Chiều
nay (26/2/2011) Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo để thông báo về các
vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh giá bán điện năm 2011 và kế hoạch
cung ứng, vận hành hệ thống điện trong các tháng mùa khô và cả năm 2011.
Tăng giá để bù đắp các chi phí đầu vào
Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, việc điều chỉnh tăng giá điện lần này chủ yếu là để bù đắp các chi phí đầu vào và giảm một phần lỗ đã phát sinh cho doanh nghiệp, chứ không phải là tăng giá để đầu tư cho hệ thống.
Theo đó, biểu giá điệnnăm 2011 được xây dựng trên cơ sở các thông số đầu vào của ngành điện. Cụ thể, giá than cho sản xuất điện tăng 5% so với hiện hành, bằng 66-72% giá thành sản xuất than năm 2010; tỷ giá ngoại tệ (áp dụng tỷ giá ở mức 19.500đ/USD), với tỷ giá này, thực tế doanh nghiệp phải chịu chênh lệch tỷ giá là 1.400 đồng/USD khi thanh toán theo tỷ giá liên ngân hàng và là xấp xỉ 3.000 đồng/USD khi thanh toán theo tỷ giá của thị trường tự do.
Ngoài ra, do các chi phí phát sinh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ các năm trước vẫn chưa được tính vào giá điện năm 2011 để thu hồi, cụ thể các chi phí còn treo lại, như: Chi phí vận hành bảo dưỡng (O&M) và chi phí công suất của Nhà máy điện Cà Mau các năm 2008, 2009; Chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn từ 2010 trở về trước còn lại; phí dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà máy thủy điện năm 2011; chi phí lãi vay vốn lưu động cho mua dầu phát điện trong mùa khô năm 2011; chi phí tăng thêm do phát điện giá cao năm 2010; chi phí chênh lệch tỷ giá đến 31/12/2010; chi phí hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo năm 2011. Tổng cộng các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện trong năm 2011 lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
“Khi quyết định tăng giá điện, Chính phủ đã cân nhắc chỉ bù đắp một phần chi phí phát sinh cho ngành điện nói chung và cho EVN nói riêng, doanh nghiệp vẫn chịu lỗ khi giá điện được điều chỉnh ở mức thấp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của tăng giá điện tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội. Để đảm bảo khả năng cung cấp điện ổn định lâu dài của hệ thống điện, cần thiết phải có cơ chế điều chỉnh giá điện để doanh nghiệp thu hồi một phần các chi phí này khi điều kiện cho phép”- ông Nguyễn Tiến Vị - Chánh Văn phòng Bộ Công Thương nói.
Trên cơ sở quyết định số 268/QĐ-TTg và 269/QĐ-TTg ngày 23/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về biểu giá điện bán lẻ áp dụng từ năm 2011 và giá bán điện năm 2011, Bộ Công Thương sẽ tính toán, công bố biểu giá bán lẻ điện, cơ cấu biểu giá điện, tỷ lệ giá bán lẻ điện so với giá bán điện bình quân cho các đối tượng khách hàng.
Cụ thể, sẽ tiếp tục áp dụng biểu giá điện bậc thang cho điện sinh hoạt gồm 7 bậc, với bậc thang đầu tiên (từ 0-50kWh) có giá ở mức chỉ bằng 80% giá bán điện bình quân năm 2011 và áp dụng cho các hộ có thu nhập thấp thường xuyên sử dụng dưới 50kWh/tháng. Giá điện bậc thang thứ 2 (từ 0-100kWh) áp dụng cho các hộ sử dụng điện thông thường, ở mức bằng giá điện bình quân được phê duyệt. Giá bán điện đối với các bậc thang tiếp theo (từ bậc 4 đến 7) sẽ tăng dần để khuyến khích người sử dụng tiết kiệm điện.
Đối với các hộ thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định sẽ được hỗ trợ giá điện cho 50kWh/tháng với mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng. Còn tại những khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo chưa nối lưới điện quốc gia, giá sàn điện sinh hoạt bằng 1,5 lần giá bán điện bình quân năm, giá trần bằng 2,5 lần giá bán điện bình quân năm.
