Theo nghiên cứu của các giáo sư thuộc Đại học Columbia Mỹ về Giáo Dục Nghệ Thuật cho trẻ em, nhảy múa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện trí tuệ của trẻ.

Trong những năm đầu đời, khi não phát triển về cả cấu trúc và chức năng, nhảy múa là một trong những kỹ năng không những giúp trẻ phát triển chức năng tâm vận động mà còn hỗ trợ cho bé phát triển chức năng giao tiếp xã hội và ngôn ngữ.



Nhảy múa không đơn thuần là vận động


Với quan niệm thông thường, nhảy múa thiên về vận động thể chất, tuy nhiên những chuyển động đơn giản của bé cũng chính là biểu hiện của việc phát triển khả năng trí tuệ. Việc giữ thăng bằng, phối hợp tay chân và cử động của bé là những biểu hiện của tâm vận động, một trong năm chức năng quan trọng của não bộ bên cạnh nhận thức, thị giác, cảm xúc giao tiếp và ngôn ngữ.

Nhảy múa giúp bé phát triển cả vận động thô (chuyển động theo nhịp theo các hướng, vận động tay, chân, cổ…) và cả vận động tinh (uốn dẻo, kết hợp tay chân theo nhạc phức tạp…).

Bên cạnh đó, nhảy múa giúp đẩy mạnh quá trình phát triển óc tư duy, sáng tạo, khả năng quan sát, trí nhớ thông qua khả năng kết hợp các động tác, kết hợp nhịp điệu với cử động, tăng cường khả năng tập trung, giúp cơ thể phát triển cân đối và phản xạ nhạy bén.


Khi học múa, bé sẽ phát triển được nhiều lĩnh vực khác như khả năng giao tiếp với người khác, ý thức cá nhân trong cộng đồng với những bạn cùng học, với thầy dạy, khả năng cảm thụ âm nhạc, tính kỷ luật, sự sáng tạo được kích thích hơn, năng động hơn …

Nhảy múa chính là một trong những rèn luyện cơ bản không chỉ cho trí thông minh vận động (IQ) mà còn cho cả trí thông minh cảm xúc (EQ), nhất là cho sự kết hợp giữa IQ và EQ. Bởi qua nhảy múa, bạn có thể thể hiện cảm xúc, tình cảm, cả suy nghĩ của mình tự nhiên, cũng như tình cảm nhất.


Học múa cùng chuyên gia

Biên đạo múa Tấn Lộc đã đồng hành cùng các chuyên gia của chương trình “Khơi dậy tiềm năng trí tuệ trẻ” huấn luyện các bé các kỹ năng cần thiết về nhảy múa.

Theo biên đạo múa Tấn Lộc, bé phải được bắt đầu làm quen với môn múa bằng những vận động đơn giản: đi chậm, đi nhanh, chạy, dừng lại, nhón lên, chuyển động các khớp, nghiêng người sang phải, sang trái theo đúng nhịp… Khi các bé đã quen và thực hiện tốt các động tác cơ bản thì các bé sẽ dễ dàng tiếp thu và thực hiên những động tác phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo và tập trung cao hơn.


Khả năng tiếp thu, làm quen, nhớ điệu nhảy, còn phụ thuộc nhiều vào năng khiếu thiên bẩm của mỗi bé. Bé từ 3 đến 5 tuổi đã có thể tham gia lớp học múa. Chúng ta cho bé tiếp xúc sớm với nhảy múa thì bé sẽ mau làm quen và não bé có trí nhớ, ý thức về bộ môn đó tốt hơn so với các bé khác. Mẹ có thể dạy bé nhảy múa tại nhà theo bài tập đơn giản mà các chuyên gia hướng dẫn các bé trong chương trình như sau:

Bài tập khởi động trong vòng 15 phút dưới hình thức trò chơi:
- Khởi động: đi chậm, đi nhanh, chạy, dừng lại, nhón lên,
- Chuyển động các khớp , 4 lần 8 nhịp cho mỗi động tác ở khớp cổ chân, đầu gối, xương hông, xương sống, khớp vai, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, cổ.
- Âm nhạc: bạn có thể chọn bài Do-Re-Mi (trong phim The sounds of Music)

Bài tập về chuyển động cơ thể theo đúng tiết tấu âm nhạc (2/4 và 4/4): 15 phút
- Nghiêng người sang phải, sang trái theo đúng nhịp (8 lần 8 nhịp)
- Đi ngang qua phải trong 4 nhịp, và sau đó đi ngược lại (4 lần 8 nhịp)
- Tiến về phía trước 4 nhịp, và sau đó bước ra sau (4 lần 8 nhịp)
- Âm nhạc: Bạn có thể chọn bài Rain, rain, rain, go away!

Mẹ cần lưu ý nhất là luôn giúp bé tập bài khởi động trước khi vào tập nhảy múa. Bài khởi động giúp cho cơ thể bé được nóng lên, tránh bị chấn thương do bé đột nhiên quá khích lao vào nhảy một cách quá hăng say, có thể xảy ra trật khớp, chuột rút…

Để bé học tập, rèn luyện tốt nhảy múa, chuyên gia dinh dưỡng TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn - Giảng viên Bộ môn Nhi - Đại Học Y Dược TP.HCM của chương trình “Khơi dậy tiềm năng trí tuệ trẻ” khuyến cáo: Bé cần được cung cấp đủ năng lượng đầy đủ để hoàn thành bài tập, bài múa đòi hỏi nhiều vận động.

Bữa ăn phải đầy đủ, cân đối về dưỡng chất,bổ sung hệ 12 dưỡng chất cần thiết cho bé bao gồm DHA, AA, Omega 3 & 6, Taurine, Choline, Sắt, Kẽm, Acid Folic, Iot, Lutein (giúp tăng cường thị giác) và Phospholipid (giúp thúc đẩy phát triển não bộ) bằng các nhóm thực phẩm khác nhau như: thịt, cá béo (đặc biệt cá hồi), trứng, rau, muối có Iod, chocolate… đặc biệt các dưỡng chất này có đầy đủ trong sản phẩm sữa công thức. Cũng như các môn vận động khác, không nên cho trẻ ăn no từ 1 - 2 tiếng trước buổi tập, sau buổi tập nên nghỉ ngơi, để cơ thể điều hòa khoảng 30 phút mới cho bé ăn.

Theo dõi các bé học Nhảy múa trong chương trình “Khơi dậy tiềm năng trí tuệ trẻ”- Bé IQ Thật Giỏi trên HTV7 lúc 19h30 thứ Sáu ngày 19/10 để có những kiến thức cập nhật và lý thú về cách giúp bé tiếp cận với nhảy múa.

Bạn còn có thể gửi câu hỏi đến các chuyên gia về trẻ em hàng đầu Việt Nam,chia sẻ bí quyết nuôi dạy bé của bạn cùng các bà mẹ khác tại trang web beiqthatgioi.com và có cơ hội nhận nhiều phần thưởng hấp dẫn từ chương trình. Chương trình doGain Plus IQ Plus và Gain Kid IQ Plus của Abbott tài trợ.

  • Quang Tuân