Năm 2021, điểm chuẩn vào các ngành/ chuyên ngành đào tạo của Trường ĐH Ngoại thương dao động từ 24 - 28,8 đối với 3 cơ sở đào tạo. Theo đó, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của ngành Kinh tế ở ĐH Ngoại thương cơ sở Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất với 28,8 điểm.

Năm ngoái, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cũng có mức điểm chuẩn là 28,8. Theo sau là ngành Kinh tế Quốc tế và Kinh doanh và Phát triển quốc tế với mức điểm 28,5. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất ĐH Ngoại thương là Kế toán và Kinh doanh quốc tế tại cơ sở Quảng Ninh với mức điểm chuẩn là 24.

Năm 2020, nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM có điểm trúng tuyển tổ hợp A00 cao nhất là 28,15 điểm. Tại cơ sở Hà Nội, điểm chuẩn nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế là 28 điểm. Điểm chuẩn Trường ĐH Ngoại thương cơ sở Quảng Ninh lấy điểm chuẩn 20 cho tất cả tổ hợp xét tuyển.

Năm 2019, Kinh tế và Quản trị Kinh doanh vẫn là nhóm ngành có điểm trúng tuyển cao nhất tại cả ba cơ sở của Trường ĐH Ngoại thương, nhưng điểm chuẩn thấp hơn năm 2020 từ 2 - 3 điểm.

Tương tự, năm 2018, nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM có điểm trúng tuyển tổ hợp A00 cao nhất là 24,25 điểm. Tại cơ sở Hà Nội, nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế và Luật và nhóm ngành Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Kinh doanh có điểm chuẩn cao nhất là 24,1 điểm. Cơ sở Quảng Ninh lấy điểm chuẩn 17 cho tất cả tổ hợp xét tuyển.

>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương 5 năm qua

STT

Mã xét tuyển

Tên nhóm ngành

Điểm chuẩn (tổ hợp gốc A00)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Trụ sở chính Hà Nội

1

NTH01-01

Ngành Luật

28,25

24,1

26,2

27

28,05

2

NTH01-02

Ngành Kinh tế

28,25

28,8

Ngành Kinh tế quốc tế

3

NTH02

Ngành Quản trị kinh doanh

28

24,1

26,25

27,95

28,45

Ngành Kinh doanh quốc tế

28,8

4

NTH03

Ngành Kế toán kiểm toán

27,75

23,65

25,75

27,65

28,3

Tài chính ngân hàng

28,25

5

NTH04

Ngôn ngữ Anh (thang 40, khối D01)

27 (thang 30)

23,73 (thang 30)

34,3

36,25

37,55

6

NTH05

Ngôn ngữ Pháp (thang 40, khối D01)

24,25 (thang 30)

22,65 (thang 30)

33,55

34,8

36,75

7

NTH06

Ngôn ngữ Trung (thang 40, khối D01)

24,25 (thang 30)

23,69 (thang 30)

34,3

36,6

39,35

8

NTH07

Ngôn ngữ Nhật (thang 40, khối D01)

27 (thang 30)

23,7 (thang 30)

33,75

35,9

37,2

Cơ sở II - Tp. Hồ Chí Minh

1

NTS01

Kinh tế

28,25

24,25

26,4

28,15

28,6

Quản trị Kinh doanh

28,55

2

NTS02

Tài chính - ngân hàng

28,25

23,5

25,9

27,85

28,55

Kinh doanh quốc tế

-

-

-

-

28,4

Kế toán

28,25

23,5

25,9

27,85

28,4

Cơ sở Quảng Ninh

1

NTH08

Kế toán- Kiểm toán

18,75

17

17

20

24

Kinh doanh quốc tế

18,75

17

17

20

24

Năm 2022, bên cạnh các chương trình đào tạo đã tuyển sinh năm 2021, Trường ĐH Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số, bao gồm Marketing số (tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội) và Truyền thông Marketing tích hợp (tuyển sinh tại Cơ sở II - TP.HCM) thuộc ngành Marketing và chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế (tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội).

Trường ĐH Ngoại thương tiếp tục giữ ổn định 6 phương thức tuyển sinh như những năm trước cụ thể như sau:

Phương thức 1 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho 3 nhóm đối tượng: (1) thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường); (2) thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; (3) thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

Phương thức 2 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-level), áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.

Phương thức 3 - Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.

Phương thức 4 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

Phương thức 5 - Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM tổ chức trong năm 2022, áp dụng cho một số chương trình tiêu chuẩn.  

Phương thức 6 - Phương thức xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường.

Doãn Hùng