Về mức điều chỉnh, giá bán điện bình quân năm 2011 sẽ là 1.242 đồng/kWh, tăng 165 đồng/kWh so với giá điện bình quân thực hiện năm 2010; thời gian áp dụng từ ngày 1/3 /2011, tương ứng với các thông số đầu vào tính toán của phương án giá điện.
Giá điện sẽ trực tiếp làm tăng CPI khoảng 0,46%
Đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến phát triển kinh tế và đời sống từ việc điều chỉnh giá bán điện, Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, với mức tăng giá điện so với giá thực hiện năm 2010 là 165 đồng/kWh (15,3%), ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế đã được xem xét để giữ ở mức thấp nhất. Do tăng giá điện, ước tính sẽ trực tiếp làm tăng CPI khoảng 0,46%.
Về tác động đến các ngành sản xuất, dự kiến giá điện cho sản xuất tăng bình quân khoảng 12%, làm tăng giá thành chi phí đầu vào của các ngành sản xuất từ 0,01 đến 1,33%. Đối với các ngành cán thép, xi măng, sản xuất sợi, tỷ lệ tăng giá thành sản phẩm do điều chỉnh giá điện khoảng 0,38-1,33%; đối với các ngành thuốc lá, bia, sản xuất bao bì, tỷ lệ tăng giá thành sản phẩm do điều chỉnh giá điện khoảng 0,01- 0,46%.
Cũng theo Bộ Công Thương tính toán, đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt, ảnh hưởng của điều chỉnh giá điện như sau: Đối với hộ tiêu thụ 100kWh/tháng, tiền điện phải trả tăng thêm là 32.000 đồng; đối với hộ tiêu thụ 200kWh/tháng, tiền điện phải trả tăng thêm là 39.000 đồng; Đối với hộ tiêu thụ 300kWh/tháng, tiền điện phải trả tăng thêm là 45.000 đồng; Đối với hộ tiêu thụ 400kWh/tháng, tiền điện phải trả tăng thêm là 52.000 đồng.
Đối với các hàng hóa thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày như thực phẩm, hàng may mặc, nhiên liệu xăng dầu... thực tế, tỷ trọng chi phí tiền điện trong giá thành các mặt hàng này là rất nhỏ, do đó tỷ lệ tăng giá các mặt hàng này do điều chỉnh giá điện là không đáng kể.
Năm 2011, tình hình cung ứng điện vẫn rất khó khăn
EVN dự báo, tổng nhu cầu điện sản xuất toàn quốc năm 2011 là 117,63 tỷ kWh, tăng 17,63% so với tổng sản lượng điện thực hiện năm 2010 (100,1 tỷ kWh), trong đó tổng nhu cầu điện sản xuất 6 tháng mùa khô 2011 là 56,14 tỷ kWh tăng 18,3% so với thực hiện 6 tháng mùa khô 2010, tổng nhu cầu điện sản xuất 6 tháng cuối năm 2011 là 61,49 tỷ kWh tăng 16,8% so với thực hiện 6 tháng cuối năm 2010.
Trong khi đó, hệ thống điện quốc gia đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trước hết, do các nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành ở miền Bắc nên chưa ổn định. Hiện một số tổ máy đã ngừng để xử lý sự cố, như tổ máy số 2 (300MW) Nhà máy điện Hải Phòng, tổ máy số 2 (110MW) Nhà máy điện Sơn Động.
Sự cố máy biến áp tổ máy tuabin hơi 240MW của Nhà máy điện khí BOT Phú Mỹ 3 vào ngày 23/1 dự kiến cuối tháng 3 mới khắc phục xong. Sự cố này sẽ làm giảm sản lượng phát của nhà máy trong giai đoạn khắc phục gần 700 triệu kWh.
Đặc biệt, ở miền Bắc, do các hồ chứa thủy điện phải xả nước cho sản xuất vụ Đông Xuân 2010- 2011 với tổng lượng nước xả 2 đợt đạt gần 3 tỷ m3, nên mực nước các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà vào đầu tháng 3 đều thấp hơn so với mức nước tính toán trong kế hoạch vận hành được duyệt (Hòa Bình thấp hơn 2,8m, Tuyên Quang thấp hơn 2m).
