1. Chocolate đen: Chocolate bảo vệ tế bào thần kinh trước tác động của lão hóa nhờ chứa chất chống oxy hóa. Ngoài ra, flavanols có trong cacao giúp tăng lượng máu và oxy đến não, xua tan mệt mỏi và có tác dụng kháng viêm. Sử dụng 1,5 gram chocolate đen mỗi tuần, loại có 70% cacao trở lên, được khuyến cáo là tốt cho sức khỏe não bộ. Ảnh: Pexels. |
2. Các loại quả mọng berry: Các loại quả như dâu tây, việt quất, nho, mâm xôi... không chỉ chống oxy hóa mà còn cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cho não. Ăn nhiều những loại quả này giúp giảm lo lắng và các bệnh về thoái hóa thần kinh như chứng sa sút trí tuệ. Ảnh: Unplash. |
3. Nghệ: Nghệ chứa nhiều curcumin, một chất chống viêm và duy trì chức năng nhận thức của não trong quá trình lão hóa. Nghệ thường có trong bột cà ri, lời khuyên là bạn có thể kết hợp nghệ với tiêu đen để tăng cường sự hấp thụ curcumin của cơ thể. Ảnh: Pexels. |
4. Rau xanh: Các loại rau có màu xanh như rau arugula, cải xoăn, rau bina và cải cầu vồng chứa nhiều folate, một loại vitamin nhóm B quan trọng đối với chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu folate làm gia tăng các triệu chứng của trầm cảm và lão hóa nhận thức. Ảnh: Pexels. |
5. Thực phẩm lên men: Theo các nhà khoa học, những thực phẩm lên men như miso, kim chi, nấm kombucha hay sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột và chức năng của não. Cụ thể, lợi khuẩn có trong quá trình lên men giúp chống sưng viêm, nguyên nhân chính của chứng suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm lý và bệnh Alzheimer. Bạn có thể chọn những sản phẩm dán nhãn "men sống" và sử dụng chúng 1-2 lần/tuần. Ảnh: Pexels. |
Theo Zing
Các loại thực phẩm có thể dự trữ lâu dài
Bên cạnh thịt, cá, trứng... bạn có thể chuẩn bị các loại thực phẩm có hạn sử dụng lâu dài, dễ bảo quản, để đảm bảo nhu cầu ăn uống khi không thể ra ngoài.