Không những vậy, đại sứ của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam - Huỳnh Trang Nhi (sinh năm 2004) còn nhận được thư trúng tuyển từ 15 trường đại học danh giá khác tại Mỹ và một trường đại học ở Hà Lan.

Đại học Davidson – top 13 đại học khai phóng (Liberal arts) – có tỷ lệ chọi rất cao. Đặc biệt hơn, đối với sinh viên quốc tế, trường chỉ ra chỉ tiêu khoảng 6%, trong đó, số lượng sinh viên đến từ Việt Nam thậm chí còn ít hơn hẳn (hiện chỉ có 7 sinh viên Việt).

Dù vậy, Trang Nhi đã đưa ra một chiến thuật giúp mình không bị lu mờ trong đông đảo hồ sơ ứng tuyển. Đó chính là “Hãy thật độc đáo, sáng tạo”.

Bài luận 'có một không hai'

Điển hình cho sự độc đáo này là bài luận có một không hai của em nói về con thạch sùng.

"Em thấy bài luận chiếm phần trăm lớn nhất trong việc đỗ hay không" - Nhi nói.

Cô gái cho rầng, bài luận với mô típ kể về những chuyến từ thiện, giúp đỡ người nghèo khá phổ biến, cách viết này cũng hay và ý nghĩa nhưng đã được viết nhiều quá. Thế nên khi viết luận, Nhi nghĩ rằng mình phải nghĩ theo một hướng mới mẻ, mà có thể những người đọc hồ sơ người ta chưa từng gặp bao giờ.

Vì thế, Nhi quyết định kể về nỗi sợ với thạch sùng và điều giúp em vượt qua nỗi sợ đó. 

“Từ bé đến giờ em rất sợ con thạch sùng, sợ đến mức mà mình không hiểu tại sao mình sợ đến thế, mà ai nhìn cũng bảo con này có gì đâu mà sợ, nó rất là vô hại mà còn tốt cho nhà mình vì nó ăn muỗi. Một hôm em đang dọn bếp thì em thấy có một con thạch sùng đang kẹt ở trong ống thoát nước rửa tay. Lúc đấy em vẫn rất sợ nhưng nhìn nó thì lại rất là thương, kiểu nó bị kẹt, nó không chạy đi đâu được. Thế nên em mới dùng 2 cái găng tay, đeo hai lớp cầm ra ngoài, giúp nó chạy đi, không bị kẹt nữa.

Xong em nhận ra là “Ô, thực ra nó cũng không đáng sợ đến thế, kiểu con thạch sùng cũng dễ thương đấy chứ, đâu có sợ như mình nghĩ” – Nhi nhớ lại.

Nhi cũng cho biết, khi đứng trên sân khấu để trả lời ứng xử ở cuộc thi Đại sứ trường Ams, em từng run cầm cập đến nỗi chỉ muốn bỏ tất cả để chạy đi luôn vì đứng trước khoảng 3.000 người. Nhưng lúc đó, Nhi đã nhớ lại mình đã từng sợ thạch sùng như thế nào và đã dũng cảm ra sao để vượt qua nỗi sợ public speaking (nói trước đám đông). 

Hoạt động ngoại khóa dày đặc, 8.0 IELTS và 1510 SAT

Theo Trang Nhi, bài luận cá nhân vị thế rất quan trọng trong bộ hồ sơ, nhưng không chỉ có vậy, thành tích học tập hay đặc biệt hơn chút là những hoạt động ngoại khóa cũng không thể bị bỏ bê được. Quá trình thiết lập hồ sơ của em bắt đầu ngay từ lớp 10 và 11, khi em phải đạt được điểm SAT và IELTS mong muốn để sau này còn biết mức độ học tập của mình đến đâu và chọn trường phù hợp với khả năng.

Chỉ trong 2 năm tại Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, em đã tham gia tổng cộng hơn 10 dự án lớn nhỏ với các vai trò từ thành viên đến trưởng ban tổ chức, trong đó có vai trò ‘lead’ cho Ngày Hội Quang Vũ và Tài năng Khối chuyên Địa, Đại sứ Tổng Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam 2020, Ban nhảy CLB Hanoi – Amsterdam Art Team (HAT) và khách mời tham dự Unboxing Day 2020 của dự án High School Help Kit. Không những vậy em còn đạt giải Nhất kì thi học sinh giỏi môn Địa thành phố năm 2019 và đạt 1510/1600 SAT, 8.0 IELTS.

