Mới đây, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ gửi Tờ trình về việc tiếp tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm, từ năm 2021 đến 2025 tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, việc tiếp tục thực hiện miễn Thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm tới là cần thiết nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, việc miễn thuế cũng hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống của người nông dân, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Bộ trưởng cho biết, số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn trong 5 năm tới dự kiến khoảng 7.500 tỷ đồng/năm này sẽ tiếp tục là hình thức hỗ trợ trực tiếp tới người nông dân, là nguồn đầu tư tài chính quan trọng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn để mở rộng quy mô sản xuất, qua đó giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Chính phủ khẳng định, việc tiếp tục miễn Thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 sẽ không làm giảm thu ngân sách Nhà nước do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế nhiều năm qua.

{keywords}

Chủ trương và chính sách miễn Thuế sử dụng đất nông nghiệp để hỗ trợ, tiếp sức cho người nông dân nước ta được triển khai thực hiện từ gần 30 năm trước sau khi ra đời Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993. Từ những đối tượng hạn chế ban đầu, việc miễn, giảm Thuế sử dụng đất nông nghiệp dần mở rộng ra nhiều đối tượng khác. Đến năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết miễn, giảm Thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2010, đồng thời mở rộng đối tượng miễn, giảm thuế đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên, xã viên hợp tác xã. Từ năm 2010 đến nay, Quốc hội tiếp tục ban hành các Nghị quyết về thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân, cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp nước ta trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt khi hội nhập kinh tế quốc tế.

{keywords}

Trong hơn 15 năm qua, việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hàng triệu nông dân, những người đầu tư vào lĩnh vực này đã góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nhờ đó, đã khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo chính sách này, người nông dân đã được “nhẹ gánh” thêm hàng chục nghìn tỷ đồng. Số liệu thhống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 2003-2010 đã miễn, giảm bình quân là 3.200 tỷ đồng/năm cho hơn 10 triệu đối tượng với diện tích hơn 6 triệu ha; giai đoạn từ năm 2011-2016 là hơn 6.300 tỷ đồng/năm cho hơn 12 triệu đối tượng với diện tích khoảng hơn 7 triệu ha/năm; giai đoạn từ năm 2017-2018, miễn, giảm hơn 7.400 tỷ đồng/năm cho hơn 12 triệu đối tượng với tổng số diện tích là khoảng hơn 8 triệu ha/năm.

Thực tế cho thấy, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã góp phần khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hướng đến phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững. Trên thực tế, đã có hơn 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có khoảng 10.200 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Việc liên tiếp mở rộng diện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng đã góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tạo nguồn lực cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, tăng thế mạnh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu đi các nước trên thế giới như gạo, thủy sản, điều, tiêu, gỗ...

Hiện nay, khi chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2016-2020 sắp kết thúc, người nông dân và sản xuất nông nghiệp nước vẫn còn những khó khăn như sự cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp ở khu vực và thế giới. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 cùng thiên tai ngày một khắc nghiệt là những mối đe dọa không nhỏ với hàng triệu người nông dân vất vả “một nắng hai sương” cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vì thế, tiếp tục chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết tiếp tục ban hành chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn 2021-2025. 

{keywords}
{keywords}

Tất nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp những năm qua cũng cho thấy những bất cập, tồn tại cần khắc phục để đảm chính sách này phát huy hiệu quả cao nhất. Trong đó nổi bật là phải làm sao để việc miễn thuế nhằm khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả và không lãng phí đất đai, tránh tình trạng để hoang hóa đất nông nghiệp.

Với thực tế nước ta là một nước nông nghiệp với nông dân chiếm khoảng 70% dân số thì việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là chính sách mang ý nghĩa nhân văn đặc biệt. Hy vọng, chính sách này sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 từ cuối tháng 5 này nhằm tiếp nối niềm vui, đồng thời tiếp thêm sức cho hàng triệu người nông dân.

{keywords}
{keywords}

Tư Giang - Lan Anh