Tình hình nước về các hồ thủy điện khu vực miền Trung và miền Nam vẫn diễn biến bất lợi so với chu kỳ nhiều năm, cùng với mực nước thấp ngay từ đầu mùa khô năm 2011, các nhà máy thủy điện khu vực này không thể phát hết công suất do thiếu nước.
Bộ Công Thương cho rằng, nhu cầu điện dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng cao do các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2011 cũng sẽ gây áp lực đối với việc cung ứng điện năm 2011.
5 giải pháp nâng cao khả năng cung ứng điện
Để nâng cao khả năng cung ứng điện trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2011 ở mức cao nhất có thể, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo EVN tăng cường công tác giám sát thực hiện sản xuất và cung cấp điện với 5 biện pháp. Thứ nhất, EVN cần huy động phát điện tối đa các nhà máy điện, trưng dụng các tổ máy nhiệt điện mới còn đang trong thời gian thử nghiệm hoặc nghiệm thu để tăng cường nguồn phát điện cho hệ thống.
Thứ hai, EVN phải điều chỉnh lịch bảo dưỡng, sửa chữa. Sẽ thực hiện hoãn sửa chữa các tổ máy nếu điều kiện kỹ thuật còn cho phép duy trì vận hành kết hợp với tăng cường giám sát tình trạng thiết bị.
Thứ ba, đẩy nhanh việc đưa vào khai thác các nguồn điện mới, thúc đẩy việc triển khai các dự án đầu tư trong và ngoài EVN.
Thứ tư, thực hiện nghiêm túc kế hoạch cung cấp điện. Trong trường hợp phụ tải tăng cao hơn khả năng cung ứng của hệ thống dẫn đến thiếu điện thì việc tiết giảm điện tại các địa phương được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt, thực hiện cắt giảm điện theo nguyên tắc luân phiên, công bằng, hài hòa giữa nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo minh bạch, công bằng, công khai.
Biện pháp cuối cùng là tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về tiết kiệm điện trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các điện lực địa phương có hình thức thông tin phù hợp tới các hộ sử dụng điện để tạo sự đồng thuận, chia sẻ và phối hợp thực hiện; đẩy mạnh việc phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý trong điều kiện khó khăn về sản lượng điện hiện nay.
Tăng giá để bù đắp các chi phí đầu vào
Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, việc điều chỉnh tăng giá điện lần này chủ yếu là để bù đắp các chi phí đầu vào và giảm một phần lỗ đã phát sinh cho doanh nghiệp, chứ không phải là tăng giá để đầu tư cho hệ thống.
Theo đó, biểu giá điệnnăm 2011 được xây dựng trên cơ sở các thông số đầu vào của ngành điện. Cụ thể, giá than cho sản xuất điện tăng 5% so với hiện hành, bằng 66-72% giá thành sản xuất than năm 2010; tỷ giá ngoại tệ (áp dụng tỷ giá ở mức 19.500đ/USD), với tỷ giá này, thực tế doanh nghiệp phải chịu chênh lệch tỷ giá là 1.400 đồng/USD khi thanh toán theo tỷ giá liên ngân hàng và là xấp xỉ 3.000 đồng/USD khi thanh toán theo tỷ giá của thị trường tự do.
Ngoài ra, do các chi phí phát sinh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ các năm trước vẫn chưa được tính vào giá điện năm 2011 để thu hồi, cụ thể các chi phí còn treo lại, như: Chi phí vận hành bảo dưỡng (O&M) và chi phí công suất của Nhà máy điện Cà Mau các năm 2008, 2009; Chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn từ 2010 trở về trước còn lại; phí dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà máy thủy điện năm 2011; chi phí lãi vay vốn lưu động cho mua dầu phát điện trong mùa khô năm 2011; chi phí tăng thêm do phát điện giá cao năm 2010; chi phí chênh lệch tỷ giá đến 31/12/2010; chi phí hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo năm 2011. Tổng cộng các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện trong năm 2011 lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
“Khi quyết định tăng giá điện, Chính phủ đã cân nhắc chỉ bù đắp một phần chi phí phát sinh cho ngành điện nói chung và cho EVN nói riêng, doanh nghiệp vẫn chịu lỗ khi giá điện được điều chỉnh ở mức thấp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của tăng giá điện tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội. Để đảm bảo khả năng cung cấp điện ổn định lâu dài của hệ thống điện, cần thiết phải có cơ chế điều chỉnh giá điện để doanh nghiệp thu hồi một phần các chi phí này khi điều kiện cho phép”- ông Nguyễn Tiến Vị - Chánh Văn phòng Bộ Công Thương nói.
Trên cơ sở quyết định số 268/QĐ-TTg và 269/QĐ-TTg ngày 23/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về biểu giá điện bán lẻ áp dụng từ năm 2011 và giá bán điện năm 2011, Bộ Công Thương sẽ tính toán, công bố biểu giá bán lẻ điện, cơ cấu biểu giá điện, tỷ lệ giá bán lẻ điện so với giá bán điện bình quân cho các đối tượng khách hàng.
Cụ thể, sẽ tiếp tục áp dụng biểu giá điện bậc thang cho điện sinh hoạt gồm 7 bậc, với bậc thang đầu tiên (từ 0-50kWh) có giá ở mức chỉ bằng 80% giá bán điện bình quân năm 2011 và áp dụng cho các hộ có thu nhập thấp thường xuyên sử dụng dưới 50kWh/tháng. Giá điện bậc thang thứ 2 (từ 0-100kWh) áp dụng cho các hộ sử dụng điện thông thường, ở mức bằng giá điện bình quân được phê duyệt. Giá bán điện đối với các bậc thang tiếp theo (từ bậc 4 đến 7) sẽ tăng dần để khuyến khích người sử dụng tiết kiệm điện.
Đối với các hộ thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định sẽ được hỗ trợ giá điện cho 50kWh/tháng với mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng. Còn tại những khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo chưa nối lưới điện quốc gia, giá sàn điện sinh hoạt bằng 1,5 lần giá bán điện bình quân năm, giá trần bằng 2,5 lần giá bán điện bình quân năm.
Về mức điều chỉnh, giá bán điện bình quân năm 2011 sẽ là 1.242 đồng/kWh, tăng 165 đồng/kWh so với giá điện bình quân thực hiện năm 2010; thời gian áp dụng từ ngày 1/3 /2011, tương ứng với các thông số đầu vào tính toán của phương án giá điện.
Giá điện sẽ trực tiếp làm tăng CPI khoảng 0,46%
Đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến phát triển kinh tế và đời sống từ việc điều chỉnh giá bán điện, Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, với mức tăng giá điện so với giá thực hiện năm 2010 là 165 đồng/kWh (15,3%), ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế đã được xem xét để giữ ở mức thấp nhất. Do tăng giá điện, ước tính sẽ trực tiếp làm tăng CPI khoảng 0,46%.
Về tác động đến các ngành sản xuất, dự kiến giá điện cho sản xuất tăng bình quân khoảng 12%, làm tăng giá thành chi phí đầu vào của các ngành sản xuất từ 0,01 đến 1,33%. Đối với các ngành cán thép, xi măng, sản xuất sợi, tỷ lệ tăng giá thành sản phẩm do điều chỉnh giá điện khoảng 0,38-1,33%; đối với các ngành thuốc lá, bia, sản xuất bao bì, tỷ lệ tăng giá thành sản phẩm do điều chỉnh giá điện khoảng 0,01- 0,46%.
Cũng theo Bộ Công Thương tính toán, đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt, ảnh hưởng của điều chỉnh giá điện như sau: Đối với hộ tiêu thụ 100kWh/tháng, tiền điện phải trả tăng thêm là 32.000 đồng; đối với hộ tiêu thụ 200kWh/tháng, tiền điện phải trả tăng thêm là 39.000 đồng; Đối với hộ tiêu thụ 300kWh/tháng, tiền điện phải trả tăng thêm là 45.000 đồng; Đối với hộ tiêu thụ 400kWh/tháng, tiền điện phải trả tăng thêm là 52.000 đồng.
Đối với các hàng hóa thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày như thực phẩm, hàng may mặc, nhiên liệu xăng dầu... thực tế, tỷ trọng chi phí tiền điện trong giá thành các mặt hàng này là rất nhỏ, do đó tỷ lệ tăng giá các mặt hàng này do điều chỉnh giá điện là không đáng kể.
