{keywords}

Điều rút ra từ các phiên điều trần: Sai phạm gì cơ? Ồ, là việc đó thì chúng tôi đang nỗ lực hết sức để giải quyết vấn đề, không có gì phải lo lắng cả. Bản thân chúng tôi mới là nạn nhân. 

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, một ứng cử viên Tổng thống 2020 của đảng Dân chủ, một người mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đã coi việc chia nhỏ Big Tech là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của mình. Bà ấy đã không thu phục sự ủng hộ của các thành viên Dân chủ khác cũng như các ứng viên tổng thống khác cùng phe. 

Cuối năm 2020, ông Trump đã cố gắng loại bỏ tấm lá chắn bảo vệ Big Tech bằng cách đưa nội dung đó vào dự luật Chi tiêu quốc phòng năm 2021, vốn không liên quan gì đến việc này. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thống nhất từ chối đưa đề xuất của ông Trump vào luật. 

{keywords}

Tháng 5/2020, ông Trump ký Sắc lệnh hành pháp, nghiêm cấm Big Tech kiểm duyệt có lựa chọn đối với nội dung trực tuyến. Kết quả là Big Tech không những phớt lờ lệnh mà còn tăng cường kiểm duyệt ông ấy nhiều hơn. 

Cũng trong năm 2020, Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi động một vụ kiện lớn chống lại Google trong một nỗ lực chia cắt Google thành một số công ty riêng biệt như một cách để làm loãng quyền lực của ông lớn này. Vụ kiện đã được cho là khó có cơ hội thành công, nhưng điều tệ hại nhất là sẽ mất nhiều năm để giải quyết dứt điểm những lằng nhằng pháp lý. 

Sẽ là sai lầm khi cho rằng những đóng góp cho các chiến dịch chính trị là lý do khiến Quốc hội không thể quy trách nhiệm cho Big Tech.  

Theo tạp chí Wired, đảng Dân chủ đã nhận được 95% tất cả các khoản đóng góp chính trị từ Big Tech và nương tay với các tập đoàn này. Nhưng thực tế là cả các đảng viên Cộng hoà không nhận khoản đóng góp nào của Big Tech cũng hành xử tương tự. 

{keywords}

 

Một lý do tại sao Big Tech vẫn không bị hạn chế chính là việc cản trở các hoạt động của họ có nhiều khả năng còn khiến vấn đề tồi tệ hơn. 

Theo định nghĩa, việc áp đặt các quy định của chính phủ lên mạng xã hội là một hành động mang tính chủ quan. Người tạo ra mới thực sự là người kiểm soát.  

Các quan chức chính phủ có thực sự được trao quyền quản lý Big Tech không? Kinh nghiệm ở Mỹ với Ủy ban Thương mại liên bang, Ủy ban Truyền thông liên bang và Ủy ban Bầu cử liên bang cho thấy tất cả các cơ quan quản lý độc lập đều nổi tiếng là thiên vị chính trị đến mức cực đoan.  

Tháng 6/2020, đạo luật Chứng nhận Internet - cho phép chính phủ giám sát các công ty - đã được đề xuất; cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều phản đối đạo luật này. 

Một điều khó xử khác là Big Tech được Hiến pháp Mỹ bảo vệ theo điều khoản về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Big Tech không phải chịu trách nhiệm cho cùng một hành vi mà báo chí hoặc các nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm. 

Vấn đề đặt ra ở đây là: Nếu luật pháp xử lý Big Tech với tư cách là cơ quan xuất bản thì điều đó có nghĩa là những công ty này sẽ trở thành đối tượng của các vụ kiện dân sự liên quan đến nội dung và tài sản trí tuệ.  

Trong trường hợp đó, Big Tech sẽ có quyền gỡ bỏ nội dung khỏi nền tảng của họ, quyết định những nội dung nào sẽ được phép thu hút quảng cáo, đàn áp không cho phát hành bài viết, ngăn chặn hiển thị bài đăng để hạn chế tầm ảnh hưởng, gắn thẻ và lọc nội dung, thậm chí nhiều hơn nữa so với những gì đang diễn ra. 

{keywords}

Lãnh đạo các chính phủ khắp thế giới đang lên tiếng phản đối việc Big Tech kiểm duyệt các phát ngôn chính trị của ông Trump. Mexico, Brazil, Đức, Ba Lan và Pháp đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ chống lại Big Tech. Liên minh châu Âu đang đe dọa sẽ đưa ra quy định quản lý các ông lớn này. 

