{keywords}
{keywords}
{keywords}

Hàng loạt cuộc biểu tình nhỏ đã châm ngòi cho làn sóng nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vào năm 2011, được truyền cảm hứng bởi phong trào Mùa Xuân Ảrập ở nhiều nước xung quanh. Hàng trăm phe nhóm nổi lên đòi cải cách đã đối đầu với chiến dịch trấn áp của chính quyền, dần đẩy Syria vào cuộc nội chiến triền miên.

Vào tháng 8/2013, một vụ tấn công vũ khí hóa học bên ngoài thủ đô Damascus mà phe nổi dậy và chính phủ đổ lỗi cho nhau đã làm dấy lên phản ứng toàn cầu. Mỹ và Anh lập tức muốn can thiệp vào Syria, đòi Tổng thống Assad phải ra đi nhưng bị Nga phản đối dữ dội.

Nhằm tránh cho tình hình trở nên phức tạp, Moscow – một đồng minh then chốt của Chính phủ Syria - đề xuất Damascus phá hủy các nhà máy vũ khí hóa học và việc này được thực hiện năm 2013.

{keywords}

Đầu năm 2014, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nổi lên với một loạt vụ khủng bố ghê rợn, chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và tràn sang Syria. Xung đột bạo lực đến thời điểm này không còn là chuyện riêng của chính quyền ông Assad và các lực lượng đối lập.

Tháng 9/2014, Mỹ, Anh cùng các đồng minh thành lập liên quân tiêu diệt IS cả ở Iraq và Syria. Nhưng sau một năm cuộc chiến chống IS do Mỹ đứng đầu ở Syria không hiệu quả, tháng 9/2015, Nga quyết định can thiệp quân sự vào đất nước đồng minh theo yêu cầu của Tổng thống Assad, thực hiện các chiến dịch quân sự chống IS và mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

Moscow công khai hậu thuẫn Chính phủ Syria, cung ứng trang thiết bị cho quân đội Syria giúp họ chống lại các phe nhóm nổi dậy. Được người Nga tiếp sức, quân đội chính phủ Syria đã đạt nhiều thắng lợi, giành lại được phần lớn các vùng lãnh địa mà quân nổi dậy chiếm giữ.

{keywords}

Ngày 4/4/2017, một vụ tấn công hóa học thảm khốc xảy ra ở Khan Sheikhoun thuộc tỉnh Idlib. Với cáo buộc chính quyền ông Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ hạ lệnh tấn công tên lửa nhằm vào một căn cứ của quân đội Syria để đáp trả.

Rạng sáng ngày 7/4, hai chiến hạm Mỹ ở Địa Trung Hải nã hơn 50 tên lửa Tomahawk vào các máy bay, đường băng, trạm xăng tại căn cứ không quân Syria ở thành phố Homs. 

Trong suốt 7 năm Syria hứng xung đột, Liên Hợp Quốc đã nhóm họp nhiều lần để bàn cách giải quyết, nhưng các cuộc họp luôn chứng kiến bất đồng sâu sắc giữa một bên là Mỹ cùng các đồng minh và một bên là Nga cùng Iran.

{keywords}

Trong khi đó, dân thường Syria bị mắc kẹt giữa những làn đạn. Con số thương vong được nhiều tổ chức khác nhau ước tính. Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) thống kê có hơn 330.000 chết và hơn 13.000 người bị thương.

Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi Syria sang các nước láng giềng lánh nạn. Hàng nghìn người đã tìm đến các quốc gia Vùng Vịnh, trong khi vô số người bỏ mạng khi cố vượt biển Địa Trung Hải với hy vọng có được cuộc sống mới ở bên kia bờ đại dương.

Dòng người Syria bất chấp nguy hiểm và thiếu thốn ùn ùn tìm đường đến châu Âu tạo nên một cuộc khủng hoảng di dân nghiêm trọng đối với các nước sở tại. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ là nước đón nhận đông dân Syria tị nạn nhất, với hơn 2,9 triệu người.

{keywords}

Cuộc khủng hoảng ở Syria trở lại là điểm nóng của thế giới sau nghi ngờ tấn công vũ khí hóa học thảm khốc ở Douma, một thị trấn gần Damascus. Bất chấp sự bác bỏ của Syria và Nga, chính quyền ông Assad một lần nữa bị Mỹ và phương Tây coi là thủ phạm trong vụ tấn công này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ sớm thông báo "các quyết định lớn". Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đừng "khích động".

Các bên đều yêu cầu Hội đồng Bảo an họp khẩn nhưng một lần nữa, phòng họp biến thành màn đấu khẩu giữa hai cường quốc Nga – Mỹ, và hai bên tiếp tục phủ quyết nghị quyết của nhau.

{keywords}

Bài viết: Thanh Hảo

Đồ họa: Diễm Anh