Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Singapore, bà Ng Siang Mui, năm nay 71 tuổi đã chia sẻ nỗi đau và bi kịch gia đình bà xảy ra hồi đầu năm nay: cháu ngoại và tự tử vì 2 điểm B, 3 tháng sau con gái bà cũng tự tử theo.

{keywords}

Lúc đầu, bà không muốn nhắc đến chuyện này nữa. “Nói chuyện với anh bây giờ cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Con gái và cháu gái tôi cũng đã chết rồi”.

Nhưng sau đó, bà đổi ý. Bà hi vọng rằng câu chuyện của gia đình mình có thể giúp các bậc phụ huynh khác sớm tỉnh ngộ và cứu mạng được nhiều người.

Ngoại trừ 2 điểm B môn tiếng Anh và toán, Xiao Mei – cháu gái bà Ng vẫn đạt điểm cao các môn khác. Nữ sinh con một này để lại lời nhắn cho bố mẹ:

“Mẹ, con xin lỗi vì đã làm mẹ thất vọng. Lẽ ra con phải làm tốt hơn”.

“Bố, con xin lỗi vì bố sẽ không có cơ hội dắt con vào nhà thờ”.

Trước khi thảm kịch xảy ra, bố mẹ Xiao Mei thường xuyên cãi nhau về chuyện học hành của cô bé. Xiao Mei là một học sinh toàn điểm A, cô đỗ vào một trường tốp đầu.

Mẹ Xiao Mei muốn con gái phải nổi bật, trong khi bố thì không muốn gây áp lực cho con. “Xiao Mei của tôi luôn bị ảnh hưởng khi bố mẹ cãi nhau về chuyện học hành của nó” – bà Ng cho hay.

“Con rể tôi rất buồn về chuyện con gái. Thằng bé thường nhờ tôi nói chuyện với con gái tôi, bảo nó đừng bắt Xiao Mei học hành quá vất vả nữa. Con rể nghĩ rằng nên để cho Xiao Mei tự phát triển, vì nó là một con bé ngoan”.

“Mỗi lần tôi cố gắng đề cập tới chuyện này với con gái, con bé đều nổi giận và bảo tôi đừng can thiệp vào cách nuôi dạy con của nó. Con bé thường so sánh Xiao Mei với con cái bạn bè nó và hỏi “Tại sao con nhà người ta làm được mà con lại không thể?”.

Mẹ Xiao Mei muốn con gái vào trường Y.

Một người bạn của gia đình – bà Lynn Wee, 45 tuổi, làm nội trợ, kể về chuyện bà và 3 người hàng xóm khác đã cố gắng để mắt tới mẹ của Xiao Mei sau tang lễ của cô bé.

Bà Wee nói: “Cô ấy vẫn giữ lập trường rất kiên quyết, thậm chí còn thừa nhận rằng cô ấy rất thất vọng về kết quả học tập của con bé”.

Nhưng mọi thứ bắt đầu sụp đổ trong những tuần sau đó – bà Ng kể. Một tháng sau cái chết của Xiao Mei, bố cô bỏ đi.

“Con gái tôi đau khổ. Tôi nghĩ rằng chuyện đó cũng khiến nó không thiết sống nữa. Khi Xiao Mei ra đi, tôi cũng mất luôn cả con gái. Nó tự tử 3 tháng sau” – bà kể.

Bà Ng nhớ lại cuộc trò chuyện với con gái một ngày trước khi cô tự tử.

“Con bé nói với tôi “Mẹ, lẽ ra con không nên gây áp lực cho Xiao Mei. Mẹ không làm thế khi chúng con còn nhỏ mà chúng con vẫn đều tốt đẹp đấy thôi””.

“Giá mà chúng tôi nhận ra Xiao Mei đang chịu áp lực, chúng tôi có thể nhờ chuyên gia tâm lý giúp đỡ, thì thảm kịch này sẽ không xảy ra” – bà Ng tiếc nuối.

Điều trị sớm giúp phục hồi

Một nam sinh 16 tuổi được đưa tới gặp bác sĩ tâm thần Thomas Lee trong tình trạng mất ngủ, tập trung kém, lười ăn và các triệu chứng khác của bệnh trầm cảm. Bố mẹ cậu ly dị từ khi cậu học tiểu học. Chuyện này khiến cậu đau buồn đến mức rơi vào trầm cảm.

“Cậu ấy hay tức giận và cảm thấy tiêu cực về mọi người và thế giới. Cậu nhen nhóm ý định tự tử. Thậm chí, cậu chìm đắm trong một diễn đàn của những người muốn tự tử” – bác sĩ Lee kể.

May mắn là gia đình cậu đã can thiệp kịp thời. Họ đưa con đi điều trị, vừa phải uống thuốc vừa phải điều trị tâm lý. Đến giờ đã là 2 năm và cậu đã có những cải thiện đáng kể.

“Chúng tôi dạy cậu những cách thích hợp để xử lý căng thẳng và kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực” – ông Lee nói.

Nhân viên tư vấn của trường cũng giúp đỡ trường hợp của Lee. Nhà trường cũng thông cảm và tạo điều kiện khi cậu nghỉ học.

“Trường hợp này cho thấy tầm quan trọng của sự can thiệp sớm của các chuyên gia cũng như sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường” – bác sĩ Lee khẳng định.

  • Nguyễn Thảo (Theo TNP)

Xem thêm: