Dù “chính sách một con” đã nới lỏng, nhưng nuông con quá mức, ô nhiếm sinh thái, quá tải kiến thức, và ‘hàng nhái’ đang đặt dấu ấn lên một thế hệ ở Trung Quốc.

“Hoa tuyết đài các”

Phóng viên Malcolm Moore trên tờ Telegraph (Anh) cho rằng sau lớp anh chị “tiểu vương” má phính và được nuông chiều, đã nối tiếp một thế hệ mới - “hoa tuyết đài các”.Chúng mềm và “dễ tan chảy” (tổn thương), như những bông tuyết.

Theo Moore, những “hoa tuyết đài các” được nuông chiều đến mức “tôn thờ”. Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, hoàn toàn không kiên nhẫn, và không có khả năng tự lập. Nhiều "hoa tuyết" được chiều đến mức, không biết tự mặc quần áo, buộc dây giày, nhưng tệ hơn, số khác không muốn học cách xỏ dây giày.

Đó là do cha mẹ quá chăm chút đến đứa ‘con độc” (một hậu quả của chính sách một con). Sự chăm chút thái quá còn bị tăng cường do tình hình sinh thái tồi tệ, do xuất nhiều hàng kém phẩm chất, hàng nhái trên thị trường, và do chất lượng đảm bảo y tế quá kém, dẫn đến việc giai tầng trung lưu Đại lục tốn ngày một nhiều hơn tiền mua các loại thực phẩm nhập ngoại, hàng ngoại  cho con.

{keywords}

‘Hoa tuyết đài các’ và hội chứng “bệnh tưởng”. Nguồn ảnh: The Punch

Moore dẫn Paul French, giám đốc hãng điều tra xã hội “Access Asia”, người nói rằng thế hệ “hoa tuyết” đã được “độn bông”ngay từ khi lọt lòng, rằng những đứa trẻ này luôn oặt oẹo, lúc nóng lúc lạnh, và khi cần phải “giơ một ngón tay lên” làm gì, thì chúng cảm thấy bị sức ép nặng nề. Paul French cho rằng các “bông tuyết” mắc chứng bệnh tưởng.

Theo Paul French, các “Hoàng tử, công chúa” (Little Emperors - thế hệ sinh trước “những bông hoa tuyết”) rất thích ăn fast food, rất trung thành với đế chế MacDonald, nên đa số bị bệnh béo phì.

Nay vì tình hình sinh thái tệ hơn, nên đòi hỏi về không khí sạch, nước sạch, thực phẩm sạch là điểm khác của các “bông tuyết” so với anh chị của chúng - lớp “tiểu đế vương”. Một hình ảnh thường thấy là các “bông tuyết” ngồi xem phim hoạt hình, còn ông bà, hoặc ô sin bón từng thìa cho chúng. Các “bông tuyết” không muốn ngồi ăn cùng với mọi người bên bàn ăn. Nhiều đứa vứt đồ chơi ngoại đắt tiền đi nếu cha mẹ chúng cho các bạn khác cùng chơi.

Tại các trường sở, người ta ngại không cho các “bông tuyết” làm những cử động mạnh, bài báo viết tiếp, sợ chúng sẽ bị xầy xước, hoặc ngã.

Các “bông tuyết” bị xem là dễ bị tổn thương, quá mỏng mảnh, nên chúng không còn tập các bài thể dục hay tập bơi, tập chạy nhảy nữa, mà hay ngả người trên những đi văng mềm.

Các bậc thang, lan can, góc tường trong các nhà trẻ được độn bông. Các “bông tuyết” thường dễ bị mất bình tĩnh khi gặp bài khó, nên thường cha mẹ chúng làm bài tập về nhà thay chúng. Nhìn chung, lớp trẻ này không sẵn sàng để vượt qua khó khăn, trở ngại, bài báo viết.

Điều đáng chú ý là lớp trẻ “bông tuyết” yếu hơn, nhưng lại hung hăng hơn so với lớp “tiểu đế vương”.

Chúng sẵn sàng vứt bỏ búp bê ngoại đắt tiền vì thấy “ghê”, sau khi bạn thuộc “tầng lớp dưới” đụng vào đồ chơi này.

Các “bông tuyết” không biết cách cài cúc quần áo, một bảo mẫu đã làm việc 30 năm tại một vườn trẻ ở tỉnh An Huy cho Telegraph hay. Bà này cho rằng cha mẹ dính líu quá nhiều vào các hoạt động của con trẻ.

Giáo sư Zhou Xiaozheng, Đại học Renmin University, lại cho rằng “lẽ ra cần bỏ ra nhiều thời gian hơn ở bên các con, nhưng các bậc cha mẹ lại chọn cách thuê ai đó để trong nom con mình”. Lớp “hoa tuyết” sẽ còn bất lực và cô độc hơn (so với lớp “tiểu đế”), khi lớn dần lên sẽ không thể tự lực làm gì không có người lớn (cha mẹ, ô sin…) . Hậu quả cấu trúc “1:2:4” (một con, song thân, 4 ông bà) vẫn ngấm sâu vào xã hội, cho dù “chính sách 1 con” hiện đã nhược hóa.

{keywords}

Cấu trúc 1:2:4 và “tiểu đế vương”

 “Hiệu ứng nhà kính”

Theo tờ The Epoch Times, đăng tải các phúc trình của báo Trung Quốc như Tân Kinh Báo, 60% học sinh Bắc Kinh bị cận thị, 20 % thừa cân, 10% gan bị nhiễm mỡ.

Một phúc trình ở ngưỡng thập niên này cho hay trên toàn Trung Quốc, khoảng 80 % học sinh trung học có thị lực kém. Rằng sức khỏe thiếu nhi đã vượt ngưỡng báo động.

Nguyên nhân, theo các chuyên gia sở tại, là do học sinh cường độ học lớn và áp lực tâm lý mạnh từ phía giáo viên, và cha mẹ - thường kiểm soát gắt gao thời gian biểu của con. Đồng thời, học sinh có quá ít khả năng tập luyện thể lực, các em phải sống một lối sống ít vận động, và chất lượng bữa ăn dành cho học sinh ở trường cũng khá tồi.

Trên thực tế, hầu như toàn bộ thời gian trong ngày đều phải học, nên nhiều thiếu niên đên tuổi “bẻ gẫy sừng trâu” không biết chuẩn bị bữa ăn, giặt quần áo, hay làm các công việc bình thường khác trong gia đình, như rán trứng... Đây không còn là hiện tượng lạ trong xã hội Trung quốc.

Một nam sinh lớp 4 ở Bắc Kinh kể:

“Trường chúng tôi có rất nhiều hạn chế. Ngay cả trong giờ nghỉ chuyển tiết, giáo viên không cho chúng tôi nói to, chạy, chơi; chúng tôi chỉ có thể chuyện trò, uống nước, đi vệ sinh. Trong trường có sân bóng đá, bóng chuyền, nhưng chùng tôi ít được chơi các môn thể thao này, chỉ được chơi các trò chơi thể thao. Chúng tôi không được đến gần xà đơn, xà kép, vì nguy hiểm, có thể ngã, xước. Sau giờ học chúng tôi về nhà bằng xe buýt, cả những bạn ở gần trường cũng vậy, vì cha mẹ cấm đi bộ… Ở bến xe bố mẹ đón. Về đến nhà, bữa ăn đã sẵn sàng, sau đó, tôi học đến tận 23 gi. Sáng ra lại đến trường ngay từ 6.30. Tôi không có thời gian chơi, mọi việc trong nhà đều do mẹ làm. Vào ngày nghỉ cuối tuần đều phải đi học thêm”.

{keywords}

Xu hướng chiều con ở Trung Quốc ngày một mạnh lên. Ảnh Liu Zin/AFP

Việc quá quan tâm “vỗ béo” con cái chỉ là một biểu hiện của “hiệu ứng nhà kính” về tâm lý (nuôi con trong “lồng kính). Một ví dụ đau lòng là cậu bé Xiao Tian, 14 tuổi, học sinh trung học ở Bắc Kinh. Em học giỏi, ngoan, suốt đời chỉ được khen. Nhưng một lần dự thi viết bài luận toàn trường theo đề tài chỉ đinh, Xiao đã không đạt. Không chịu nổi áp lực lên “danh tiếng” ở nhà và ở trường của mình, Xiao đã nhảy từ mái nhà cao xuống và thiệt mạng.

Bảo bọc quá “ấm áp”, nuông chiều, làm thay, ngợi khen quá lời, theo The Epoch Times, dẫn đến bọn trẻ chỉ nhìn thấy thế giới qua cặp kính màu hồng, còn mình là nhân vật quan trọng, được người xung quanh ưa chuộng hết mực. Vì thế khi va chạm với thực tại, và chịu một thất bại dù nhỏ, chúng không chịu được tải tâm lý, và dễ thực hiện những hành vi quá khích.

  • Lê Đỗ Huy (tổng hợp)