Năm 2011, tình hình cung ứng điện vẫn rất khó khăn
EVN dự báo, tổng nhu cầu điện sản xuất toàn quốc năm 2011 là 117,63 tỷ kWh, tăng 17,63% so với tổng sản lượng điện thực hiện năm 2010 (100,1 tỷ kWh), trong đó tổng nhu cầu điện sản xuất 6 tháng mùa khô 2011 là 56,14 tỷ kWh tăng 18,3% so với thực hiện 6 tháng mùa khô 2010, tổng nhu cầu điện sản xuất 6 tháng cuối năm 2011 là 61,49 tỷ kWh tăng 16,8% so với thực hiện 6 tháng cuối năm 2010.
Trong khi đó, hệ thống điện quốc gia đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trước hết, do các nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành ở miền Bắc nên chưa ổn định. Hiện một số tổ máy đã ngừng để xử lý sự cố, như tổ máy số 2 (300MW) Nhà máy điện Hải Phòng, tổ máy số 2 (110MW) Nhà máy điện Sơn Động.
Sự cố máy biến áp tổ máy tuabin hơi 240MW của Nhà máy điện khí BOT Phú Mỹ 3 vào ngày 23/1 dự kiến cuối tháng 3 mới khắc phục xong. Sự cố này sẽ làm giảm sản lượng phát của nhà máy trong giai đoạn khắc phục gần 700 triệu kWh.
Đặc biệt, ở miền Bắc, do các hồ chứa thủy điện phải xả nước cho sản xuất vụ Đông Xuân 2010- 2011 với tổng lượng nước xả 2 đợt đạt gần 3 tỷ m3, nên mực nước các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà vào đầu tháng 3 đều thấp hơn so với mức nước tính toán trong kế hoạch vận hành được duyệt (Hòa Bình thấp hơn 2,8m, Tuyên Quang thấp hơn 2m).
Tình hình nước về các hồ thủy điện khu vực miền Trung và miền Nam vẫn diễn biến bất lợi so với chu kỳ nhiều năm, cùng với mực nước thấp ngay từ đầu mùa khô năm 2011, các nhà máy thủy điện khu vực này không thể phát hết công suất do thiếu nước.
Bộ Công Thương cho rằng, nhu cầu điện dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng cao do các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2011 cũng sẽ gây áp lực đối với việc cung ứng điện năm 2011.
5 giải pháp nâng cao khả năng cung ứng điện
Để nâng cao khả năng cung ứng điện trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2011 ở mức cao nhất có thể, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo EVN tăng cường công tác giám sát thực hiện sản xuất và cung cấp điện với 5 biện pháp. Thứ nhất, EVN cần huy động phát điện tối đa các nhà máy điện, trưng dụng các tổ máy nhiệt điện mới còn đang trong thời gian thử nghiệm hoặc nghiệm thu để tăng cường nguồn phát điện cho hệ thống.
Thứ hai, EVN phải điều chỉnh lịch bảo dưỡng, sửa chữa. Sẽ thực hiện hoãn sửa chữa các tổ máy nếu điều kiện kỹ thuật còn cho phép duy trì vận hành kết hợp với tăng cường giám sát tình trạng thiết bị.
Thứ ba, đẩy nhanh việc đưa vào khai thác các nguồn điện mới, thúc đẩy việc triển khai các dự án đầu tư trong và ngoài EVN.
Thứ tư, thực hiện nghiêm túc kế hoạch cung cấp điện. Trong trường hợp phụ tải tăng cao hơn khả năng cung ứng của hệ thống dẫn đến thiếu điện thì việc tiết giảm điện tại các địa phương được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt, thực hiện cắt giảm điện theo nguyên tắc luân phiên, công bằng, hài hòa giữa nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo minh bạch, công bằng, công khai.
Biện pháp cuối cùng là tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về tiết kiệm điện trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các điện lực địa phương có hình thức thông tin phù hợp tới các hộ sử dụng điện để tạo sự đồng thuận, chia sẻ và phối hợp thực hiện; đẩy mạnh việc phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý trong điều kiện khó khăn về sản lượng điện hiện nay.
- Hoàng Châu