- 5 trường ĐH sư phạm kỹ thuật gồm ĐH SPKT Hưng Yên, ĐH SPKT Vinh, ĐH SPKT Vĩnh Long, ĐH SPKT Nam Định và ĐH SPKT TP.HCM đề xuất được trực thuộc Tổng cục dạy nghề  (Bộ LĐ- TB và XH).

Hội nghị 5 trường ĐH sư phạm kỹ thuật vừa được tổ chức tại TP.HCM nhằm tìm kiếm giải pháp đphối hợp đào tạo phát triển giáo viên, giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016 – 2020. 

Theo ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, từ năm ngoái, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã được thiết lập nhưng việc đào tạo giáo viên không mang tính hệ thống khi hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang bị chia cắt thành hai bên. 

{keywords}
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Trong 5 trường ĐH SPKT có 3 trường đã trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (ĐH SPKT Vinh, ĐH SPKT Vĩnh Long, ĐH SPKT Nam Định) còn hai trường trực thuộc Bộ GD-ĐT (ĐH SPKT Hưng Yên, ĐH SPKT TP.HCM). 

Trong khi đó, hai trường ĐH SPKT trực thuộc Bộ GD-ĐT cũng có sứ mệnh là cung cấp hàng ngàn giảng viên cho các trường CĐ - TC nghề. Nếu không nằm trong một hệ thống thì không thể điều phối được công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Vì vậy mong muốn 5 trường ĐH SPKT này là về một hệ thống để phát huy sức manh tập thể. 

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết hệ thống giáo dục nghề nghiệp có 998 trường TC -CĐ và gần 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp với lượng tuyển sinh hàng năm là 2,2 người. Hiện tại có 80.000 giáo viên được đào tạo các cấp trình độ khác nhau vì vậy nhiệm vụ của các trường phải nâng cao chất lượng giáo viên để nâng cao chất lượng các trường nghề, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Lê Huyền