Vào mùa hè chúng ta phải rất thận trọng khi lựa chọn thực phẩm bởi có thể do cách lưu trữ không đúng hoặc bản thân những thực phẩm đó đã chứa những chất gây hại rất nguy hiểm cho cơ thể.

Thực tế, ngay cả những thực phẩm được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu không được bảo quản, chế biến, chọn lọc kĩ càng, cẩn thận, đúng cách... cũng có thể gây hại, đe dọa tính mạng con người.

Bên cạnh đó, có những thực phẩm có độc, gây chết người mà bạn có thể vô tình vẫn ăn hàng ngày mà không biết.

Ăn măng và sắn tươi có thể bị ngộ độc. Chất tập trung ở vỏ sắn, xơ sắn là acid cyanhydric khi vào máu gây ra thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Người bệnh cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nặng hơn là co giật, tím tái và hôn mê, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng.

{keywords}

Khoai tây chuyển sang màu xanh có chứa chất độc trong thân, lá và ngay cả củ. Màu xanh của khoai tây là do nồng độ cao của một loại độc tố tên là Glycoalkaloid. Ngộ độc khoai tây rất hiếm gặp, nhưng vẫn xảy ra. Một thời gian lâu sau khi sử dụng, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu yếu đi sau đó là hôn mê và dẫn đến tử vong.

Phần lớn các trường hợp tử vong do ăn khoai tây trong 50 năm qua ở Mỹ đều là do sử dụng khoai tây xanh hoặc uống trà lá khoai tây.

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…

{keywords}

Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình giập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xuất hiện một chất độc hại có tên là shikimol.

Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Nguồn clip: Top 10 VN (Youtube)

(Theo LĐO)