Sau lần vô tình nhặt được đứa bé bị bỏ rơi ở bãi rác cách đây hơn 30 năm, chị Giáp Thị Sông Hương (SN 1974, quận 12, TP.HCM) liên tục nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, mồ côi. Khoảng 30 năm trước, khi còn sống lang thang ngoài công viên, chị Sông Hương phát hiện và nhặt nhiều trẻ bị bỏ rơi về nuôi dưỡng. Sau đó, chị không lập gia đình, dành phần lớn tài sản gồm nhà hàng, khách sạn, showroom ô tô… làm kinh phí nuôi trẻ mồ côi, bị bỏ rơi.
Hiện nay, chị đã chuyển khách sạn đang kinh doanh thành mái ấm Hoa Hồng để nuôi dưỡng, chăm sóc gần 100 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi từ sơ sinh đến 13-14 tuổi. Chị tạo điều kiện cho các bé đủ tuổi đi học đến trường. Song song với việc này, chị cũng cưu mang, hỗ trợ phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, chăm sóc, nuôi dưỡng người vô gia cư, người già neo đơn, không nơi nương tựa.
Đọc thêm:
Trong trận chiến với “giặc lửa” tại quán karaoke trên phố Quan Hoa (Cầu Giấy) ngày 1/8/2022, 3 cán bộ chiến sĩ cảnh sát PCCC đã anh dũng hy sinh khi tham gia ứng cứu người dân.
Đó là Thượng tá Đặng Anh Quân (SN 1977), Đội trưởng; Thượng úy Đỗ Đức Việt (SN 1998) và Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc (SN 2003, chiến sĩ nghĩa vụ), đều thuộc Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận Cầu Giấy.
Hành động quên mình của 3 liệt sĩ được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Thủ tướng cấp bằng “Tổ quốc ghi công”, Bộ trưởng Bộ Công an truy thăng cấp bậc hàm...
Đọc thêm:
Khi chiếc màn chiếu 200 inch bừng sáng cùng cảnh phim hoạt hình, lũ trẻ của điểm trường Lủng Chư (xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) ồ lên háo hức. Các em quay sang hỏi anh Liêm dồn dập “chú ơi, tivi to bằng cái nhà thế này chú có đem về không?” “ngày mai các chú có mở cho con xem nữa không?”.
Anh Hồ Hoàng Liêm (33 tuổi, ngụ quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) miêu tả lại cảm xúc của những em nhỏ vùng cao lần đầu trông thấy rạp chiếu phim. Đây là rạp chiếu phim trên núi thứ tư, anh Liêm cùng các cộng sự triển khai và chuẩn bị lắp rạp thứ năm ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam).
Anh Liêm là chủ nhiệm nhóm Nụ Cười Hồng, hơn 12 năm qua, anh cùng các thành viên trong nhóm miệt mài “cõng” điện, rạp chiếu phim lên bản cho học sinh vùng núi; tổ chức các chương trình áo ấm mùa đông mỗi đợt gần 10.000 áo cho trẻ vùng núi; giúp bà con vùng bão lũ; tổ chức phiên chợ 0 đồng; phẫu thuật cho các em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch…
Đọc thêm:
Đầu tháng 10, trận lũ kinh hoàng quét qua huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), rất nhiều người dân không kịp trở tay, di chuyển đồ đạc vì lũ đổ về quá bất ngờ.
Không ai dám nghĩ rằng trận lũ có thể san phẳng, vùi lấp hàng trăm ngôi nhà và trụ sở các cơ quan hành chính nơi đây.
Trận "đại hồng thủy" lần này đã đi vào lịch sử hàng chục năm qua ở huyện Kỳ Sơn.
Trong hoạn nạn, tình người, tinh thần tương thân tương ái gắn kết hơn bao giờ hết. Trưởng bản Hòa Sơn (xã Tà Cạ) Vi Văn Truyền cùng một số thanh niên khác đã giúp 10 người thoát nạn khi đang mắc kẹt giữa dòng nước lũ.
Ngay khi vượt qua dòng thác lũ, anh Truyền và nhiều người khác đã bất chấp hiểm nguy, leo lên bờ tường rào, nhảy qua bể nước. Sau đó, hai tay ôm 2 đứa trẻ và di chuyển khéo léo vượt lũ, dần đưa mọi người đến nơi an toàn. Trước tấm gương cứu người mắc kẹt trong lũ dữ của anh Vi Văn Truyền mà VietNamNet phản ánh, anh đã được Chủ tịch huyện, Chủ tịch tỉnh và Chủ tịch nước tặng giấy khen, bằng khen, thư khen ngợi.
Đọc thêm:
Đại úy Thái Ngô Hiếu (SN 1989, cán bộ Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ khu vực Trảng Bom, Công an tỉnh Đồng Nai).
Với hơn 10 năm công tác trong ngành cứu hỏa, Đại úy Hiếu đã tham gia hàng chục vụ cứu nạn cứu hộ nguy hiểm, phức tạp ở địa bàn 3 huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu.
Đặc biệt, ngày 10/4, tại bãi biển Bà Rịa - Vũng Tàu, khi thấy 4 người chới với dưới biển, Đại úy Hiếu không màng hiểm nguy, vội nhảy xuống ứng cứu. Hành động dũng cảm của người lính cứu hỏa được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng thưởng Huân chương Dũng cảm; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an thăng hàm vượt cấp.
Đọc thêm:
Sau chuyến du lịch ở vùng cao, Nguyễn Tú Anh quyết định quyên góp, mua sách để lập thư viện miễn phí cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.
Nguyễn Tú Anh (SN 1985, TP.Thủ Đức, TP.HCM). Tú Anh có ước mơ giúp trẻ em nghèo ở vùng cao. Sau chuyến du lịch ở vùng cao, tiếp xúc với trẻ em nghèo, anh quyết định tặng sách cho các em với mục đích giúp các em nâng cao tri thức để thoát nghèo.
Anh quyên góp sách, thành lập nhóm Chủ Nhật yêu thương thực hiện dự án 1001 thư viện bản xa cho trẻ em tại vùng sâu, vùng xa, cao nguyên, hải đảo. Tính đến nay, anh và nhóm Chủ Nhật yêu thương đã thành lập 700 thư viện miễn phí tại những địa phương khó khăn thuộc nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Đọc thêm:
Lê Quang Hiếu là một trong ba người sáng lập Cộng đồng Điện toán đám mây OpenStack Việt Nam, được OpenStack thế giới Foundation lựa chọn trở thành đại diện ở Việt Nam và là chủ nhiệm giải pháp điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam vCloud.
Sau thời gian làm việc cho Fujitsu Việt Nam Hiếu không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy trên bản đồ điện toán đám mây thế giới vắng bóng Việt Nam. Điều này đã thôi thúc Hiếu phải làm gì đó để điện toán đám mây của nước mình có tên tuổi trên bản đồ thế giới. Vì vậy, năm 2018, Hiếu trở về Viettel để góp sức xây dựng tập đoàn ngày càng lớn mạnh. Là người đi đầu trong việc đưa điện toán đám mây trở thành trào lưu công nghệ thành công tại Việt Nam.
Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều (30 tuổi, ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), làm việc trong một công ty về du lịch cộng đồng.
Chị Kiều đã cùng người dân bắt tay vào xây dựng một ngôi làng hẻo lánh, trở thành điểm du lịch tại phường Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ).
Ngôi làng du lịch được hình thành với các dịch vụ homestay, ăn uống, đi thuyền, hướng dẫn viên tại điểm và 4 dịch vụ trải nghiệm: nấu ăn, làm nông dân, trò chơi dân gian, đan lưới. Mỗi nhà, mỗi người tham gia hợp tác xã có một công việc và có từng quy chế khác nhau.
Trước đây, người dân chủ yếu đánh bắt cá, bữa có bữa không nhưng đến bây giờ, mọi thứ dần ổn định khi mỗi chuyến thuyền 30 phút, người làm dịch vụ đã có 300.000 đồng.
Đọc thêm:
Nhà dưỡng lão Đức Thọ, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cưu mang hơn 200 cụ già neo đơn, nghèo khó, không có chỗ ở.
Năm 2007, ông Ngô Đoan Thanh (ngụ thị xã Vĩnh Châu) xây dựng nhà dưỡng lão này trên phần đất gia đình rộng 1,5ha, kinh phí xây dựng hơn 4 tỷ đồng, tương đương 400 lượng vàng lúc bấy giờ. Ông Thanh ấp ủ, xây dựng mái ấm Đức Thọ bằng cả tình thương, tấm lòng.
Sau hai năm xây dựng, mái ấm Đức Thọ chính thức hoạt động. Một năm sau, ông Ngô Đoan Thanh qua đời, để lại di nguyện cho người con trai tiếp tục kế thừa, duy trì việc thiện nguyện mà ông dành cả đời để xây dựng lên giúp người.
Con của ông Thanh sau đó đã thực hiện di nguyện của cha, cùng người dân địa phương chung tấm lòng thiện nguyện duy trì nhà dưỡng lão Đức Thọ cho đến nay.
Đọc thêm:
24 tuổi, Đặng Xuân Hiếu đã có hành trình 4 năm làm tài xế 0 đồng, chở miễn phí hàng nghìn bệnh nhân nghèo Hà Giang chuyển lên tuyến trên hoặc đưa người bệnh nặng về nhà. Một ngày làm việc của Xuân Hiếu thường bắt đầu lúc nửa đêm có khi là từ 1h hoặc 2h sáng.
Đọc thêm: