1. Khó ngủ

Khi thận có vấn đề nghĩa là độc tố không thể đào thải ra ngoài và bị tồn lại trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao khi bạn ngủ ít thì nguy cơ bị giảm chức năng thận càng tăng. 

{keywords}
 


Cảnh báo: Những người mắc bệnh thận mãn tính thường bị chứng ngưng thở khi ngủ. Tức là cơ thể sẽ tạm dừng thở từ vài giây đến 1 phút trong giấc ngủ. Sau mỗi lần ngừng thở, thường bạn sẽ có một tiếng khịt mũi lớn. Ngáy to cũng là dấu hiệu cơ thể có bệnh cần đi khám.

 2. Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược

Thận khỏe mạnh và hoạt động tốt sẽ chuyển đổi Vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và sản xuất một loại hormone gọi là Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận gặp vấn đề thì sẽ ít tạo ra EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu (những tế bào mang oxy) dẫn đến hiện tượng mệt mỏi nhanh chóng.

Cảnh báo: Thông thường, những người mắc bệnh thận mãn tính bị thiếu máu. Thiếu máu có thể bắt đầu ảnh hưởng từ 20% đến 50% chức năng thận. Nếu bạn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng vẫn bị mệt mỏi liên tục chứng tỏ thận đang gặp vấn đề.

3. Có làn da khô và ngứa

{keywords}
 


Thận khỏe mạnh thực hiện công việc bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể. Da ngứa và khô báo hiệu việc cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng đã gặp vấn đề dẫn đến bệnh xương và thận.

Cảnh báo: Nếu bạn có làn da khô và ngứa, hãy cố gắng uống nước nhiều hơn. Hãy nhớ rằng, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc da liễu nào hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Một số loại thuốc có thành phần có thể làm hỏng chức năng thận.

4. Hôi miệng 

Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ thay đổi hương vị thức ăn và khiến miệng bạn bị hôi như có mùi kim loại. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu. Hơn nữa, bạn có thể không muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng.

Cảnh báo: Có nhiều lý do tại sao bạn cảm thấy miệng như có vị kim loại như dị ứng, sức khỏe răng miệng kém. Nếu hiện tượng này kéo dài bạn nên đi khám.

5. Khó thở

Mối liên quan giữa bệnh thận và chứng khó thở, đặc biệt là khi không vận động nhiều có thể do 2 yếu tố. Đầu tiên, chất lỏng dư thừa trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận hoạt động kém. Thứ hai, thiếu máu làm mất oxy của cơ thể và điều này dẫn đến khó thở.

Cảnh báo: Có nhiều lý do gây khó thở từ suy thận đến hen suyễn và ung thư phổi hoặc suy tim. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn liên tục bị hụt hơi khi vận động thì hãy đến bệnh viện ngay.

6. Sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay

Thận hoạt động kém sẽ không thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thế. Việc này dẫn đến hiện tượng tích natri gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay của bạn. Sưng phần dưới của cơ thể cũng có thể báo hiệu bệnh tim và gan hoặc các vấn đề về tĩnh mạch chân.

Cảnh báo: Đôi khi dùng thuốc, giảm muối có thể làm giảm hiện tượng sưng. Nhưng nếu không hết sưng thì chắc chắn bạn cần đi gặp bác sĩ.

7. Bị đau lưng

{keywords}
Ảnh:

 

Suy thận có thể dẫn đến đau lưng thường là phần lưng ngay dưới xương sườn. Ngoài ra bạn có thể bị đau phía trước háng hoặc vùng hông. Đau lưng và chân có thể do u nang thận.

Mẹo: Đau lưng do suy thận đi kèm với cảm giác ốm yếu, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Đau lưng bình thường sẽ là đau cục bộ hơn và xảy ra đột ngột, không có sốt.

8. Bọng mắt

Một dấu hiệu sớm rằng hệ thống lọc của thận của bạn bị hư hỏng là bạn có thể thấy protein trong nước tiểu và xuất hiện bọng mắt. Các bọng quanh mắt của bạn có thể do thận đang bị rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu.

Mẹo: Nếu bạn nghỉ ngơi đầy đủ nhưng nước tiểu vẫn có protein và bọng mắt vẫn xuất hiện thì nên khi khám.

9. Cao huyết áp

Hệ thống tuần hoàn và thận phụ thuộc vào nhau. Thận có nephron nhỏ lọc chất thải và chất lỏng bổ sung từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao huyết áp cao là nguyên nhân thứ hai gây suy thận.

Mẹo: Học cách kiểm soát huyết áp cao để tránh bị suy thận. Thêm thực phẩm giàu axit folic vì nó tham gia vào việc sản xuất các tế bào hồng cầu và có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu.

10. Thay đổi về nước tiểu 

{keywords}
 


Thận chịu trách nhiệm sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải thông qua đường tiểu. Không nên bỏ qua những thay đổi về tần suất, mùi, màu sắc và sự xuất hiện của nước tiểu. Các thay đổi đáng chú ý bao gồm:

- Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Đi tiểu 4-10 lần/ ngày là bình thường

- Nhìn thấy máu trong nước tiểu

- Nước tiểu có bọt.

Theo Dân Việt

Bé trai 9 tuổi có 56 viên sỏi trong thận vì thói quen ăn thịt mỗi ngày

Bé trai 9 tuổi có 56 viên sỏi trong thận vì thói quen ăn thịt mỗi ngày

Có một lượng lớn sỏi không chỉ làm tắc nghẽn đường tiết niệu, mà còn gây ra sự tích tụ nước vừa phải ở thận phải của cậu bé 9 tuổi.