Sinh ra đã tật nguyền, chân, tay đều bị co rúm, đi lại, cầm nắm mọi thứ rất khó khăn nhưng Mai Thị Nhung sinh năm 1990, quê ở xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ không dừng bước trước số phận.
Ngày ngày trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Nhung vẫn bán trà đá kiếm tiền nuôi bà nội ở quê, nuôi em ăn học ở Hà Nội, bất chấp cho những khớp xương thường xuyên đau nhức.
|
Đã hơn hai năm nay một ngày lao động của Nhung dù mưa hay nắng, mùa đông hay mùa hè đều bắt đầu từ 6h đến 2h sáng của ngày hôm sau - Ảnh: Quang Thế.
|
Gia đình túng quẩn, cả nhà phải sống trong ngôi nhà “Đại đoàn kết” của bà con hàng xóm góp tiền dựng lên. Nhung học hết lớp hai đã phải nghỉ, phần vì không có tiền, phần vì không thể tự đến trường. Bố mất sớm vì mắc bệnh mà không có tiền chữa trị, mẹ vào tận Bình Dương làm công nhân đã nhiều năm chưa về thăm nhà, bà nội quanh năm đau ốm. Nhiều năm qua trên Hà Nội với đủ các công việc từ phụ bàn, rửa bát thuê, nay là bán trà đá, Nhung là lao động chính trong gia đình.
|
Đôi bàn tay “già trước tuổi” của cô gái mới 21 tuổi nhưng lắm lo toan - Ảnh: Quang Thế. |
|
Tay cầm không vững, Nhung rất hay làm vỡ cốc. Có những hôm chạy Đội trật tự đường phố, Nhung đã làm vỡ bốn, năm cái cốc một lúc - Ảnh: Quang Thế. |
Hai chị em sống trong căn phòng trọ tối om, chưa đầy 8m2, vì dành tiền cho em ăn học, tiền gửi về quê, đã từ lâu Nhung quên đi bữa ăn sáng, nhiều hôm nhịn cả ăn trưa. Khi được hỏi động lực nào để quên đi tất cả đau đớn trên cơ thể, quên đi mặc cảm để có thể làm tốt mọi việc, Nhung nói với tôi: “Phải thương lấy mình, thương lấy cuộc sống gia đình mình. Chỉ sợ đau ốm là không làm được gì!”
|
Hà Nội đã vào đông, những chậu nước đá, những cơn gió lạnh làm tay Nhung nhiều lúc tê buốt - Ảnh: Quang Thế. |
Cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn với nụ cười tươi rất thích nghe chương trình “Bạn hãy nói với chúng tôi” trên VOV 1. Nhung luôn khao khát tình cảm của cha mẹ, mong ước lớn nhất, đã từ lâu của Nhung là gia đình được đoàn tụ. Vì với Nhung, buồn bã nhất là “Những lúc mình mắc lỗi mình chẳng có bố mẹ bên cạnh để dạy bảo, lúc làm được nhiều việc không được nghe bố mẹ có những lời động viên…” – Nhung nghẹn ngào.
|
Đã nhiều lần bị nước nóng dội vào chân, Nhung phải tự mình băng bó - Ảnh: Quang Thế. |
|
Nhung đếm lại những đồng tiền sau một ngày mưu sinh vất vả - Ảnh: Quang Thế |
|
Một lúc vắng khách, cô gái 21 tuổi suy tư nghĩ về ngày mai…- Ảnh: Quang Thế. |
|
Bây giờ đã 2g sáng, Nhung đẩy hàng về, lại sắp sửa chuẩn bị cho một ngày mới - Ảnh: Quang Thế. |
|
Dù lao động vất vả nhưng Nhung vẫn luôn lạc quan. “Hãy quên đi mình là người tàn tật, cứ xem mình là người khỏe mạnh để làm được nhiều thứ hơn…”- Nhung nói - Ảnh: Quang Thế.
|
|
Sau ngày dài lao động vất vả, Nhung vẫn đảm đang với công việc nhà - Ảnh: Quang Thế. |
|
Bà cháu Nhung sau thời gian dài xa cách - Ảnh: Quang Thế. |
|
Ấm áp mâm cơm bà cháu - Ảnh: Quang Thế. |
Bác Phạm Quang Tiến- trưởng khu hành chính thôn Một và bà con xã Phú Lạc kể về Nhung như một tấm gương đầy nghị lực: “Nhà nghèo, lại tàn tật, nhưng con bé đã khiến nhiều người phải cảm động về sự vươn lên trong cuộc sống…”
Sơn – em trai Nhung đang học trường Trung cấp Kinh tế - kĩ thuật Thăng Long, hiện đang trong thời gian thực tập tại Restaurant (Ngũ Vụ Quán, Tây Hồ, Hà Nội). Nhung luôn nhắc nhở em trai phải cố gắng, không được sa vào những tệ nạn xã hội, để vượt lên hoàn cảnh của gia đình mình. Đối với Sơn, Nhung là một chỗ dựa, tấm gương để noi theo.