Đối với những chuyên gia lão luyện trên thị trường dầu lửa, đây là một tiếng chuông quen thuộc. Tình trạng rối ren tại Trung Đông đã làm bùng nổ giá dầu thô. Tâm trạng hoảng loạn tràn ngập khắp các thị trường tài chính.
Tuy vậy, lần này, thậm chí ngay cả khi giá dầu lên trên mức 101USD/thùng, thì thông điệp từ các nhà phân tích cũng như các thương gia vẫn là "cứ bình tĩnh". Giá dầu đang cao hơn, nhưng khó có thể thách thức được với mức giá hồi tháng Bảy năm 2008. Không ai cảm thấy hoang mang cả.
Giá dầu thô Biển bắc - giá dầu chuẩn cho châu Âu và châu Á - đã tăng chỉ một tuần sau khi bạo loạn tại Ai Cập nổ ra, giữa những lo ngại rằng những người biểu tình đã làm tê liệt nền kinh tế, họ có thể làm ngắt quãng lưu thông dòng dầu tại Trung Đông. Đây là khu vực chiếm 1/3 nguồn cung dầu cho toàn cầu.
"Chúng tôi thấy những khác biệt cơ bản giữa tình hình hiện nay và bối cảnh năm 2008" - Richard Jones - phó Tổng Giám đốc của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết. Giá dầu thô Biển bắc đạt mức 100 USD/thùng lần đầu tiên vào cuối tháng Hai năm 2008, đạt mức cao kỷ lục trên 146 USD vào tháng Bảy. Thậm chí, một số nhà đầu cơ giá dầu đang dự đoán giá sẽ hạ so với mức này bởi vì những khác biệt nêu trên. Goldman Sachs đã dự đoán giá dầu lên tới 105 USD/thùng vào cuối năm nay, hãng này cho rằng dầu thô đang ở ngưỡng "gần tới sự điều chỉnh giá ngắn hạn".
Thay đổi lớn nhất chính là công suất dự phòng, từ việc sản xuất cho tới vận chuyển và lọc dầu. Lượng dầu sản xuất dự phòng của OPEC đầu năm 2006 giảm xuống mức kỷ lục là 1 triệu thùng/ngày. Sau đó, thị trường dầu lửa có phản ứng hoang mang đối với chương trình hạt nhân của Iran và các nhóm phiến quân tấn công tại Nigeria. Các thương gia lo ngại công suất dự phòng có thể không thể đảm bảo cho dù nguồn cung chỉ bị ngắt quãng không nhiều.
Nhưng khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm nhu cầu dầu lửa thế giới, công suất dự phòng của OPEC lại tăng lên đỉnh điểm với hơn 6 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2009, mức này còn thừa để đối phó với tình hình nguồn cung ngắt quãng cao độ nhất.
Kể từ đó, tiêu thụ mạnh lên trong các thị trường mới nổi đã làm xói mòn công suất dự phòng của OPEC xuống còn dưới 5 triệu thùng/ngày (theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc Tế IEA)
Các thương gia và quan chức trong ngành dầu lửa tin rằng một viễn cảnh tệ hại nhất tại Ai Cập - như đóng cửa kênh đào Suez và đường ống dẫn Sumed dài 200 dặm nối Biển Đỏ với vùng Địa Trung Hải - có thể làm trệch hướng, chứ không làm tắc mạch dầu.
Bộ Năng lượng của Mỹ ước tính có hai đường ống dẫn dầu có sức chuyên chở 2.1 triệu thùng/ngày vào năm 2009, còn Goldman Sachs cho rằng thực tế này vẫn còn kém xa so với công suất của chúng. Greg Priddy - một nhà phân tích dầu lửa tại hãng tư vấn Eurasia Group cho biết quân đội Ai Cập biết rõ cách vận hành kênh đào ngay cả trong trường hợp bị tấn công. Việc đóng cửa hoàn toàn cũng không có nghĩa là sẽ mất sản lượng, mà sẽ là một hành trình chuyên chở tốn kém hơn trong 15 ngày qua Mũi Hảo Vọng.
"Rõ ràng là sự sợ hãi cũng là một nhân tố trên thị trường" - một nhà quản trị cấp cao tại một hãng kinh doanh dầu lửa hàng đầu cho biết. Nhưng ông cũng nói thêm: "Cũng có người cho rằng thị trường sẽ chỉ tăng thêm 3-4 USD".
Giữa năm 2005 và 2008 công suất chuyên chở bị thu hẹp thì một sự đình trệ như vậy cũng có thể gây nên nhiều vấn đề. Tuy nhiên hiện giờ vẫn có đủ số nhiên liệu dự phòng để đáp ứng nhu cầu phụ trội cho chuyên chở.
