bản vô cùng quan trọng liên quan đến công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng.