Mỗi một lỗ đen hàm chứa một vũ trụ
Giống như một bộ phận của búp bê Matryoska của Nga, vũ trụ của chúng ta có thể nó đang tồn tại bên trong một lỗ đen. Và lỗ đen này, đến lượt nó lại có thể tồn tại bên trong một vũ trụ lớn hơn. Ngược lại, những lỗ đen, từ lớn tới nhỏ được con người phát hiện lâu nay, rất có thể là con đường đẻ đi sang những thế giới khác.
Đó là tuyên bố của Nikodem Poplawski thuộc trường Đại học Indiana ở Bloomington, Mĩ trong một công trình nghiên cứu được công bố hồi tháng 3 năm nay.
Thời gian sẽ dừng lại sau 5 tỷ năm nữa
Tháng 10 vừa qua, các nhà vật lý học tuyên bố, lý luận về sự giãn nở vĩnh cửu của vũ trụ chứng tỏ vũ trụ của chúng ta chỉ là một trong số rất nhiều vũ trụ. Lý luận này cũng dự đoán thời gian sẽ dừng lại sau 5 tỷ năm nữa.
Kết cấu thần bí bên ngoài vũ trụ
Năm 2008, báo cáo của các nhà khoa học khẳng định, hàng trăm quần tụ thiên hà đang dịch chuyển về cùng một hướng với tốc độ 3,6 triệu km mỗi giờ. Sự vận động này không thể giải thích bằng những mô hình vũ trụ hiện có. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đề ra một cách giải thích vẫn đang gây nhiều tranh cãi, rằng, các quần tụ thiên hà bị lôi kéo bởi lực hút của một vật chất nằm ngoài vũ trụ đã được biết tới.
Trong năm 2010, một nhóm các nhà khoa học phát hiện, “dòng chảy tối” (dark flow) mở rộng ngoài sức tưởng tượng so với những báo cáo trước đó với phạm vi hơn 2,5 tỉ năm ánh sáng tính từ Trái đất.
Lý luận trọng lực của Einstein có thể sử dụng ở cấp độ vũ trụ
Vào tháng 3 năm 2010, một kết quả nghiên cứu cho thấy, lý luận trọng lực do Einstein đưa ra gần 100 năm trước có thể dùng để giải thích cự ly giữa các chòm sao đồng thời cũng có thể mô phỏng sự chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt trời.
Bing Bang tạo ra vũ trụ ở “dạng lỏng”
Vào tháng 12/2010, căn cứ trên những số liệu do chương trình nghiên cứu trên máy gia tốc hạt lớn LHC cung cấp, các chuyên gia phát hiện ra rằng vào thời điểm vụ nổ Bing Bang xảy ra, vũ trụ hoạt động giống như một thể lỏng dày đặc và cực kỳ nóng.
Loại vật chất mới có thể giải thích sự tồn tại của vũ trụ
Cách đây 13,7 tỉ năm, vụ nổ Big Bang đã tạo ra một lượng vật chất lớn. Những vật chất này cuối cùng đã hình thành sự sống, vũ trụ và vạn vật.
Vào tháng 8/2010, các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện một loại vật chất mới có thể giúp con người giải thích sự tồn tại của vũ trụ.
Dây vũ trụ tạo ra các vụ nổ tia Gamma
Một công trình nghiên cứu công bố vào tháng 8/2010 cho hay, những “quả cầu lửa” chớp nhoáng nhưng có cường độ cực lớn ở những nơi xa xăm trong vũ trụ có thể là những dây vũ trụ (Cosmic string) không nhìn thấy tạo ra.
Phát hiện “bong bóng” khí khổng lồ ở trung tâm dải Ngân hà
Vào tháng 11/2010, các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện hai "bong bóng" tia gamma khổng lồ với độ rộng tổng cộng 50.000 năm ánh sáng trong dải Ngân hà của chúng ta. Chưa hết, hai bóng bóng kỳ bí này vẫn đang không ngừng giãn nở.
Thuyết tương đối của Einstein ảnh hưởng đến tốc độ lão hóa của sinh vật trên Trái đất
Vào tháng 9/2010, các nhà khoa học tuyên bố rằng, khi sống ở một tòa nhà cao tầng thời gian sẽ trôi nhanh hơn khi bạn sống ở sát mặt đất. Phát hiện này đã cho thấy thuyết tương đối của Einstein hoàn toàn đúng trong hiện thực khi ông nói rằng thời gian sẽ trôi nhanh hơn khi chúng ta ở xa Trái đất.
Giải mã Backyball
Vào tháng 7/2010, các nhà thiên văn học tuyên bố họ phát hiện một Buckyball trên một ngôi sao đã chết. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện được loại vật chất thần bí này ở ngoài vũ trụ. Backyball là một phân tử thiên nhiên được cấu tạo từ 60 nguyên tử các-bon, hình thành một thể hình cầu rỗng và ổn định.
L.V.