{keywords}

XEM VIDEO:

{keywords}

Vụ cháy nhà kho công ty CP bóng đèn, phích nước Rạng Đông (số 87-89 phố Hạ Đình,  quận Thanh Xuân, Hà Nội) xảy ra lúc 18h ngày 28/8, kéo dài suốt 5 tiếng đồng hồ.

Nhiều máy móc, nguyên phụ liệu, hàng hoá bị thiêu rụi. Hàng trăm m2 trong tổng diện tích 6.000m2 nhà kho bị sập.

Thiệt hại ban đầu khoảng 150 tỷ đồng, trong đó sản phẩm đèn huỳnh quang là 480.000 chiếc, đèn tròn 2 triệu chiếc và bóng đèn HQ compact 1,6 triệu chiếc.

{keywords}

Theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường do vụ cháy từ 15,1 đến 27,2kg, trong đó 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao.

Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do sự cố điện ở bảng mạch điện tử của bóng đèn chiếu sáng bên trong tầng 2 của kho bán thành phẩm, làm cháy các chi tiết bên trong của bóng đèn LED, sau đó cháy lan ra xung quanh.

{keywords}

Việc phát tán thuỷ ngân ra môi trường khiến người dân sống quanh khu vực nhà máy hoang mang, nhiều gia đình đã phải sơ tán để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trên 800 tấn chất thải, tro xỉ, bụi cháy và trên 1.000 tấn phế thải xây dựng, sắt thép được các đơn vị vận chuyển, thu gom. Việc tẩy độc được Bộ Tư lệnh Hoá học tiến hành ngay sau đó.

{keywords}

Hiện tượng nước sạch sông Đà có mùi hắc như dầu cháy xuất hiện từ ngày 10/10 ở
nhiều quận như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm...

Ngày 14/10, công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình).

{keywords}

Sau đó, dầu lan vào kênh dẫn của nhà máy nước sạch sông Đà. Một số cán bộ công ty phát hiện dầu thải sáng 9/10, nhưng không báo cơ quan chức năng; không ngăn chặn ô nhiễm.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước được công bố ngày 15/10 cho thấy hàm lượng styren trong mẫu nước sạch sông Đà cao hơn 1,3-3,6 lần so với bình thường, có thể ảnh hưởng sức khỏe người. TP đã khuyến cáo người dân không dùng nước sạch sông Đà cho ăn, uống.

{keywords}

Ngày 16/10, Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Kỳ Sơn (Hoà Bình) khởi tố vụ án về tội gây ô nhiễm môi trường liên quan vụ đổ trộm dầu thải đầu nguồn nhà máy nước sạch sông Đà. Ba nghi phạm đổ chất thải gây ô nhiễm nước bị tạm giữ hình sự.

Ngày 22/10, Hà Nội công bố "nước sông Đà có thể ăn uống". Nửa tháng sau sự cố, ngày 25/10, Viwasupco gửi thông báo xin lỗi khách hàng và miễn phí tiền nước một tháng.

{keywords}

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thay mặt lãnh đạo TP, xin được rút kinh nghiệm sâu sắc trong vấn đề liên quan đến giải quyết sự cố nước sạch sông Đà. Viwasupco cũng đã miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc với ông Nguyễn Văn Tốn.

Nước ô nhiễm gây đảo lộn cuộc sống của hơn 250.000 hộ gia đình ở nhiều quận nội thành.

{keywords}

Đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng khiến Hà Nội có thời điểm đứng đầu bảng xếp hạng những TP ô nhiễm nhất thế giới, theo dữ liệu của ứng dụng quan trắc không khí Air Visual.

Ví dụ, sáng 1/10, chỉ số AQI trung bình của Hà Nội theo ứng dụng Air Visual là 212, có hại cho sức khoẻ. Số liệu của Sở TN&MT Hà Nội cũng xấp xỉ 200.

Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định nêu 12 nguyên nhân tác động chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao. Trong đó có việc do khí xả thải từ phương tiện giao thông; tình trạng đun bếp củi, than tổ ong còn tiếp diễn; đốt rơm rạ còn nhiều…

{keywords}

Sở TN&MT Hà Nội đã phải khuyến cáo người dân ra đường mang theo khẩu trang, hạn chế tham gia giao thông vào giờ cao điểm, tránh các điểm đang tắc đường (có thể đi sớm hơn hoặc muộn hơn...).

Tương tự, tại TP.HCM, hiện tượng ô nhiễm không khí cũng ngày càng gia tăng và gần như rất thường xuyên. Theo chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan, ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang "quá sức"; vì một năm có hơn 150 ngày.

Có nhiều lúc, cập nhập ứng dụng Air Visual, khắp nơi ở TP hiển thị màu đỏ (tức là không khí ô nhiễm có hại cho sức khỏe). Thậm chí, có những khu vực ở Long Phước, quận 9 xuất hiện màu tím (mức rất có hại cho sức khỏe) và khu vực Cát Lái (quận 2) màu nâu với chỉ số ô nhiễm bụi mịn pm2.5 lên tới 322 (mức nguy hại).

{keywords}

Theo bà Lan, bụi mịn rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt bụi mà chúng ta không thể quan sát được bằng mắt. Bụi mịn này đi sâu vào cơ thể người qua đường hô hấp, đường thở để vào tận phổi. Do đó, đầu tiên là ảnh hưởng đến đường hô hấp, bên cạnh đó là mắt, da…

SỰ KIỆN NỔI BẬT 2019 DO VIETNAMNET BÌNH CHỌN

Ban Thời sự - Thiết kế: Phạm Luyện

Video: Truyền hình VNN

Nước sạch Hà Nội ai lo?

Nước sạch Hà Nội ai lo?

Câu chuyện nước sạch của Thủ đô cho thấy sự cần thiết bổ sung các quy định pháp lý về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa công.