Sau đây là Đề thi Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2022:

Em Lê Trần Huy, học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội khá vừa sức. Huy là dân chuyên Sinh nhưng thấy đề thi khá vừa sức. Nam sinh nhận định chung đề thi năm bay dễ hơn năm ngoái. Phần nghị luận xã hội theo nam sinh này là khó nhất khi yêu cầu viết về suy nghĩ của mình về việc tiếp bước thế hệ đi trước.

Huy làm hết đề thi, gần hết thời gian, còn khoảng 5 phút để kiểm tra lại bài và dự kiến có thể được khoảng 7 đến 8 điểm.

Trong khi đó, tại TP.HCM, thí sinh Nguyễn Phương Nghi, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu cũng cho biết đề thi khá dễ.

“Nội dung đề nằm trong chương trình, em đã ôn tập kỹ. Với đề thi này em nghĩ phải được từ 7 điểm trở lên” - Phương Nghi chia sẻ.

Còn Nguyễn Dương Bình An (điểm thi trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam) cho biết: “Đề thi năm nay em thấy hay nhất ở câu hỏi nghị luận xã hội khi bản thân có nhiều ví dụ minh hoạ.  Trách nhiệm của thế hệ học sinh như tụi em phải tiếp bước và phát triển hơn nữa những gì cha ông ta để lại.”, An chia sẻ.

An dự đoán điểm thi của mình rơi vào 6,5 điểm. Năm nay An thi vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tuy nhiên, Đỗ Quang Hinh, học sinh Trường THPT Đào Duy Từ (Hà Nội) lại cho rằng, đề Văn năm nay có thể khó hơn năm ngoái một chút.  Hinh làm được hết đề thi và nhận định em có thể là thí sinh viết dài nhất trong phòng thi của mình với 10 trang giấy. Hinh tự tin sẽ đạt 7 điểm trở lên với bài thi này.

'Đề thi quen thuộc, nhưng tốt hơn'

Về đề thi Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT 2022, thạc sĩ  Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường THPT chuyên Lương Văn Chánh nhận định: cấu trúc đề thi quen thuộc. Cấu trúc gồm 2 phần: phần đọc hiểu (3 điểm), phần làm văn (7 điểm) với 2 câu: câu nghị luận xã hội (2 điểm) và câu nghị luận văn học (5 điểm). Đây là cấu trúc ổn định trong những năm gần đây, học sinh đã rất quen thuộc với cấu trúc này nên sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.

Về độ khó và sự phân hóa, đề thi được ra nhẹ nhàng, chủ yếu ở mức độ cơ bản, bám sát chương trình đã được tinh giản của Bộ GD & ĐT. Phần đọc hiểu ra một đoạn thơ trong “Con đường của những vì sao” của Nguyễn Trọng Tạo  và hỏi 4 câu hỏi nhỏ. Hai câu đầu tiên ở mức độ nhận biết, đọc vào thấy ngay câu trả lời, hầu như em nào cũng có thể làm được; câu 3 (mức độ thông hiểu) cũng tương đối nhẹ nhàng; câu 4 (mức độ vận dụng) đòi hỏi học sinh phải suy ngẫm và có óc khái quát thì mới làm bài được. Phần làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về “trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”.

Câu này cũng được ra ở mức độ bình thường, đơn giản, không làm khó học sinh. Câu nghị luận văn học yêu cầu trình bày cảm nhận về một đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đồng thời liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền trong một đoạn khác. Trong hai yêu cầu của câu này, yêu cầu thứ nhất ở mức độ cơ bản, yêu cầu thứ hai ở mức độ cao hơn để phân hóa học sinh. Sự liên hệ giữa hai ý này linh hoạt và có hiệu quả hơn so với đề thi năm trước.  

Về dạng câu hỏi, đề thi tập trung vào những dạng câu hỏi quen thuộc, đã từng được ra nhiều lần trong đề thi của các năm trước, chưa thấy có sự đổi mới, sáng tạo gì đáng kể.

Về nội dung đề thi, theo thầy Minh, phần đọc hiểu cho một đoạn trong “Con đường của những vì sao” của Nguyễn Trọng Tạo.

"Đây là một ngữ liệu tốt, giàu ý nghĩa, đảm bảo tốt cho yêu cầu đọc hiểu. Câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về “trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”. Vấn đề cũ, quá quen thuộc nhưng cũng là một vấn đề có ý nghĩa xã hội thiết thực. Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận về một đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đồng thời liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền trong một đoạn khác. Đây là một tác phẩm được học trong chương trình, các em đã được học, được ôn tập kĩ nên khá nhẹ nhàng cho các em" - thầy Minh nhận định.

Nhìn chung, theo thầy Minh, đề tham khảo của Bộ dành cho kì thi năm nay nhẹ nhàng, quen thuộc, phù hợp với một năm học mà một số địa phương học sinh chủ yếu học online do dịch covid – 19. Theo thầy Minh, đề thi năm nay tốt hơn đề năm trước. Tuy nhiên, vẫn theo lối mòn quen thuộc như các năm, chưa thể hiện được sự đổi mới, sáng tạo gì đáng kể. 

Gợi ý làm bài thi Ngữ văn được VietNamNet cập nhật TẠI ĐÂY

Năm 2022, toàn quốc có hơn 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, trong đó số thí sinh thi để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng là 880.101 (87,8%) và số thí sinh chỉ thi chỉ để xét tốt nghiệp là 83.196 (8,3%).

Theo cấu trúc nhiều năm, đề môn Ngữ Văn gồm có 3 phần: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. 

Năm 2021 có 978,027 thí sinh đợt 1 dự thi môn Văn và có trung bình bài thi là 6.47 điểm, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Trong số chỉ có 3 bài thi đạt điểm 10 môn Ngữ văn.

Năm 2020, điểm trung bình bài thi Ngữ văn là 6,62 điểm, điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 7 điểm. Có 119 thí sinh đạt từ 1 điểm trở xuống, chiếm tỷ lệ 0,01%. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 75.779 (chiếm tỷ lệ 9%). Có 2 thí sinh đạt điểm 10 trong bài thi môn Ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Năm 2019 môn Ngữ văn có điểm trung bình là 5,49. Có 27,84% bài thi có điểm dưới 5. Môn Ngữ văn không có điểm 10 nào và có 1.265 bài thi bị điểm liệt (<=1). Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 6 điểm.

>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp chính xác trên VietNamNet

Đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐTBộ GD-ĐT vừa công bố đáp án và thang điểm chấm cho đề môn Ngữ văn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.