Sáng 27/1 (mùng 6 Tết), trời mưa lạnh nên kế hoạch khai hội chùa Hương Tích phải hoãn. Tuy nhiên, hàng ngàn du khách thập phương vẫn đến địa điểm này thăm quan, thắp hương cầu bình an năm mới. 

Người dân xếp hàng theo xe điện lên chùa dâng lễ

Bà Nguyễn Thị Hân (trú tỉnh Nghệ An) cho biết: "Năm nào tôi cùng gia đình đều dành thời gian đến thăm quan, thắp hương ở chùa Hương Tích cầu bình an. Ở đây, người dân đồn ông hổ có thể chữa bệnh nên tôi xoa lên lưng, đầu, người hổ rồi xoa vào các vị trí trên người mình và nói "nhờ ông hổ mang hết bệnh tật đi".

Người dân trả phí khi đi xe điện, cáp treo
Chùa Hương Tích mở cửa đón hàng vạn du khách

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết, lễ khai hội chùa Hương Tích dời lịch sang ngày 29/1 (tức mùng 8 Tết).

"Trời mưa to quá nên kế hoạch bị hoãn, nhưng lượng khách về chùa vẫn rất đông. Sáng nay,  lãnh đạo tỉnh lên chùa Hương Tích thắp hương, dâng lễ. Ngày hôm qua (mùng 5 Tết) có khoảng 1 vạn du khách đến chùa thăm quan. Hôm nay, trời mưa hoãn nhưng cũng có khoảng 6.000 du khách đến chùa", ông Dũng nói.

Dâng tấu sớ cầu tài lộc, bình an
Lễ vật mang theo là hương, bánh, hoa cúc...
Do trời lạnh kèm theo mưa gió nên người dân phải mặc áo mưa khi thăm viếng chùa
Lực lượng làm nhiệm vụ vào dâng hương
Nhiều em bé được bố mẹ bồng lên chùa Hương Tích thăm quan, cầu nguyện
Người dân công đức
Ngoài chính điện, tượng "thần hổ" là nơi được nhiều du khách viếng thăm
Tượng hổ đặt ở hướng đi lên khu vực chính điện chùa Hương Tích. Trước tượng hổ có một chiếc bàn đá để người dân dâng lễ, thắp hương. Ngoài bánh và hương hoa, dầu gió là thứ không thể thiếu với những du khách quan niệm xoa dầu lên hổ để chữa bệnh
Người dân vừa xoa lên người hồ vừa cầu nguyện "mong ông hổ mang hết bệnh tật đi"
Người dân đội mưa dâng lễ, cầu nguyện
Du khách quan niệm, hễ đau ở đâu trên cơ thể thì xoa vào vị trí tương ứng trên người hổ cầu hết bệnh
Chùa Hương Tích tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh, được mệnh danh là “Hoan châu đệ nhất danh lam”. Mỗi năm, nơi đây thu hút lượng lớn du khách thập phương tới thắp hương, vãn cảnh.