Xem clip:

Anh Tô Phước Mạnh, 45 tuổi, ở xã Vĩnh Kim, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh, là người có cách nuôi lươn không bùn vô cùng độc đáo, mỗi năm thu nhập khoảng 500 triệu đồng.

Trước đây vợ chồng anh Mạnh nuôi rắn ri voi. Thấy nuôi rắn tốn kém trong việc tìm thức ăn cho chúng là cá trê, anh nghĩ ra cần nuôi lươn để lấy phân cho cá trê ăn, rồi sau đó bắt cá trê cho rắn ri voi ăn.

Năm 2016, anh Mạnh bắt đầu nuôi lươn, nhưng không quá mặn mà vì còn mê con rắn ri voi. Một năm sau, thấy lươn sinh trưởng nhanh hơn rắn, có đầu ra ổn định, anh quyết định đầu tư quy mô, mở rộng chuồng trại nuôi lươn không bùn.

Ban đầu, anh Mạnh cũng trầy trật khi chọn nuôi lươn trong bể xi măng, vỉ lót bằng cây nên rất khó kiểm soát lượng thức ăn thừa. Chưa kể, thức ăn tan nhanh gây ảnh hưởng tới môi trường sống của lươn; việc vệ sinh, thay nước cũng cực nhọc hơn.

{keywords}
Bể nuôi lươn không bùn của anh Mạnh 
{keywords}
Phía dưới tấm lưới có hàng nghìn con lươn bò dày đặc 
{keywords}
Anh Mạnh rải thức ăn cho lươn 

Sau thời gian tìm tòi, học hỏi từ các mô hình nuôi lươn ở nhiều tỉnh, thành và qua báo, đài, anh Mạnh sáng tạo ra cách nuôi "không giống ai, không đụng hàng".

Anh dùng ống nước làm phao nổi lót thêm 3 lớp lưới và một lớp vỉ nhựa trên mặt nước. Khi cho ăn, chỉ cần rải thức ăn trên lưới, lươn sẽ chui lên trên để ăn.

“Đa phần người nuôi lươn chỉ quan tâm tới con giống mà quên chuyện bể, hồ. Bể, hồ nuôi rất quan trọng, nếu xây không đúng kỹ thuật khi thay nước quá chậm làm con lươn tuột nhớt, chúng yếu đi. Nếu làm đúng kỹ thuật thì mỗi lần thay nước rất nhanh, chỉ mất khoảng 3 phút”, anh Mạnh chia sẻ về kỹ thuật làm hồ nuôi lươn không bùn.

Theo anh Mạnh, trong bể nuôi lươn phải có hệ thống nước dòng chảy tạo oxy nhằm bốc hơi khí độc từ phân lươn lên, việc này làm cho nước lâu dơ.

Anh Mạnh còn xây dựng hệ thống xử lý nước khép kín để đảm bảo nguồn nước sạch, tận dụng tất cả phụ phẩm từ nuôi lươn như đưa thức ăn thừa, phân lươn để nuôi cá trê, rắn ri voi,... Nước thải được sử dụng tưới cỏ, rồi cắt cho bò ăn, sử dụng phân bò nuôi trùng quế.

{keywords}
 
{keywords}
Lươn nằm dưới tấm lưới
{keywords}
Những con lươn trườn lên mặt lưới chờ cho ăn

“Ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn là ít tốn công chăm sóc, ít tốn diện tích, đầu ra thuận lợi và giá cả luôn ổn định ở mức cao”, anh Mạnh chia sẻ. 

Với trang trại rộng 600m2, anh Mạnh có 19 bể nuôi lươn. “Bể 16m2 thì tôi thả 4.000 con lươn giống. Lươn giống khoảng 500 con/kg, sau 8 tháng nuôi thì đạt trọng lượng 4 con/kg.

Hiện nay do dịch bệnh nên giá lươn giảm chỉ còn khoảng 120.000 đồng/kg, chứ trước đây có thời điểm giá đến 195.000 đồng/kg”, anh Mạnh nói. Ngoài bán lươn thương phẩm, anh còn bán con giống, thức ăn. Thi trường tiêu thụ lươn của anh Mạnh ở nhiều tỉnh, thành như: TP.HCM, TP Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang,...

Mỗi năm, anh Mạnh thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ nuôi lươn không bùn.

Để có lươn giống và lươn thịt cung cấp quanh năm, anh nuôi xoay vòng, tính ra mỗi năm nuôi được hai vụ. Tổng đàn lươn của anh Mạnh hiện khoảng 100.000 con.

Tận dụng không gian trống, anh Mạnh còn thiết kế thêm 3 hồ nước có thả cá chép Koi để lọc nước nuôi lươn. 

{keywords}
Mỗi năm anh Mạnh nuôi khoảng 100.000 con lươn 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Hệ thống "tắm" lươn của anh Mạnh
{keywords}
Lươn con anh Mạnh mới thả nuôi 
{keywords}
Hồ cá trê dùng để xử lý chất thải của lươn

Thiện Chí 

Giật mình cảnh hàng nghìn con lươn cuộn trong can nhựa

Giật mình cảnh hàng nghìn con lươn cuộn trong can nhựa

Ông Thịnh, người nuôi hàng nghìn con lươn trong can nhựa ở Hậu Giang, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng có những chia sẻ bất ngờ về kỹ thuật nuôi lươn thành công.