Có hàng trăm, hàng nghìn điểm đến ở Trung Quốc đáp ứng đủ loại sở thích của các du khách. Nhưng một trong số đó phải kể tới Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tây Nam Tứ Xuyên, là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm sự giao thoa hoàn hảo giữa thiên nhiên và những công trình hiện đại.

Thành Đô được mệnh danh là 'thủ đô gấu trúc' của thế giới bên cạnh những dự án thúc đẩy du lịch hiện đại đã và đang được triển khai trong thời gian gần đây.

{keywords}
{keywords}

Nếu muốn đến thăm một vùng đất của vui vẻ và hạnh phúc ở Trung Quốc thì chắc chắn không thể bỏ qua Thành Đô.

Theo khảo sát thường niên do Oriental Outlook, một tạp chí có trụ sở tại Thượng Hải kết hợp với hãng thông tấn quốc gia Tân Hoa Xã, thực hiện thì liên tiếp trong 12 năm liền, Thành Đô được bình chọn là 'thành phố hạnh phúc nhất Trung Quốc'.

Kết quả khảo sát dựa trên lượng dữ liệu phân tích nhiều yếu tố, các bảng câu hỏi, ý kiến của các chuyên gia đồng thời đánh giá mức thu nhập, dịch vụ y tế đến mức sống của thành phố.

{keywords}
{keywords}

Sẽ được chính thức khai trương vào đầu năm 2022, nơi ở mới của những chú gấu trúc tại Cơ sở Nghiên cứu Nhân giống Gấu trúcThành Đô là một tập hợp các tòa nhà hiện đại hình vòng nằm ẩn mình trong rừng trúc.

Ping Jiang, người đứng sau công trình 'Panda Pavilions' cho biết "Chúng tôi vô cùng ấn tượng với môi trường tự nhiên được bao quanh bởi những ngọn đồi nhấp nhô và những khu rừng rậm rạp xanh tốt của khu vực này".

Các không gian tràn ngập ánh sáng và phủ tuyết tùng được "lấy cảm hứng từ cảnh quan thiên nhiên của thảo nguyên Thành Đô" và "một môi trường thân thiện với động vật".

Panda Pavilions có cả không gian trong nhà và ngoài trời cũng như khu sinh hoạt của gấu trúc, cùng với các văn phòng hành chính cho nhân viên và các cơ sở hỗ trợ.

Ngoài ra, nơi đây cũng sẽ trở thành không gian lý tưởng cho các triển lãm và giáo dục tương tác dành cho việc nghiên cứu và bảo tồn gấu trúc.

{keywords}
{keywords}

Architecture Studio X + Living có trụ sở tại Thượng Hải được biết đến là đơn vị đứng sau những nhà sách đẹp nhất ở Trung Quốc và cửa hàng mới nhất của họ tại Thành Đô cũng không phải là ngoại lệ.

Tọa lạc tại Dujiangyan, phía Tây Bắc của Thành Đô, Zhongshuge là nhà sách lớn thứ hai ở thành phố này. Lấy cảm hứng từ hệ thống tưới tiêu cổ đại của Dujiangyan, hệ thống thủy lợi lâu đời nhất trên thế giới, nhà sách mới lạ này có các giá sách được làm từ gỗ óc chó cao sát tới trần uốn lượn.

Trần nhà sách cũng được trang bị hệ thống gương lớn khiến lối hành lang trông như một chiếc kính vạn hoa khổng lồ.

{keywords}
{keywords}

Sân bay quốc tế Tianfu ở Thành Đô là một trong những sân bay mới và hiện đại nhất thế giới được đưa vào hoạt động trong năm nay.

Tianfu cũng là sân bay dân dụng lớn nhất Trung Quốc được xây dựng trong khuôn khổ Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020). Với tổng cộng sáu đường băng, sân bay này dự kiến đón tới 60 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2025.

Khách du lịch có thể trải nghiệm một loạt công nghệ tiên tiến tại Tianfu, bao gồm phần mềm nhận dạng khuôn mặt, ki-ốt tự đăng ký và nhân viên hướng dẫn bằng robot AI.

{keywords}
{keywords}

Là thành phố đầu tiên trên thế giới được UNESCO công nhận là 'Thành phố Ẩm thực' vào năm 2010, sức mạnh ẩm thực của Thành Đô là không thể phủ nhận.

Vì vậy, đây cũng là thành phố có nhiều nhà hàng được trao sao Michelin nhiều thứ tư ở Trung Quốc đại lục sau Thượng Hải, Quảng Châu và Bắc Kinh.

Nếu như nhiều du khách đổ xô đến Tứ Xuyên để thưởng thức các món lẩu cay tê lưỡi thì tới Thành Đô, mọi người cũng có thể thưởng thức món đậu phụ mapo nổi tiếng ở Trung Quốc. Món ăn 'gây nghiện' này được làm từ thịt băm và đậu phụ thái hạt lựu với ớt cay và dầu đậu lên men đã xuất hiện ở Thành Đô suốt hơn một thế kỷ nay.

Ngoài ra, bánh bao Zhong (loại bánh bao nhân thịt với dầu ớt đặc biệt và nước tương ngọt) hay mì nước ngọt với ớt và vụn đậu phộng là hai món ăn địa phương khác mà du khách nên thử bên cạnh vịt hun khói với lớp da giòn ngọt và thịt mặn cùng tofa - một loại bánh pudding đậu phụ mềm và ngọt với nhiều lớp phủ khác nhau.

{keywords}
{keywords}

Bên cạnh việc một số nghệ sĩ Trung Quốc đương đại nổi tiếng quốc tế như Zhou Chunya và Zhang Xiaogang đều quyết định thành lập studio riêng ở Thành Đô, thì năm nay, nền nghệ thuật của thành phố này lại có thêm một cú hích lớn nữa.

Công viên Nghệ thuật Tianfu rộng 400.000 mét vuông, theo chủ đề nghệ thuật ở trung tâm Thành Đô, sẽ mở cửa với hai bảo tàng mới: Bảo tàng Nghệ thuật Tianfu Thành Đô và Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Thành Đô.

Cả hai đều được điều hành bởi Học viện Nghệ thuật Thành Đô, Bảo tàng Nghệ thuật Tianfu sẽ tập trung vào nghệ thuật địa phương trong khi Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Thành Đô sẽ nhấn mạnh công việc có tư duy cầu tiến quốc tế và thúc đẩy sự phát triển toàn cầu của nền nghệ thuật Thành Đô.

Mở màn cho những sự kiện này là triển lãm Chengdu Biennale (diễn ra từ nay đến ngày 6 tháng 4 năm 2022), trong khuôn viên của đại công viên và hai bảo tàng.

{keywords}
{keywords}

Một nghiên cứu gần đây của Trip.com Group cho thấy Thành Đô được mệnh danh là một trong '10 điểm đến du lịch về đêm' phổ biến nhất ở Trung Quốc. Khi nơi đây tập trung số lượng quán bar cao thứ hai ở Trung Quốc, chỉ sau Thượng Hải.

Nhưng bên cạnh đó, người dân Thành Đô cũng thường thưởng thức một đêm yên tĩnh tại những quán trà địa phương trong các con hẻm, nhâm nhi thứ đồ uống nóng hổi và chơi bài hay xem các vở nhạc kịch Tứ Xuyên.

{keywords}
{keywords}

Thành Đô có lẽ chỉ được nhiều du khách quốc tế chú ý trong một hoặc hai thập kỷ trở lại đây nhưng đây đã là 'trung tâm thịnh vượng' của Trung Quốc trong hơn 2.000 năm qua. Một sự thật thú vị khác là đây cũng được coi là thành phố duy nhất ở Trung Quốc không đổi tên trong khoảng 2.300 năm.

Để có chuyến 'du hành ngược thời gian' về Trung Quốc cổ đại ở Thành Đô, du khách nên đến Taikoo Li. Nằm ngay trung tâm thành phố, đây là khu phức hợp thương mại và bán lẻ đa chức năng, tập trung xung quanh Đền Daci có tuổi đời lên tới 1.400 năm.

Ngoài ra, Bitieshi, một ngôi nhà trong sân từ thời nhà Thanh (1644-1912) hay khu phố cổ Jinli mới mở gần đây cũng là những điểm đến không thể bỏ qua.

{keywords}
{keywords}

Theo một tuyên bố gần đây của chính phủ Trung Quốc, nước này có kế hoạch biến Thành Đô thành 'Thành phố Khoa học' phía Tây Trung Quốc thể hiện những bước tiến hàng đầu về đổi mới công nghệ và khởi nghiệp.

Du khách đến thăm 'Thành phố Khoa học' này có thể chiêm ngưỡng nhiều kiến ​​trúc thân thiện với môi trường được tạo ra bởi những công ty nổi tiếng nhất trên thế giới.

Trong số này phải kể tới 'Đảo kỳ lân' đầu tiên trên thế giới, một khu phức hợp do Zaha Hadid thiết kế dành để 'ươm mầm' những kỳ lân công nghệ cao tiếp theo của Trung Quốc là các công ty khởi nghiệp do tư nhân tổ chức có giá trị hơn 1 tỷ USD.