Nhi cho biết có thời điểm, em cùng lúc tham gia hai hoạt động rất ‘nặng đô’ là thi đại sứ trường Ams và tham gia câu lạc bộ nhảy, em đã giảm tới 6 cân chỉ một tháng trong khi tình trạng ăn uống vẫn rất bình thường.

“Trong cùng một thời gian, em sẽ cố gắng tích lũy càng nhiều kinh nghiệm hoạt động dự án càng tốt, em có một mục tiêu rằng ít nhất nên có từ 8 đến 10 hoạt động nếu muốn các trường đại học chú ý hơn” – nữ sinh chia sẻ.

Một lời khuyên mà Trang Nhi dành cho những ai có giấc mơ du học tại đất Mỹ xa xôi về các hoạt động ngoại khóa là nên làm sao để các hoạt động không chỉ nhiều về số lượng và còn đa dạng. Ví dụ như thay vì tham gia 10 hoạt động về môi trường, hãy tham gia 1-2 hoạt động về môi trường, 1-2 hoạt động kinh doanh, từ thiện, hỗ trợ học tập cho các em trung học cơ sở hay hoạt động thể chất. Có như vậy, bản thân sẽ không ngừng được trau dồi những kiến thức bổ ích về nhiều những vấn đề đang diễn ra xung quanh, theo đó là những kinh nghiệm xử lý vấn đề, xử lý khủng hoảng mà chỉ khi hoạt động nhiều mới gặp phải.

Nữ sinh cũng từng tự sáng lập một hoạt động kinh doanh hướng đến môi trường mang tên Chameleon Business. Các em bán vải Chàm, một loại vải rất thân thiện với môi trường của người dân tộc Mường, Tày; rồi dùng số tiền ấy để quyên góp cho Làng trẻ mồ côi SOS. Sau 4 tháng hoạt động, dự án của em đã gây quỹ được số tiền gần 30 triệu đồng. Dự án càng được Davidson College đánh giá cao khi em theo học double major – chuyên ngành kép gồm chuyên ngành chính là khoa học môi trường và chuyên ngành phụ là kinh tế học.

Minh Nguyệt

Ảnh: NVCC

Clip: Bài trình diễn của Huỳnh Trang Nhi tại cuộc thi Đại sứ Trường Ams

Học sinh đầu tiên trong lịch sử trường Ams được kết nạp Đảng

Học sinh đầu tiên trong lịch sử trường Ams được kết nạp Đảng

Sáng 26/3, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã tổ chức lễ kết nạp Đảng viên mới cho em Đỗ Hoàng Quốc Bảo, học sinh lớp 12 Toán 1. Đây là học sinh đầu tiên trong lịch sử 37 năm của trường có được vinh dự này.

Đỗ Bách Khoa - Nam sinh đi vào 'lịch sử' trường Ams

Đỗ Bách Khoa - Nam sinh đi vào 'lịch sử' trường Ams

Giành được Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2021, Đỗ Bách Khoa đã ghi tên mình vào lịch sử khi là học sinh đầu tiên của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam làm được điều này trong suốt 36 năm kể từ ngày thành lập trường. 

'Siêu nhân trường Ams' trúng tuyển trường công nghệ số 1 thế giới

'Siêu nhân trường Ams' trúng tuyển trường công nghệ số 1 thế giới

Là thủ khoa đầu vào khối chuyên Toán, Hóa của các trường THPT chuyên tại Hà Nội, liên tục giành giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế, đạt 1600/1600 SAT và 8.0 IELTS, Nguyễn Mạnh Quân được nhiều người gọi bằng cái tên “Siêu nhân trường Ams”.

Nữ sinh trường Ams giành học bổng ĐH Chicago nhờ bài luận về triết học

Nữ sinh trường Ams giành học bổng ĐH Chicago nhờ bài luận về triết học

Yêu thích Triết học, luôn tự đặt câu hỏi về mọi khía cạnh trong cuộc sống,… những thắc mắc ấy đã đi vào bài luận và giúp Giang Huyền Anh giành được học bổng tới 67.000 USD/năm đến ĐH Chicago (xếp thứ 6 nước Mỹ).