Cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá cần được khen thưởng
Đại biểu Quốc hội đề xuất như vậy khi góp ý vào dự thảo Luật thi đua khen thưởng (sửa đổi) tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 28/3.
Góp ý vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 sáng 24/5, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nói về thể chế hóa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
Với ảnh hưởng của đại dịch làm tốc độ phát triển chậm lại thì trong thời gian còn lại, ông Cảnh cho rằng, cần phải có đột phá để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Ông nêu cần có những đột phá trong các chính sách, trong công tác điều hành: "Những đột phá thường đi trước pháp luật hoặc pháp luật đã quy định, nhưng trong một số trường hợp cần phải bỏ qua để đạt được những kết quả cao hơn vì lợi ích chung".
Hiến pháp quy định các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ và pháp luật. Từ đây, ĐBQH cho hay, muốn có đột phá và vẫn tuân thủ Hiến pháp thì cần có Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm.
Ông đề xuất, Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm sẽ có 2 phần. Một là phần cá nhân, tổ chức quyết định những công việc chưa được pháp luật quy định. Hai là phần cá nhân, tổ chức quyết định những công việc trái với pháp luật hiện hành quy định và trong mỗi trường hợp đều có quy định tổ chức lấy ý kiến tập thể, ý kiến Mặt trận, xin ý kiến của cấp lãnh đạo, cấp trên khác nhau.
Nội dung của các quyết định đó là vì lợi ích chung và phải mang lại lợi ích lớn. Trên cơ sở đó, các đơn vị sẽ cân nhắc vì lợi ích chung, giúp địa phương tăng trưởng, ngân sách tăng thu, tốc độ xây dựng hạ tầng quan trọng được đẩy nhanh... Những con số này phải được tính toán khoa học.
"Các quyết định này không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức đưa ra quyết định đột phá, mang lại lợi ích sẽ được tuyên dương, khen thưởng để lan tỏa trong xã hội", ông Cảnh đề xuất.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ cũng đã có kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị "định kỳ sơ kết, tổng kết, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng, thực hiện các giải pháp thí điểm, sau đó nghiên cứu để thể chế hóa". Hiện nay, mặt bằng chính sách đã có chế tài dân sự, hành chính, vì vậy đề xuất xây dựng luật của đại biểu cần có nghiên cứu chín chắn
Trước đó tháng 9/2021, Bộ Chính trị ban hành kết luận yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định, nhưng không phù hợp với thực tiễn; mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
ĐB Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên giao cho các cơ quan nghiên cứu đó là ban hành quy định cụ thể một luật là luật về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Các quy định từ Hiến pháp 1946 đến nay đều rất cụ thể và 4 nội dung Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Thủ đô luôn luôn được Hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, mới có Luật Thủ đô, còn Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca chỉ được quy định trong nghị định, thông tư.
Vì vậy, ông Thân đề nghị tất cả các nội dung này phải thể hiện bằng văn bản luật, không dài, không phức tạp.
Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, về Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca đã có lần thảo luận. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn ông Long cho rằng vấn đề này đã có trong Hiến pháp và một số các quy định trong Luật Hình sự, Luật Thủ đô nên Bộ Tư pháp xin phép được tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu xem phạm vi này có đủ để quy định trong một dự án luật không.
Trần Thường
Đại biểu Quốc hội đề xuất như vậy khi góp ý vào dự thảo Luật thi đua khen thưởng (sửa đổi) tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 28/3.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tại sao cứ xử lý một người lại phát hiện thêm người tham nhũng nữa. Phải chăng ngoài việc cán bộ suy thoái, biến chất còn có sơ hở dẫn đến tình trạng “mỡ để miệng mèo”?
Đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) không cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, không làm nhụt chí những người dám nghĩ, dám làm", Phó ban Nội chính Trung ương quả quyết.