Hơn nữa, có một sự thay đổi rất lớn về mặt cấu trúc trong nhu cầu dầu kể từ lần đóng cửa kênh đào trước đó, vào năm 1967 sau cuộc chiến A Rập - Israel. Gần một nửa thế kỷ trước đó, tâm điểm nhu cầu dầu là Mỹ và châu Âu và do đó, kênh đào có tầm quan trọng sống còn. Giờ đây, tâm điểm tiêu thụ chuyển sang châu Á, và họ không còn phụ thuộc vào con kênh này.
"Tác động của việc đóng cửa kênh đào lúc này có thể không còn quá lớn như hồi những năm 50 và 60 của thế kỷ trước" - Amrita Sen - nhà phân tích tại Barclays Capital cho biết.
Dự trữ dầu toàn cầu cũng cao hơn, làm dịu thị trường trước bất kỳ sự ngắt quãng nào. Theo IEA, dự trữ dầu tại các quốc gia dầu hiện tại đủ để đáp ứng cho 61 ngày sau đó, xấp xỉ mức cao nhất trong 10 năm qua và cao hơn rất nhiều so với mức đáp ứng nhu cầu trong 52 ngày liên tục vào hồi đầu năm 2008.
"Sự chậm chạp hiện nay trong hệ thống cho thấy tình trạng căng thẳng kéo dài không nên coi là một "đặc trưng" của thị trường, thậm chí nếu như tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng" - David Kirsh, một nhà phân tích thị trường của hãng tư vấn PFC Energy cho biết.
Tuy nhiên, một số thương gia vẫn lo ngại rằng tình trạng bạo loạn tại Ai Cập - và kể cả ở Tunisia, Algeria và Yemen - có thể dẫn tới bất ổn tại vựa dầu Trung Đông. Họ đặc biệt cảm thấy bất an về A Rập - Xê út - nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
John Sfakianakis - kinh tế gia trưởng của Banque Saudi Fransi tại Riyadh - cho rằng những diễn biến tại Ai Cập nên là hồi chuông cảnh tỉnh cho các chính quyền trên khắp đất Trung Đông về sự cấp thiết của việc giải quyết tình tình trạng thất nghiệp và chênh lệch giàu nghèo.
Về điểm này, các quốc gia như A Rập - Xê Út, Iran và Iraq sẽ cần một nguồn thu lớn hơn nữa từ các vựa dầu của họ. Hệ quả là, họ có xu hướng ủng hộ cho giá dầu tăng cao hơn. Và như vậy, mức giá 100 USD/thùng dầu vẫn tiếp tục kéo dài.
T.L dịch từ Financial Times
Hình minh họa. Nguồn ảnh: internet |
Tuy vậy, lần này, thậm chí ngay cả khi giá dầu lên trên mức 101USD/thùng, thì thông điệp từ các nhà phân tích cũng như các thương gia vẫn là "cứ bình tĩnh". Giá dầu đang cao hơn, nhưng khó có thể thách thức được với mức giá hồi tháng Bảy năm 2008. Không ai cảm thấy hoang mang cả.
Giá dầu thô Biển bắc - giá dầu chuẩn cho châu Âu và châu Á - đã tăng chỉ một tuần sau khi bạo loạn tại Ai Cập nổ ra, giữa những lo ngại rằng những người biểu tình đã làm tê liệt nền kinh tế, họ có thể làm ngắt quãng lưu thông dòng dầu tại Trung Đông. Đây là khu vực chiếm 1/3 nguồn cung dầu cho toàn cầu.
"Chúng tôi thấy những khác biệt cơ bản giữa tình hình hiện nay và bối cảnh năm 2008" - Richard Jones - phó Tổng Giám đốc của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết. Giá dầu thô Biển bắc đạt mức 100 USD/thùng lần đầu tiên vào cuối tháng Hai năm 2008, đạt mức cao kỷ lục trên 146 USD vào tháng Bảy. Thậm chí, một số nhà đầu cơ giá dầu đang dự đoán giá sẽ hạ so với mức này bởi vì những khác biệt nêu trên. Goldman Sachs đã dự đoán giá dầu lên tới 105 USD/thùng vào cuối năm nay, hãng này cho rằng dầu thô đang ở ngưỡng "gần tới sự điều chỉnh giá ngắn hạn".
Thay đổi lớn nhất chính là công suất dự phòng, từ việc sản xuất cho tới vận chuyển và lọc dầu. Lượng dầu sản xuất dự phòng của OPEC đầu năm 2006 giảm xuống mức kỷ lục là 1 triệu thùng/ngày. Sau đó, thị trường dầu lửa có phản ứng hoang mang đối với chương trình hạt nhân của Iran và các nhóm phiến quân tấn công tại Nigeria. Các thương gia lo ngại công suất dự phòng có thể không thể đảm bảo cho dù nguồn cung chỉ bị ngắt quãng không nhiều.
Nhưng khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm nhu cầu dầu lửa thế giới, công suất dự phòng của OPEC lại tăng lên đỉnh điểm với hơn 6 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2009, mức này còn thừa để đối phó với tình hình nguồn cung ngắt quãng cao độ nhất.
Kể từ đó, tiêu thụ mạnh lên trong các thị trường mới nổi đã làm xói mòn công suất dự phòng của OPEC xuống còn dưới 5 triệu thùng/ngày (theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc Tế IEA)
Các thương gia và quan chức trong ngành dầu lửa tin rằng một viễn cảnh tệ hại nhất tại Ai Cập - như đóng cửa kênh đào Suez và đường ống dẫn Sumed dài 200 dặm nối Biển Đỏ với vùng Địa Trung Hải - có thể làm trệch hướng, chứ không làm tắc mạch dầu.
Bộ Năng lượng của Mỹ ước tính có hai đường ống dẫn dầu có sức chuyên chở 2.1 triệu thùng/ngày vào năm 2009, còn Goldman Sachs cho rằng thực tế này vẫn còn kém xa so với công suất của chúng. Greg Priddy - một nhà phân tích dầu lửa tại hãng tư vấn Eurasia Group cho biết quân đội Ai Cập biết rõ cách vận hành kênh đào ngay cả trong trường hợp bị tấn công. Việc đóng cửa hoàn toàn cũng không có nghĩa là sẽ mất sản lượng, mà sẽ là một hành trình chuyên chở tốn kém hơn trong 15 ngày qua Mũi Hảo Vọng.
"Rõ ràng là sự sợ hãi cũng là một nhân tố trên thị trường" - một nhà quản trị cấp cao tại một hãng kinh doanh dầu lửa hàng đầu cho biết. Nhưng ông cũng nói thêm: "Cũng có người cho rằng thị trường sẽ chỉ tăng thêm 3-4 USD".
Giữa năm 2005 và 2008 công suất chuyên chở bị thu hẹp thì một sự đình trệ như vậy cũng có thể gây nên nhiều vấn đề. Tuy nhiên hiện giờ vẫn có đủ số nhiên liệu dự phòng để đáp ứng nhu cầu phụ trội cho chuyên chở.
Hơn nữa, có một sự thay đổi rất lớn về mặt cấu trúc trong nhu cầu dầu kể từ lần đóng cửa kênh đào trước đó, vào năm 1967 sau cuộc chiến A Rập - Israel. Gần một nửa thế kỷ trước đó, tâm điểm nhu cầu dầu là Mỹ và châu Âu và do đó, kênh đào có tầm quan trọng sống còn. Giờ đây, tâm điểm tiêu thụ chuyển sang châu Á, và họ không còn phụ thuộc vào con kênh này.
"Tác động của việc đóng cửa kênh đào lúc này có thể không còn quá lớn như hồi những năm 50 và 60 của thế kỷ trước" - Amrita Sen - nhà phân tích tại Barclays Capital cho biết.
Dự trữ dầu toàn cầu cũng cao hơn, làm dịu thị trường trước bất kỳ sự ngắt quãng nào. Theo IEA, dự trữ dầu tại các quốc gia dầu hiện tại đủ để đáp ứng cho 61 ngày sau đó, xấp xỉ mức cao nhất trong 10 năm qua và cao hơn rất nhiều so với mức đáp ứng nhu cầu trong 52 ngày liên tục vào hồi đầu năm 2008.
"Sự chậm chạp hiện nay trong hệ thống cho thấy tình trạng căng thẳng kéo dài không nên coi là một "đặc trưng" của thị trường, thậm chí nếu như tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng" - David Kirsh, một nhà phân tích thị trường của hãng tư vấn PFC Energy cho biết.
Tuy nhiên, một số thương gia vẫn lo ngại rằng tình trạng bạo loạn tại Ai Cập - và kể cả ở Tunisia, Algeria và Yemen - có thể dẫn tới bất ổn tại vựa dầu Trung Đông. Họ đặc biệt cảm thấy bất an về A Rập - Xê út - nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
John Sfakianakis - kinh tế gia trưởng của Banque Saudi Fransi tại Riyadh - cho rằng những diễn biến tại Ai Cập nên là hồi chuông cảnh tỉnh cho các chính quyền trên khắp đất Trung Đông về sự cấp thiết của việc giải quyết tình tình trạng thất nghiệp và chênh lệch giàu nghèo.
Về điểm này, các quốc gia như A Rập - Xê Út, Iran và Iraq sẽ cần một nguồn thu lớn hơn nữa từ các vựa dầu của họ. Hệ quả là, họ có xu hướng ủng hộ cho giá dầu tăng cao hơn. Và như vậy, mức giá 100 USD/thùng dầu vẫn tiếp tục kéo dài.
T.L dịch từ Financial Times