Để không bị mất điểm oan

Theo thầy Bảo Khôi, căn cứ vào đáp án những năm gần đây của Bộ GD-ĐT thì một số phần trong bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT học sinh có thể dễ đạt điểm. 

Đó là, ở phần Đọc hiểu: câu hỏi nhận biết (1.0-1.5 điểm) và câu hỏi vận dụng (0.5-1.0 điểm).

Phần Nghị luận xã hội: đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25 điểm) và xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm).

Phần Nghị luận văn học: đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25 điểm), xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm), giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích cần phân tích (0.5 điểm), đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích đề yêu cầu phân tích (0,5 điểm).

thi nang luc o dh cong nghe tphcm1.jpg
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: XD

Từ những nhận định trên, thầy Khôi khuyên học sinh khi làm bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cần chuẩn bị cho mình những việc sau: Ở phần Đọc hiểu, học sinh cần rèn kỹ năng trả lời các dạng câu hỏi nhận biết (thường liên quan đến việc xác định thể thơ, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ hoặc yêu cầu truy xuất thông tin từ ngữ liệu) và câu hỏi vận dụng (thường đặt ra yêu cầu nêu thông điệp/bài học rút ra từ ngữ liệu hoặc đánh giá, nêu quan điểm về một vấn đề trong ngữ liệu). Với dạng câu hỏi đòi hỏi kiến thức cơ bản và trình bày ý kiến cá nhân như đã nêu trên, thí sinh hoàn toàn có thể lấy được số điểm từ 1.5-2 điểm.  

Ở phần Làm văn, học sinh cần thực hiện đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học với bố cục rõ ràng. Trong câu mở đoạn nghị luận xã hội và mở bài của nghị luận văn học, các em cần ghi lại chính xác, đầy đủ vấn đề cần nghị luận (yêu cầu đề). Đáp ứng được điều này, thí sinh nhiều khả năng sẽ có được 0.5 điểm cho mỗi phần. 

Riêng với phần Nghị luận văn học, học sinh cần nắm vững kiến thức liên quan đến tác giả (đánh giá chung), tác phẩm (thời điểm sáng tác, xuất xứ, những nội dung nổi bật/ý chính quan trọng, đặc sắc nghệ thuật). Việc hệ thống hóa kiến thức theo những vấn đề trên sẽ giúp các em có được thêm từ 0.5-1.0 điểm cho bài thi. 

Để được điểm cao môn Ngữ văn

Chia sẻ kinh nghiệm về quá trình ôn thi của học sinh, thầy Khôi nhận xét thực ra, số lượng tác phẩm cần ôn tập để thi tốt nghiệp THPT không quá nhiều. Vùng trọng tâm ôn tập chắc chắn sẽ được giáo viên xác định trước và tập trung ôn kĩ cho các em. Hơn thế, đề thi cũng thường trích sẵn đoạn trích/ngữ liệu cần thiết cho việc phân tích. Những điều đó cho thấy các em không cần phải nhồi nhét quá nhiều kiến thức để có thể thi môn Ngữ văn.

"Hơn nữa, dẫu đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vẫn gắn với chương trình Ngữ văn 2006 nhưng định hướng kiểm tra đánh giá theo năng lực đã được hình thành và ổn định qua trên dưới 10 năm nay. Thi theo năng lực sẽ tập trung vào kỹ năng giải quyết các dạng câu hỏi hơn là kiểm tra kiến thức. Một lần nữa, kiến thức bộ môn không phải là điều gây nên áp lực cho các em" - thầy Khôi phân tích.

Về kỹ năng, thầy Khôi nhấn mạnh "cần quản lý thời gian".

"Cụ thể, thời gian tính từ lúc phát đề đến khi báo hiệu bắt đầu tính giờ làm bài khoảng trên dưới 10 phút. Trong thời gian này, thí sinh đừng vội cầm bút ngay để làm bài mà hãy tập trung chú ý vào câu 2 của phần Làm văn (nghị luận văn học) và thực hiện tuần tự các việc như: Đọc kỹ câu hỏi, xác định và viết ra giấy nháp những luận điểm cơ bản cần thực hiện; Xác định và ghi lại từ khóa của phần nhận xét ngắn; Xác định ý nào, nội dung nào trong đoạn trích có thể mở rộng liên hệ so sánh và ghi ngay dẫn chứng so sánh vào giấy nháp. 

Mặt khác cần phải phân bố thời lượng hợp lý cho các nội dung bài làm: Nếu tính giản đơn căn cứ vào mức điểm thì cần 36 phút để làm phần Đọc hiểu, 24 phút để viết đoạn nghị luận xã hội và 60 phút để thực hiện bài văn Nghị luận văn học. Thí sinh không nên quên rằng cần có thời gian để đọc lại và chỉnh sửa các lỗi nhỏ trong bài thi (nếu có). Do đó, khi thực hiện bài thi, trong thực tế các em cần phân bố thời gian như: Đọc hiểu: 25 phút; Viết đoạn nghị luận xã hội: 20 phút; Viết bài văn nghị luận văn học: 60 phút; Đọc lại và chỉnh sửa: 15 phút" - thầy Khôi hướng dẫn.

Một vấn đề rất quan trọng là xác định trọng điểm. Thầy Khôi cho rằng trong hướng dẫn chấm của Bộ GD-ĐT, một số nội dung khá dễ để lấy điểm, chẳng hạn như: Đọc hiểu, các câu hỏi Nhận biết và Vận dụng  là những nội dung có khả năng đạt tổng cộng 2 điểm vì đây thường không phải là câu hỏi phân hóa của phần này. 

Phần Làm văn có những yêu cầu rất cơ bản, dễ có được điểm số, bao gồm: Đảm bảo về hình thức đoạn văn nghị luận xã hội (0.25 điểm); Đảm bảo về cấu trúc bài văn nghị luận văn học (0.25 điểm); Xác định và nêu đúng vấn đề cần nghị luận xã hội (0.25 điểm); Xác định và nêu đúng vấn đề cần nghị luận văn học (0.25 điểm); Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm); Nêu được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích cần phân tích trong câu nghị luận văn học (0.5 điểm)

Thêm vào đó, nhiều địa phương quy ước điểm sáng tạo như sau: Với câu nghị luận xã hội: có dẫn chứng làm rõ cho các khía cạnh của vấn đề. Với câu nghị luận văn học: so sánh nội dung đang phân tích với nội dung tương đồng trong tác phẩm khác.  Nếu đúng như vậy thì quả thật không quá khó khăn để thí sinh có thêm 0.5 điểm khi đáp ứng hai yêu cầu trên.

Bài làm của thí sinh nên tập trung vào những nội dung trên nhằm tối đa hóa số điểm dễ đạt được, từ đó tạo nền tảng để có thể đạt kết quả cao như kì vọng.

Thầy giáo này cũng lưu ý, để phần trả lời đáp ứng được yêu cầu cả về nội dung lẫn hình thức, bên cạnh lượng kiến thức cần ôn tập, học sinh phải chú trọng phần kỹ năng trình bày bài thi. 

Cách trình bày có thể tham khảo như sau: 

môn Ngữ văn