{keywords}

Giữa một đô thị bình dị với những trụ sở khiêm tốn ở TP Bến Tre, thật ngạc nhiên khi bước vào Trung tâm dịch vụ hành chính công đàng hoàng, chuyên nghiệp. Đặc biệt, khi bước vào không gian hiện đại, những người nông dân lập tức được tiếp cận với những quy trình số nhanh chóng và thân thiện.

Lấy số ở màn hình check-in cảm ứng ngay cửa ra vào với sự hướng dẫn của nhân viên lễ tân, người dân được hướng đến các bàn tiếp nhận theo nhu cầu. Ở đây có đầy đủ đại diện các sở ngành làm đầu mối tiếp nhận xử lý các thủ tục hành chính. Người dân chỉ cần đến khai yêu cầu và chờ lấy kết quả ở 1 cửa duy nhất. Phần còn lại là cả một quy trình xử lý đã được số hoá.

Tất cả thủ tục được tiếp nhận lập tức được chuyển về các sở, ngành xử lý theo một quy trình số hoá và được giám sát chặt chẽ. Các bước xử lý đến đâu, trách nhiệm của ai… đều được giám sát không chỉ bởi Trung tâm mà người dân nếu muốn cũng có thể tham gia.

Rất nhiều thủ tục được xử lý ngay trong ngày, những thủ tục cần kéo dài hay cần thêm xác minh đều báo đến người dân biết rất minh bạch. Tất cả đều có được nhờ quyết tâm chuyển đổi số với tiêu điểm đầu tiên là dịch vụ hành chính công.

{keywords}

Bến Tre là một trong những tỉnh đi đầu về dịch vụ công trực tuyến với gần 100% dịch vụ công đã được chuyển lên trực tuyến và toàn bộ dịch vụ đủ điều kiện đã được đưa lên cấp độ 4.

Kết quả này đúng là không tưởng so với ngày đầu triển khai và mục tiêu sắp tới rất thách thức nhưng lãnh đạo tỉnh rất quyết tâm nên Bến Tre đã có bước nhảy vọt từ số 0 lên top đầu. Người dân và DN đang trực tiếp thụ hưởng thành quả số hoá một cách thiết thực nhất.

Chủ trương thiết thực để dân hưởng, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch tỉnh chia sẻ: Bến Tre xác định chuyển đổi số là phải đi vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh, cho phát triển. Ví dụ, Bến Tre có nhiều cống ngăn mặn, giờ chúng tôi muốn các cống này được cài đặt để khi nước ngọt thì mở lên, còn nước mặn ở mức độ nào đó thì tự động đóng xuống. Tới đây, Bến Tre cũng muốn triển khai cảm biến không khí và đèn đường thông minh trên toàn tỉnh…

Và dường như, công nghệ số vào cuộc sống đã được rất nhiều người dân hiểu và ứng dụng thành công bước đầu. Võ Văn Phong - Giám đốc công ty du lịch C2T chuyên khai thác tài nguyên bản địa. Sản phẩm của Phong không quá mới mà vẫn gắn chặt với đặc sản xứ dừa, sông nước miền Tây nhưng cách tiếp cận của chàng trai trẻ rất sáng tạo. Mô hình kinh doanh của anh đã giành giải nhất trong một cuộc thi về khởi nghiệp năm 2018.

{keywords}

Cũng tiếp cận khách hàng qua các ứng dụng số như Facebook, Zalo, Google, YouTube… nhưng không thể chơi kiểu ‘bán hàng trên mạng” tung tiền mua like, Phong đã xây dựng và khai thác một cộng đồng riêng cho mình. Đó chính là data để anh khai thác và thu tiền.

“Data là tiền”, Phong nhấn mạnh. “Nếu có data mà mình không tương tác với data này thì không nói chuyện được nhưng tương tác thế nào để hiệu quả nhất thì phải lượng hoá trên những chỉ báo của số hoá”.

“Mình chạy quảng cáo 160 nghìn đồng trên Facebook là mình tiếp cận được khách. Nhưng trong số 1 triệu người xem clip, có 100 nghìn người để ý xem ai là người đăng và đăng cái gì.

Trong số 100 nghìn người ấy, có 10 nghìn người xem người này bán gì. Trong số 10 nghìn người, có 1 nghìn người xem họ bán bao nhiêu sản phẩm. Nhưng chỉ có 100 người alo hỏi tour. Và sau cùng, có 10 người đặt tour. 10 người đặt tour đó mình đi được 10 tour. Tất cả những điều đó đều được lượng hoá và chỉ dẫn bởi các ứng dụng số. Vấn đề là hiểu và ứng dụng nó”, Phong kể.

