Đáp án môn Địa lý như sau:

môn địa lý

Nhận định về đề thi Địa lý, cô Lê Thị Vinh - Trưởng bộ môn Địa lý, Trường THCS và THPT M.V. Lô-mô-nô-xốp (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và có 2 câu thuộc phần kĩ năng nằm trong chương trình lớp 11.

Về cấu trúc đề thi, câu hỏi lí thuyết là 21 câu và thực hành là 19 câu, trong đó tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao tương đương là 75%- 25%. 

Đối với phần thực hành kĩ năng  khá dễ, giống với cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT. Phần các câu hỏi sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam đều không ghi số trang mà ghi tên trang Atlat học sinh cần sử dụng. Để tránh mất nhiều thời gian, học sinh cần phải biết tìm mục lục hoặc nhớ chắc mỗi trang Atlat thể hiện nội dung gì. 

Với các câu biểu đồ và bảng số liệu, thí sinh phải có kĩ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu.  Đối với phần nhận dạng biểu đồ, có sự  khác biệt so với năm 2023. Học sinh phải xác định dạng “biểu đồ thích hợp nhất” chứ không phải “dạng biểu đồ thích hợp” vì vậy thí sinh cần nắm chắc các dấu hiệu của từng dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.

Như vậy, đề thi môn Địa lý năm nay không có sự thay đổi nhiều so với đề năm 2023 và minh họa 2024. Đề có sự phân hóa cao, đối với học sinh xét tốt nghiệp chỉ cần làm tốt các kĩ năng Địa lý và lý thuyết cơ bản có thể đạt mức điểm 6 đến 7. 

Với thí sinh muốn đạt điểm mức cao 8-9 điểm cần làm rất tốt từ câu 71 trở đi, đây là các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và nội dung thuộc phần Địa lý các ngành kinh tế. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học và kết thúc chương trình giáo dục phổ thông 2006.