Doanh nghiệp Việt cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới, dần thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các Big Tech. Việc “Go Global” hoàn toàn nằm trong khả năng.
Nhanh chóng đạt vị trí Top 3 các ứng dụng sách nói có bản quyền và giấy phép hoạt động tại Việt Nam, MyDio đang hướng tới mục tiêu chinh phục thị trường nước ngoài, quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
Trong Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu trên sàn Alibaba.com đã có một doanh nghiệp nhỏ Việt Nam đưa đa dạng mặt hàng thủ công mỹ nghệ thương hiệu Việt tới nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sáng tạo Đông Dương.
‘Lúc ấy, cả thế giới chỉ mỗi Disney có app sách tô màu này. Chúng tôi thuyết phục đội ngũ rằng Disney làm được thì mình cũng làm được. Và cuối cùng mình cũng làm được thật’, ông Nguyễn Thế Duy, Phó Chủ tịch Công ty Công nghệ ADT Global, chia sẻ.
Mục tiêu cao nhất Công ty An ninh mạng Viettel (VCS) hướng tới không chỉ là vị trí Top đầu trong nước và quốc tế, mà còn sớm trở thành công ty kinh doanh toàn cầu.
Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn đang tăng trưởng doanh thu lên hàng trăm nghìn USD, thậm chí “triệu đô”, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt thông qua sàn thương mại điện tử B2B xuyên biên giới.
Sau hơn 1 thập kỷ giúp nhiều doanh nghiệp Việt, kể cả doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ứng dụng công nghệ để đưa sản phẩm Việt ra thế giới, iViet đang hướng tới mục tiêu ngồi tại Việt Nam giúp doanh nghiệp ngoại kinh doanh trên thị trường ngoại.
Với dân số khoảng 100 triệu người như hiện nay, Việt Nam là một trong năm quốc gia hàng đầu ở châu Á được dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng nhanh nhất về thị trường tiêu dùng.
Có một doanh nghiệp Việt khá đặc biệt đang ấp ủ khát vọng mang các nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công trình toán học thành danh của người Việt lên bản đồ công nghệ thế giới.
Khát vọng làm rạng danh Việt Nam trên bản đồ kim hoàn thế giới của “nữ tướng” PNJ chính là “động cơ” cốt lõi đẩy “con thuyền” PNJ tự tin ứng dụng công nghệ số và “vươn ra biển lớn”.
Cùng quan tâm đến ngành bán dẫn từ thập niên 70, trong khi Hàn Quốc bứt tốc thành cường quốc bán dẫn thì Việt Nam quay về mốc số 0. Gần đây, Việt Nam lại có hy vọng mới với đội ngũ kỹ sư trẻ đạt trình độ quốc tế.
Làm chủ công nghệ lõi điều khiển động cơ, đội ngũ Sharetech tin rằng các thiết bị “Make in Vietnam” sẽ hiện diện ngày càng phổ biến trong cuộc sống thông minh.
Câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam gợi nhớ đến sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore. Việt Nam được mệnh danh là “con hổ” châu Á mới.
Bên cạnh những doanh nghiệp đã có thành công trong hành trình "vươn ra biển lớn" như Viettel, FPT, VinFast,Vinamilk… vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ quốc tế, con đường đầu tư ra nước ngoài còn lắm chông gai.
Tiên phong chuyển đổi số trong ngành sản xuất giấy, HHP GLOBAL đang gấp rút triển khai hệ thống nhà máy thông minh để chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là những quốc gia yêu cầu cao về Net Zero (khí thải bằng 0).
Trong danh sách 20 doanh nghiệp toàn cầu sở hữu giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số (DRM), bên cạnh những tên tuổi lớn như IBM, Google, Apple, Adobe…, có cả một thương hiệu Việt, đó là Thủ Đô Multimedia.
Bắt đầu việc nhỏ bằng khát khao lớn, ông Tạ Minh Vang cùng đội ngũ CEH đang tự tin đưa sản phẩm “Make in Vietnam” ra thị trường quốc tế sau khi đã chung tay giải quyết “bài toán” cảng biển số của quốc gia.
Lo các đối tác ở Nhật Bản không có thức ăn giữa lúc động đất, đoàn của ông Trương Gia Bình mua theo rất nhiều mì ăn liền. Còn có cả một thùng đựng đầy lá chè tươi vì theo kinh nghiệm dân gian thì lá chè tươi có thể giúp chống phóng xạ.
Hệ thống drone AI của MiSmart đã giải thành công nhiều bài toán “may đo” cho các ngành nông lâm nghiệp, điện lực, viễn thông..., bắt đầu hướng sang thị trường quốc tế, song vẫn đang chờ cơ chế sandbox để hiện thực hóa thêm nhiều ước mơ lớn.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, Earable Neuroscience của GS Tâm Vũ vẫn hút dòng vốn từ các quỹ sừng sỏ trên thế giới. Bí mật nằm ở sản phẩm ứng dụng công nghệ lõi độc quyền và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường thiết bị hỗ trợ giấc ngủ
Vượt nhiều thách thức trên hành trình chung tay phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, Hệ sinh thái công nghệ giáo dục (Edtech) của Thiên Hà Xanh dần chinh phục thị trường Việt, tự tin hướng ra thị trường quốc tế.
Di sản văn hóa là một trong những thế mạnh có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam đi ra thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Thương hiệu quốc gia Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu. Hiện chúng ta vẫn chưa tận dụng tốt lợi thế này.
Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung kinh doanh trong nước, sau vài chuyến đi ra nước ngoài tìm cơ hội đã thay đổi tư duy, và đã có những bước phát triển ngoạn mục.
PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG
Thuận lợi thường không tạo ra sự xuất sắc. Gian khổ thì có thể. Đã là doanh nhân thì không chọn sự dễ dàng. Vì
dễ dàng tạo ra sự trung bình. Mà sự trung bình thì không tồn tại được trong cạnh tranh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp công
nghệ số ngày 16/01 ở Hà Nội.
Về sáng kiến truyền thông
Hành trình Việt Nam là một Sáng kiến truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông khởi xướng, báo
VietNamNet và Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông thực hiện.
Sáng kiến bao gồm nhiều hoạt động truyền thông nhằm cổ vũ doanh nghiệp Việt đi ra thế giới, tôn vinh và
lan
toả giá trị Việt Nam qua những câu chuyện khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khắc hoạ một thế hệ doanh
nghiệp có
tinh thần dân tộc, gánh sứ mệnh quốc gia; góp phần hiện thực hoá mục tiêu Việt Nam 100 năm: Năm 2045,
trở
thành nước phát triển, có thu nhập cao, phồn vinh, hạnh phúc.
Liên hệ Ban tổ chức: Chương trình Hành trình Việt Nam tại VietNamNet
Báo VietNamNet, tầng 3, toà nhà C’land, 156 ngõ Xã Đàn 2, P. Nam Đồng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội.
ĐT: 0243 7722729
Hotline: 19001081 (8-20h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
Email: hanhtrinhvietnam@vietnamnet.vn