Thói quen ăn uống thiếu khoa học và tùy tiện của bố mẹ có thể khiến con mắc phải chứng thừa cân, béo phì, kéo theo nguy cơ mắc rất nhiều các bệnh nguy hiểm khác cho trẻ sau này.

Cân bằng là chìa khóa trong việc giúp con bạn duy trì một trọng lượng hợp lý và khỏe mạnh. Trẻ em thừa cân và béo phì nên giảm tỷ lệ tăng cân về mức tăng trưởng và phát triển bình thường. Cân bằng năng lượng là giúp trẻ thích nghi và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.

Cung cấp cho con của bạn những bữa ăn dinh dưỡng với lượng calo thích hợp. Bạn có thể giúp con phát triển những thói quen ăn uống lành mạnh, điều độ bằng cách nấu những món ăn giàu dinh dưỡng hơn và giảm đồ ăn nhiều năng lượng.

1. Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh

Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra một công thức cho sự thành công như:

- Ăn nhiều rau, trái cây và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt.

- Sử dụng các loại sữa ít béo hoặc không béo hay những sản phẩm ít béo từ sữa.

- Chọn thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu lăng và các loại đậu đỗ để bổ sung chất đạm.

- Điều chỉnh các khẩu phần với lượng hợp lý.

- Khuyến khích con bạn uống nhiều nước.

- Hạn chế đồ uống có đường, natri và chất béo bão hòa.

2. Chế biến những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng hơn

Bạn chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong một số công thức nấu ăn yêu thích của mình. Ngoài ra bạn có thể thử một số món ăn có lợi cho sức khoẻ tim mạch và biến chúng thành những đồ ăn hợp khẩu vị của con bạn.

{keywords}

(Ảnh minh họa)

3. Tránh xa những cám dỗ của các món giàu calo

Hạn chế những món giàu chất béo và hàm lượng đường cao hay đồ ăn nhẹ chứa muối cũng có thể giúp bạn phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một loại thực phẩm dễ mua, ít chất béo và ít đường, cung cấp khoảng 100 calo hoặc ít hơn:

- Một quả táo cỡ trung bình

- Một quả chuối cỡ vừa

- 1 cốc việt quất tươi

- 1 cốc nho tươi

- 1 bát nhỏ gồm cà rốt, bông cải xanh hoặc ớt chuông với 2 thìa cà phê nước sốt thực vật.

4. Giúp con bạn hiểu được lợi ích của việc vận động cơ thể

Hãy đưa ra một vài ví dụ về những lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ của con như:

- Giúp xương chắc khẻ hơn

- Giảm các bệnh về huyết áp

- Giảm căng thẳng và lo âu

- Làm con tự tin hơn

- Hỗ trợ rất tốt trong việc kiểm soát cân nặng

5. Động viên và khích lệ trẻ duy trì việc vận động thường xuyên

Trẻ em nên tham gia các hoạt động thể chất ít nhất 60 phút hầu hết các ngày trong tuần hoặc hàng ngày nếu có thể. Bạn có thể “thiết kế” một lịch trình cho cả bạn và con để khuyến khích con cùng tham gia với bạn. Đây là một vài ví dụ để bạn tham khảo:

- Đi bộ nhanh

- Nhảy dây

- Chơi bóng đá

- Học nhảy hoặc khiêu vũ

- Chơi đuổi bắt

6. Giảm thời gian “ngồi một chỗ” của con

Mặc dù con của bạn cần thời gian yên tĩnh để đọc sách và làm bài tập về nhà nhưng bạn cần hạn chế thời gian trẻ ngồi trước màn xem tivi, video, internet hay chơi game, không được quá 2 tiếng mỗi ngày.

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo truyền hình không phù hợp cho các bé từ 2 tuổi trở xuống. Hãy khuyến khích con của bạn tìm đến những hoạt động vui chơi thú vị khác với những thành viên trong gia đình hoặc giúp con bạn khám phá các trò chơi đơn giản của bé.

Đạt được và duy trì một trọng lượng cơ thể thích hợp là rất quan trọng. Đó là lý do tại sao các gia đình cần tập trung vào những thay đổi nhỏ nhưng thường xuyên trong sinh hoạt ăn uống, điều này có thể đem lại kết quả tốt hơn so với việc thay đổi một loạt trong thời gian ngắn mà không thể duy trì lâu dài. Trong việc điều chỉnh chế độ cho trẻ em thừa cân, các yếu tố sẽ đem lại thành công của bạn là:

- Bố mẹ cùng “tham gia” vào “chương trình điều trị” dinh dưỡng cùng bé.

- Thay đổi chế độ ăn uống với những thực phẩm dinh dưỡng.

- Thường xuyện vận động và tăng cường các hoạt động thể chất.

Tầm quan trọng của việc duy trì những thay đổi lành mạnh cần được sự ủng hộ và tham gia của cả gia đình, đây là yếu tố quan trọng nhất để con bạn phát triển cân nặng phù hợp và khoẻ mạnh.

(Theo Trí Thức Trẻ)