Ngày Tết trẻ được nghỉ học, lại hay đi chơi cùng ba mẹ nên việc ăn uống sẽ không được chu đáo như ngày thường. Để giữ sức khỏe cho bé, thực đơn ngày Tết của trẻ cần phải có đủ những thực phẩm sau.
Dinh dưỡng đầy đủ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy dù là ngày Tết, bạn cũng cần lưu ý không để trẻ thiếu những chất sau:
Cá
Mỗi tuần trẻ cần ăn từ 2-3 lần các loại cá có nhiều dầu để não phát triển tốt. Cá có nhiều dầu cung cấp các aixt béo omega-3, vốn có vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động và sự phát triển của não bộ. Loại axit béo này có tác dụng hỗ trợ khả năng nhận thức và ghi nhớ của não.
Thực phẩm giàu probiotic
Ngày Tết, lượng thực phẩm trẻ nạp vào sẽ nhiều hơn ngày thường, do đó bạn cần chú ý đến việc nuôi dưỡng và hỗ trợ sự phát triển cho các lợi khuẩn sống trong đường tiêu hóa của trẻ bằng những thực phẩm lên men giàu probiotic như sữa chua.
Điều này không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn có nhiều lợi ích khác như cải thiện khả năng miễn dịch, hỗ trợ cho hoạt động của não, tốt cho tinh thần và cách xử sự của trẻ…
Đảm bảo trẻ được cung cấp chất xơ đầy đủ
Khẩu phần ăn giàu chất xơ là điều vô cùng quan trọng về mặt dinh dưỡng cho trẻ vì chất xơ giúp duy trì sức khỏe cho ruột và hệ thống tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ khác nhau trái cây, rau xanh, các loại hạt… là cách để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định, kích thích sự phát triển của lợi khuẩn sẵn có trong ruột.
Không thể bỏ quên vai trò thiết yếu của protein
Trẻ em cần nhiều protein hơn người lớn vì chúng vẫn đang phát triển và có nhu cầu protein lớn hơn để đáp ứng cho việc hình thành các tế bào mới. Một chế độ ăn uống tập trung nhiều vào những thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt, đậu, trứng, sữa… sẽ cung cấp đầy đủ các amoni aixt thiết yếu giúp trẻ phát triển tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần.
Amino aixt cần cho quá trình xây dựng các khối cơ, máu, da, tóc, móng, hormon đồng thời cũng có vai trò hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch. Cung cấp cho trẻ những bữa ăn giàu protein còn giúp con bạn có cảm giác no lâu, không thèm ăn các loại đồ ngọt.
Rau họ cải bắp
Trong thực đơn ngày Tết của trẻ, nên bổ sung bông cải xanh hay bông cải trắng để cải thiện sức khỏe, giúp trẻ đủ khả năng phòng chống bệnh tật. Trong những loại rau xanh thuộc họ cải bắp này có chứa các hợp chất lưu huỳnh tự nhiên giúp tăng cường khả năng khử loại các độc tố trong cơ thể của trẻ và hạn chế nguy cơ mắc những căn bệnh mãn tính.
Ngoài ra, rau cải còn chứa nhiều vitamin C hỗ trợ cho sức khỏe của hệ miễn dịch và cung cấp chất xơ thực phẩm.
Bổ sung i-ốt
I-ốt là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển cũng như đảm bảo chức năng hoạt động của não bộ. Thiếu hụt i-ốt có thể làm trẻ bị kém thông minh và suy giảm chức năng nhận thức cũng như có nguy cơ mắc chứng hiếu động thái quá.
Vì vậy, cần chú ý tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng i-ốt cao để cơ thể của trẻ có đủ lượng khoáng chất quan trọng này theo nhu cầu phát triển. Nguồn cung cấp i-ốt tốt nhất cho trẻ em đó là hải sản và tảo biển.
Cho trẻ ăn các loại chất béo bão hòa
Các loại chất béo bão hòa từ những nguồn tự nhiên như bơ, phô-mai, dầu dừa… đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, bạn cần bổ sung nhóm chất béo này vào khẩu phần của trẻ ở mức điều độ.
Chất béo bão hòa cần cho việc sản xuất hormon, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ chức năng hoạt động của não và đảm bảo sức khỏe cho hệ thần kinh. Đó chính là các chất béo trans có trong một số loại margarine, thức ăn chế biến sẵn như bánh quy, bánh ngọt…
Tuy nhiên, cần tránh những món ăn vặt có chứa quá nhiều dầu mỡ vì tiêu thụ chất béo trans quá mức cần thiết là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch và những căn bệnh ung thư.
(Theo Mums. bodyandsoul/PNO)