Big Tech cần nhìn nhận những lời đe doạ này một cách nghiêm túc: Không quốc gia nào trong số các nước đã lên tiếng gặp phải rào cản trong việc quản lý Big Tech như trường hợp của Mỹ. Ba Lan đang thông qua luật quy định một công ty không thể xóa nội dung khỏi nền tảng của mình nếu nội dung đó không đi ngược lại luật pháp của nước này.

{keywords}

Ngay cả báo chí nhà nước của Trung Quốc cũng thấy không ổn về sự ngược đãi của Big Tech đối với ông Trump. Họ cho rằng Big Tech đang tạo ra một "nền bá chủ kỹ thuật số" làm suy giảm chủ quyền của các quốc gia khác trong không gian mạng. 

Sự phản kháng của người dùng không gây được ảnh hưởng đến Big Tech. Khi Twitter và Facebook chối bỏ 88 triệu người theo dõi của ông Trump khỏi nền tảng của họ, Rush Limbaugh, một người dẫn chương trình talk show hàng đầu trên kênh phát thanh bảo thủ của Mỹ, đã ngưng tài khoản với 84 triệu người theo dõi của chính mình trong một động thái ủng hộ ông Trump.  

Một số nhân vật có sức ảnh hưởng lớn của phe bảo thủ cũng đã làm tương tự. Big Tech đã mất 51 tỷ USD. Nhưng dường như, họ không quan tâm đến điều này. 

{keywords}

Rất có thể, việc quản lý Big Tech là điều không thể làm được. Giống như một câu nói của một nhân vật trong bộ phim tài liệu “The Social Dilemma”: Thần đèn đã được thả ra khỏi chai, việc bắt trở lại là điều không thể. Tại sao lại như vậy? 

Phe Dân chủ đang hưởng lợi từ cuộc “thanh trừng” của Big Tech trong nỗ lực khiến ông Trump, các đảng viên Cộng hòa và những người bảo thủ “bật khỏi” chính trường Mỹ.  

Đảng Cộng hòa đang rất cẩn trọng trong các động thái xử lý để không vi phạm các điều khoản của Hiến pháp bảo đảm tự do ngôn luận và tự do báo chí. Cả hai phe đều không có hứng thú đụng đến Big Tech. 

Ngay cả khi có một cuộc tấn công vào Big Tech được khởi động thì cũng rất ít chính trị gia, nhà hoạt động hoặc đối thủ cạnh tranh muốn hứng chịu cơn thịnh nộ của các CEO Big Tech, những người có thể ra tay không màng đến ranh giới. 

Những sản phẩm của Big Tech mê hoặc con người ta đến độ họ cho rằng sẽ chẳng thể làm được gì nếu không có những thứ này. Việc quản lý các Big Tech có thể dẫn đến một phản ứng phẫn nộ trên toàn cầu.  

{keywords}

Đơn cử như khi ông Trump cố gắng cấm Tik Tok vì nguy cơ an ninh quốc gia, người Mỹ đã rất tức giận. Họ thích tiếp tục thoả mãn cơn nghiện với các sản phẩm của Big Tech hơn là lấy lại quyền tự do chính trị cho bản thân. 

Có thể là các quốc gia khác sẽ giương cao ngọn đuốc pháp lý mà Mỹ đã không thể làm được. Cũng có thể Mỹ sẽ rút được bài học kinh nghiệm từ cách xử lý của các nước khác. 

Câu hỏi lớn đặt ra cho phe Dân chủ, những người mang tư tưởng tự do và cấp tiến là: Khi nào sẽ đến lượt Big Tech xử lý họ.  

Tin sốt dẻo: Trình duyệt Safari vừa chặn tôi khi tôi tìm kiếm một số chủ đề cho bài viết này. Tiếp tới sẽ là bạn!

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thúy

Thiết kế: Huệ Nguyễn

Big Tech đang tiếp quản nước Mỹ và thế giới

Phần 1: Big Tech đang tiếp quản nước Mỹ và thế giới

Tiếp theo thành công về mặt thương mại, Big Tech bắt đầu tác động đến nhận thức, thái độ, hoạt động chính trị, và hành vi bỏ phiếu của người dùng bằng cách sử dụng các thuật toán tinh vi.