Không chỉ là đặc sản địa phương, đây còn là nét văn hóa truyền thống thể hiện trong mỗi sản phẩm của người dân Việt.

Nếu bạn đã từng ghé vùng đất nắng gió Quảng An bạn chắc sẽ không thể quên chén bánh bèo thơm ngậy hay tới Huế để thưởng thức chiếc bánh bọt lọc thơm ngon với con tôm vàng ruộm bên trong.

Những chiếc bánh là đặc sản của vùng miền Việt Nam với giá bán chỉ bình dân nhưng được nhiều người yêu thích của thậm chí còn đi vào cả thơ ca, truyền miệng.

Cùng điểm danh ngay loạt bánh đặc sản của vùng miền có giá bán bình dân siêu rẻ nhưng "ăn một lần là nhớ mãi" để biết rằng đặc sản tại đất nước ta phong phú và đa dạng tới mức nào nhé.

1. Bánh bèo Quảng An

6 món bánh đặc sản ngon nức tiếng giá bình dân từ 1.000 đồng, bạn đã thử hết chưa? - Ảnh 1.

Bánh bèo là một món ăn được yêu thích của người dân miền Trung. Bánh có 3 phần chính là bột gạo, nhân, tôm xay nhuyễn.

Bánh được chấm với hỗn hợp nước mắm, pha với mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ.

Người dân miền Trung thường phân bánh bèo làm hai loại: Bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế.

- Bánh bèo Quảng Nam thường thì to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm.

- Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm chấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn.

Giá bán: 1 - 3.000 đồng/chén.

2. Bánh bột lọc của Huế

6 món bánh đặc sản ngon nức tiếng giá bình dân từ 1.000 đồng, bạn đã thử hết chưa? - Ảnh 2.

 

Bánh bột lọc là một trong những đặc sản của xứ Huế. Vỏ bánh được từ bằng bột sắn (khoai mỳ) lọc lấy tinh bột, sau đó luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh.

Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm và thịt heo.

Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy.

Miếng bánh trong suốt, vị dai ngon tinh tế khiến ai một lần thưởng thức cũng phải giơ ngón cái khen ngợi.

Giá bán: 2 - 3.000 đồng/cái.

3. Bánh hỏi mặt võng của Cần Thơ

6 món bánh đặc sản ngon nức tiếng giá bình dân từ 1.000 đồng, bạn đã thử hết chưa? - Ảnh 3.

Bánh hỏi là món ăn phổ biến khắp các tỉnh miền Trung, Nam và thường ăn kèm với heo quay hay thịt kim tiền.

Những ai khi đi ngang qua Cần Thơ hẳn sẽ không quên được món bánh hỏi mặt võng truyền thống làm nức tiếng đất Phong Điền.

Hình dạng của bánh được làm khá công phu và mất nhiều thời gian. Bánh có vị ngọt, mặn hòa quyện hài hòa từ bí quyết quấy bột, nêm gia vị và độ trong dai.

Từng sợi bánh hỏi mềm, dai trong được cuốn thành hình mặt võng bắt mắt xếp khéo léo trên chiếc lá chuối tươi xanh, phết thêm chút mỡ hành.

Giá bán: 20 - 50.000 đồng/đĩa.

4. Bánh mướt Nghệ An

6 món bánh đặc sản ngon nức tiếng giá bình dân từ 1.000 đồng, bạn đã thử hết chưa? - Ảnh 4.

 

Bánh mướt thường dài bằng ngón tay trỏ của người lớn, trắng mềm, không dính vòa nhau vào nhau vì đã được phết lớp hành phi vàng ruộm, dậy mùi thơm ngon.

Món bánh dân dã như chính tên gọi của nó là một đặc sản quê hương và niềm tự hào của người dân xứ Nghệ.

Nếu ăn đơn giản chỉ cần chấm cùng nước mắm pha chua ngọt, thêm vài lát ớt mỏng là đã ngon lắm rồi.

Còn cầu kỳ hơn thì người Nghệ An thường ăn bánh mướt với đủ thứ nước dùng nào bò hầm, xáo vịt, xáo gà, rồi lòng heo, giò lụa, thịt chó...

Giá bán: 50.000 đồng/đĩa/10 cái.

5. Bánh phồng nếp Bến Tre

6 món bánh đặc sản ngon nức tiếng giá bình dân từ 1.000 đồng, bạn đã thử hết chưa? - Ảnh 5.

Bánh phồng là loại bánh phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng.

Cái tên này xuất phát từ đặc thù hình dáng bánh vì khi nướng lên bánh sẽ phồng to, tròn trịa.

Bánh phồng nếp khá dễ làm, một người có thể tự làm bánh vào những lúc rảnh rỗi để ăn vặt cùng bạn bè.

Bánh sẽ được đặt giữa hai cái gắp tre rồi lật qua lật lại trên ngọn lửa rơm, nướng đến khi bánh nở to, mùi thơm xộc lên ngào ngạt là được. Mùi của nếp chín hòa cùng hương thơm béo của nước dừa khiến cho món bánh phồng lôi cuốn đến khó cưỡng.

Giá bán: 45.000 đồng/túi/50 cái.

6. Bánh khoải Lào Cai

6 món bánh đặc sản ngon nức tiếng giá bình dân từ 1.000 đồng, bạn đã thử hết chưa? - Ảnh 6.

Vị bánh khoải vừa dẻo, vừa dai, lại được chế biến từ gạo tẻ nên có thể dùng thường xuyên mà không gây ngán. Bánh khoải nóng có thể chấm với đậu xị, muối vừng hoặc chấm đường.

Bánh khoải có thể được bảo quản hàng tháng bằng cách ngâm nước, để tủ lạnh hoặc đặt trên gác bếp.

Hiện nay, bánh khoải còn được chế biến để bán cho thực khách với nhiều cách như để ăn lẩu, ăn kèm thắng cố, nấu như bánh trôi hoặc nướng, rán vàng…

Giá bán: 70.000 đồng/túi 1kg.

(Theo Phụ Nữ Việt Nam)