Bí mật số 1: Tập trung vào website là cách bán hàng đắt khách
Bán sản phẩm trực tuyến cũng giống như bắt đầu bất cứ hoạt động kinh doanh nào.
Ở Việt Nam hiện nay, cách bán hàng trên mạng hiệu quả thường là bán trên nhiều kênh.
Có hàng trăm nghìn trang bán hàng online, nhưng chỉ có một số website nhất định, có uy tín sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Xây dựng một website bán hàng không hề tốn “trăm triệu” như nhiều người nghĩ. Bất cứ một ngành nghề nào cũng có thể lập website bán hàng: từ thiết kế website khách sạn, cho tới website thời trang, nhà hàng ăn uống, việc lập website khiến cho bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng hơn.
Ảnh minh họa. |
Sau khi có website, bạn cần cải thiện cách bán hàng online đắt khách bằng việc chạy quảng cáo. Vì bạn biết đấy, thu hút khách hàng truy cập vào website rất khó, nên thật đáng tiếc nếu khách hàng thoát trang và không để lại đơn hàng nào.
Thực tế, bạn chỉ có tối đa 10 giây để thu hút sự chú ý của họ khi lần đầu tiên họ ghé thăm trang web của bạn. Đừng đặt những trở ngại theo cách của họ hoặc làm cho khách hàng phải suy nghĩ xem có nên đăng nhập hay không. Ba nguyên tắc vàng là:
- Không buộc người truy cập đăng ký khi họ lần đầu tiên ghé thăm trang website của bạn. Luôn hiển thị nút home (điều hướng) ở đầu trang, thuận tiện, và không quá phức tạp để sử dụng.
- Không làm quá trình mua hàng lâu dài, họ có thể nhanh chóng mua và thanh toán càng nhanh càng tốt.
- Không yêu cầu đăng nhập thông tin khách hàng trước bước thanh toán.
Bí mật số 2: Chọn đúng thị trường ngách
Ảnh minh họa. |
Đam mê kinh doanh online là một chuyện, nhưng lựa chọn đúng sản phẩm và luôn đặt câu hỏi “tôi nên bán sản phẩm gì trực tuyến” là xuất phát điểm đầu tiên để có cách bán hàng online đắt khách. Bạn có thể bán sản phẩm kỹ thuật số, hàng hoá, dịch vụ.
Đó chính là cách bạn nhắm mục tiêu và quyết định xem mình sẽ bán sản phẩm trực tuyến nào. Có một điều đáng lưu ý là, các ngách nhỏ hơn, sự cạnh tranh ít hơn, bạn có nhiều cơ hội hơn để người mua tìm thấy bạn. Nhưng, thị trường ngách quá nhỏ, cũng có nghĩa là ít người mua tiềm năng. Vì vậy, bạn cần phải cân bằng mức độ cạnh tranh với quy mô của thị trường.
Với kinh doanh trực tuyến khoảng cách địa lý không hề khó khăn. Dù có cách bán hàng online đắt khách nào đi chăng nữa, sản phẩm cần tốt trước mới được.
Bí mật số 3: Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời
Vì mọi người mua hàng từ trang web, luôn có xu hướng tìm kiếm sự đảm bảo trước khi mua hàng. Chính vì thế, bên cạnh việc bán hàng nhắm tới lợi ích của bạn thì bạn cũng cần quan tâm đến lợi ích của khách hàng. Chẳng hạn như, nếu bạn bán hoa quả, đừng chỉ chăm chăm vào việc bán, hãy giới thiệu đến khách hàng cách làm nước ép ngon, hoặc cách bảo quản hoa quả. Cũng như hoa quả theo mùa như thế nào.
Đừng quên những feedback về sự hài lòng của những khách hàng trước đã từng giao dịch với cửa hàng. Thay vì việc bạn tự khen ngợi sản phẩm của mình.
Bí mật số 4: Chiến lược về giá
Ảnh minh họa. |
Trong kinh doanh online, không phải cứ áp dụng những chiến lược khủng thì bạn sẽ thu được kết quả tương ứng. Đôi khi chỉ cần những mẹo bán hàng online nhỏ về giá mà doanh thu của bạn đã tăng lên đáng kể.
- Nâng giá một lựa chọn
Tạo ra một số combo khuyến mại khác nhau. Trong số các gói này hãy tập trung làm nổi bật một combo sản phẩm chủ đích bạn muốn. Điều đó sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng vì họ nhìn thấy nó tối ưu hơn hẳn so với các combo khác.
- Số 9 kỳ diệu
Tới các siêu thị, cửa hàng hay các shop quần áo, bạn sẽ thấy rằng nhiều sản phẩm có giá kết thúc bằng con số 9. Hầu như ai cũng sẽ hiểu rằng không có gì khác biệt lớn về giá giữa một sản phẩm giá 60.000 và một sản phẩm giá 59.000. Tuy nhiên, việc ghi giá kết thúc bằng con số 9 đã giúp các shop có thể bán đắt hàng hơn 24% so với các sản phẩm có giá niêm yết tròn chục đặt cạnh.