Những doanh nhân khởi nghiệp như Phong chính là điển hình trong việc áp dụng công nghệ vào cuộc sống mà Bến Tre đang kêu gọi. Khi Bến Tre tuyên bố về chuyển đổi số, nhiều người đã nghĩ ngay đó là “chuyện xa vời”, “viển vông” nhưng khi dân được hưởng và dân đã hiểu thì mọi việc sẽ rất nhanh như 'nhảy số'.

{keywords}

Năm 2020, Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết số 01-NQ/TU về chuyển đổi số giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Bến Tre thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Hiện, Bến Tre đã cung cấp 100% thủ tục hành chính phù hợp lên thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Từ con số 0, Bến Tre đã có bước nhảy vọt trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Ông Phan Văn Mãi, Bí thư Tỉnh ủy hiểu sẽ phải có quyết tâm lớn và đồng thuận lớn. Ông đã thúc giục các đơn vị thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Kết quả là, một tiến độ kỷ lục được hoàn thành: Chỉ trong 3 tháng, toàn bộ dịch vụ công của tỉnh đã chuyển lên mức độ 4.

Chia sẻ với Tuần Việt Nam, ông Mãi không quên kể về cuộc gặp với Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng - người thúc bách, động viên Bến Tre “chuyển đổi số”.

“Nhắc đến việc Bến Tre chuyển đổi số thì nghe nó xa vời. Nhưng Bộ trưởng Hùng nói, phải mở cửa ra, đặt vấn đề lên, mọi người cùng giải quyết với anh. Chọn một số điểm khởi đầu, như dịch vụ công trực tuyến mức độ 4”, ông Phan Văn Mãi chia sẻ. Bến Tre làm theo với sự hỗ trợ của Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) và thu được những kết quả nhảy vọt.

{keywords}

 

Nói rõ hơn về Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2035 mà tỉnh xây dựng, ông Phan Văn Mãi cho biết: Đề án tập trung vào một số nội dung quan trọng như thanh toán di động, thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, khám chữa bệnh từ xa, chính quyền số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, sử dụng công nghệ số để giải bài toán xử lý ngập mặn. 

Bến Tre đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, theo đó kinh tế số chiếm 10% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn).

Bí thư Phan Văn Mãi nhẩm tính: GRDP hiện là hơn 50 nghìn tỷ đồng, nếu tăng thêm được 10% thì có thêm hơn 5 nghìn tỷ. Nếu 5 năm, 10 năm nữa, GRDP lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng thì giá trị tăng thêm tạo ra được từ chuyển đổi số là rất lớn.

Từ câu chuyện của Võ Văn Phong làm du lịch, đến hình ảnh bác nông dân ngồi nhà làm thủ tục hành chính từ xa… hay việc điều khiển tự động những con đập ngàn tấn ngăn mặn… cho thấy Bến Tre đẩy nhanh chuyển đổi số trong các lĩnh vực công. Quyết tâm thay đổi sẽ sớm hiện thực nếu lợi ích dành cho cộng đồng. Trong đó, với quyết tâm từ người đứng đầu, sự đồng lòng của bộ máy thực thi thì không có việc gì là không thể.

Việc áp dụng công nghệ số vào mọi mặt của đời sống, lan tỏa đến từng người dân về một “tư duy số” đã khiến cụm từ “chuyển đổi số” ở Bến Tre trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn và không phải là việc của những tỉnh “có điều kiện”.

Lương Bằng 

Thiết kế: Lã Hồng

Khai mở những kho báu tỷ USD còn ẩn giấu

Khai mở những kho báu tỷ USD còn ẩn giấu

Bến Tre có dừa, có tôm, vườn cây giống lớn nhất nhì cả nước… Đó là những tiềm năng tỷ USD và Bến Tre đang trên đường nâng tầm các thế mạnh này thành những chuỗi sản phẩm “tỷ USD”.

 

Bến Tre ‘đồng khởi mới’ để thay đổi số phận

Bến Tre ‘đồng khởi mới’ để thay đổi số phận

“Bây giờ mình cứ than nghèo kể khổ mãi để nhận sự trợ cấp từ Trung ương hay mình tự lực vươn lên?”, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre trăn trở.