Oslo, thủ đô của Na Uy kỳ vọng sẽ cắt giảm được 350.000 phương tiện gắn máy thông trong khu vực nội thành trong năm 2019 (tổng số dân Oslo là 650.000 người), đồng thời khuyến khích việc di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng bằng cách cung cấp thêm nhiều xe bus, tàu điện ngầm và hàng loạt các phương tiện khác, song song với đó là nâng cấp cơ sở hạ tầng phù hợp với hình thức di chuyển xanh, thân thiện với môi trường như xe đạp và đi bộ.
Theo thông tin mới ban hành từ Reuters, Hội đồng thành bố Oslo mới đã thông qua dự án một thành phố không ô tô trong vòng 4 năm tới.
" Chúng tôi muốn một không gian lý tưởng hơn cho người đi bộ và di chuyển bằng xe đạp. Tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ chính sách mới này "
Rất nhiều nước châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng quá tải phương tiện giao thông. Để giải quyết vấn đề này, Paris đã ban hành quyết định cấm ô tô lưu hành một ngày trong năm, các thành pôố khác như London thì chọn giải pháp tăng thuế lưu thông với các phương tiện gắn máy trong thành phố. Chưa thành phố nào mạnh dạn đưa ra quyết định cấm hoàn toàn phương tiện lưu thông như Olso, ít nhất là cho đến nay.
Kế hoạch mới cần một lượng vốn khổng lồ để phát triển kênh phương tiện công cộng và cơ sở hạ tầng phù hợp với lối đi mới. Hội đồng thành phố sẽ tham khảo các mô hình thực thi việc cấm và hạn chế phương tiện tại Châu Âu. Phương án này sẽ được đưa vào thử nghiệm thực tế trong khoảng thời gian một vài năm để có thể đưa ra chiến lược tối ưu cuối cùng.
Dự án sẽ biến ước mơ về một các tuyến đường rộng tới 37 mét cho xe đạp, tàu đưa đón chuyên dụng cho người khuyết tật, xe cỡ lớn lưu thông trong thành phố thành sự thật
Tuy nhiên, dự luật này chỉ áp dụng cho vùng trung tâm Oslo, các vùng còn lại với tổng cư dân sinh sống lên tới 60.000 người vẫn sử dụng và lưu thông xe cộ bình thường. Quyết định này dấy lên lo ngại rằng một số người sẽ không di chuyển đến vùng trung tâm nữa do vấn đề khoảng cách. Tuy nhiên hội đồng thành phố cam kết sẽ đưa ra được giải pháp phù hợp.
Quyết định này của hội đồng thành phố Oslo có vẻ như không hướng tới mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường - đáng lý phải là mục đích chính - mà dường như chỉ là một động thái nhằm khuyến khích người dân sử dụng xe đạp và đi bộ bằng cách tạo ra không gian lý tưởng nhất cho họ.
Na Uy tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề không gian sinh sống cho người dân, dự án về một thành phố không xe cộ chỉ là một trong hàng loạt các hành động nhằm nâng cao môi trường sống của đất nước này: quy hoạch đô thị để loại bỏ vấn đề ô nhiễm âm thanh - một vấn đề mà rất ít quốc gia lưu tâm mặc dù tác hại của nó không hề nhỏ.