- Ảo tưởng về sự sang trọng
Nếu bạn đi du lịch và nghỉ ngơi tại 1 khách sạn 5 sao thì liệu bạn sẽ sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho 1 chai bia được bán trong khách sạn mặc dù nó chỉ đáng giá 10K nếu bạn mưa ở siêu thị. Đương nhiên chai bia ở khách sạn sẽ luôn đắt hơn rất nhiều so với chai bia ở siêu thị dù nó chẳng khác gì về chất lượng.
Mẹo đó là bạn hãy đầu tư nội dung và hình ảnh cho website cũng như nên chú trọng vào bao bì sản phẩm trông có vẻ sang trọng và tạo cảm giác sản phẩm đắt tiền, bạn sẽ bán được giá cao hơn.
- Nghệ thuật tương phản giá
Ảnh minh họa. |
Nếu như bạn muốn bán một chiếc áo sơ mi với giá 600K, hãy để nó bên cạnh những mẫu áo sơ mi khác có giá 700K, 1,2 triệu. Lúc này khách hàng sẽ cảm thấy 600K cho một chiếc áo sơ mi là không quá đắt.
Bạn cũng có thể tận dụng phương pháp này khi sắp xếp các sản phẩm cùng loại trên website bán hàng. Bạn nên cho hiển thị sản phẩm từ giá cao đến thấp, xu hướng khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm ở tầm trung và những sản phẩm giá rẻ hơn cũng dễ bán hơn.
- Không thể tham chiếu
Khi bán một sản phẩm quen thuộc, bạn sẽ rất khó nâng giá cao hơn so với các cửa hàng khác, vì khách hàng có thể nhận dạng và tham chiếu giá của sản phẩm. Bạn có thể đổi tên sản phẩm, đồng thời thay đổi trải nghiệm mua hàng cho khách. Điều này sẽ khiến khách hàng không thể tham chiếu giá sản phẩm và họ dễ dàng chấp nhận mua hàng hơn.
- Hiệu ứng khách hàng với Quy luật 100
Bạn cần nhớ quy luật 100, phương pháp đang được rất nhiều cửa hàng bán lẻ, hay siêu thị điện máy áp dụng. Với các sản phẩm giá thấp (thông thường dưới 100K) thì nên để giảm giá khuyến mại dưới dạng % sẽ kích thích khách hàng hơn. Ví dụ một chiếc áo phông 100K, nếu để giảm giá 30% sẽ ấn tượng hơn là giảm 27K, trong khi bản chất chúng hoàn toàn không có gì khác biệt.
Với các sản phẩm giá cao (trên 1 triệu) thì nên để giảm giá dưới dạng số tiền sẽ ấn tượng hơn. Ví dụ bạn bán một chiếc máy giặt giá 15 triệu đồng, khi nói giảm giá là 3 triệu sẽ thu hút hơn hẳn là giảm 20%, dù rõ ràng 2 cách giảm giá này là hoàn toàn tương đương nhau.
- Hiển thị giá một phần
Ảnh minh họa. |
Nếu đã từng mua vé máy bay online thì chắc chắn bạn đã được “nếm thử” chiến lược giá rất “ngọt” này. Giá vé hiển thị rất rẻ nhưng khi bạn click vào đặt vé thì các chi phí như phí dịch vụ, thuế… mới hiện ra và những chi phí này có khi còn nhiều gấp đôi thậm chí gấp nhiều lần giá vé.
Tương tự khi đăng sản phẩm lên website, bạn nên hiển thị giá của sản phẩm, còn các chi phí như phí vận chuyển hay các loại phí khác chỉ nên được đưa ra ở trang thanh toán. Khi đã đến bước thanh toán khách hàng sẽ ít bỏ giỏ hàng vì đã mất thời gian lựa chọn đồ.
- Làm nổi bật mức giá lý tưởng
Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ và có một bảng giá với nhiều mức giá khác nhau thì bạn nên thiết kế mức giá lý tưởng sao cho nổi bật nhất khiến khách hàng chú ý ngay lần đầu. Bạn nên lựa chọn một mức giá không cần phải rẻ nhất nhưng hợp lý nhất và dễ chấp nhận nhất với đa số khách hàng.
- Tặng quà đính kèm
Nếu như bạn không thể cạnh tranh về giá với đối thủ mà vẫn muốn bán được nhiều hàng thì đây là một mẹo không thể bỏ qua. Ví dụ 2 cửa hàng điện tử cùng bán một sản phẩm tai nghe, 1 cửa hàng bán với giá 500K, cửa hàng bạn bán với giá 510.000 đồng nhưng khách hàng được tặng kèm một túi đựng tai nghe. Phần lớn mọi người đều khó cưỡng với những món quà hấp dẫn và hữu ích như vậy.
(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)